Soạn bài: Tây tiến

Tây Tiến có thể xem là bài thơ hay nhất của Quang Dũng và cũng là bài thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chông Pháp. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về binh đoàn Tây Tiến, về cảnh và người Tây Bắc vào những năm đầu của cuộc kháng chiến vô cùng thiếu thôn và gian khổ. Theo nhà thơ Trần Lê Vân, Tây Tiến là một đơn vị được thành lập từ đầu năm 1947, có nhiệm vụ phôi hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào - Việt và đánh tiêu hao lực lượng quân thực dân Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của binh đoàn này khá rộng: từ Châu Mai, Châu Mộc sang sầm Nứa rồi vòng về phía tây Thanh Hoá. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, lao động chân tay cũng lắm, tri thức cũng nhiều. Quang Dũng cũng là lính Tây Tiến. Ông từng là đại đội trưởng ở đây từ khi đơn vị mới được thành lập cho đến cuối năm 1948, sau khi đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ và được giải thể thì ông chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chẳng bao lâu, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Bài thơ được in lần đầu năm 1949. Đến năm 1957 thì được in lại với tên là Tây Tiến. Tây Tiến gồm ba đoạn thơ và bốn câu kết thúc:

1. Cảnh hiểm trở, hùng vĩ và dữ dội của núi rừng Tây Bắc (từ câu 1 đến câu 14)

Nhớ Tây Tiến, Quang Dũng nhớ lại con đường hành quân gian khổ vượt đốc trèo đèo dài ngày giữa núi rừng hiểm trở. Những cảnh trí hùng vĩ, hoang dã được khơi lên từ những địa danh lạ của vùng rừng núi Tây Bắc như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... Những hình ảnh lạ thường, những lời thơ nhiều thanh trắc đầy dáng nét tạo hình, thể hiện được nỗi nhọc nhằn, vất vả, hiểm nguy: "Sương lấp đoàn quân", "Dốc lèn kliúc khuỷu dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi trời", "Mưa xa khơi", "thác gầm thét", "cọp trêu người". Giữa khung cảnh oai linh của rừng thiêng, của mưa ngàn suối lũ và cái chết luôn luôn rình rập, đe dọa, các chiến sĩ Tây Tiến đã không chút ngần ngại. Các anh hăng hái xông pha với một tinh thần hào hứng, hăng say. Cuổì đoạn, hình ảnh đầy chất thơ, trong trẻo, tươi mát "cơm lên khói", "thơm nếp xôi" nhằm chuyển mạch thơ sang đoạn nốì tiếp.

2. Cái tài hoa, tình tứ của núi rừng Tây Bắc (từ câu 15 đến câu 22)

Nhớ Tây Tiến, nhà thơ cũng nhớ lại cảnh và người Tây Bắc đẹp, tài hoa, tình tứ trong những kỉ niệm vui vầy và hào hứng không thể nào quên. Đó là cảnh sinh hoạt vui tươi của một đêm "hội đuốc hoa" và một cuộc vượt thác với những hình ảnh lãng mạn, tuyệt đẹp. Đêm "hội đuốc hoa" bừng lên trong kí ức Quang Dũng rất tưng bừng với những "xiêm áo" rực rỡ, những điệu "khèn” của những chàng trai hoà quyện với những điệu múa "e ấp" của các cô sơn nữ xinh đẹp. Nhà thơ bộ đội trẻ đã có ý bông đùa, tinh nghịch khi gọi đêm liên hoan mừng công là "hội đuốc hoa", nghĩa là lễ cưới. Các sơn nữ cũng e ấp như các cô dâu mới trong lễ cưới. Khổ thơ vì vậy mà chan hoà màu sắc, âm thanh, tài hoa và tình tứ biết bao! Nếu đêm "hội đuốc hoa" là cái đẹp thì cuộc vượt thác sau đó là cái hùng. Giữa "Châi Mộc chiều sương", "lau" lách "bến bờ” cũng có linh hồn, là vẻ đẹp hiên ngai, hùng dũng của chàng trai, cô gái trên con thuyền "độc mộc" lao trên sóng nước hoang dã và nên thơ.

3. Hình ảnh người lính Tây Tiến (từ câu 23 đến câu 30)

Đoạn thơ này tập trung khấc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với một vẻ đẹp độc đáo đến kì dị, gây được một ấn tượng mãnh liệt. Các anh đã chiến đấu rất gian khổ và thiếu thôn "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc". Chính bệnh sốt rét dữ dội đã khiến tóc các anh rụng đi và da các anh cũng xanh xao: "Quân xanh màu lá". Phải hành quân dài ngày giữa rừng núi hoang vu, hiểm trở, các anh chịu nhiều mất mát hi sinh "Rải rác biên cương mồ viễn xứ". Tuy vậy, đó là một cuộc kháng chiến hết sức hào hùng vì tinh thần người lính Tây Tiến thật là mãnh liệt: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà Nội hào hoa, thanh lịch nên dù sông và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt như đã nói, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội với những phố cũ trường xưa thấm đẫm chất hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Đặc biệt là quan niệm về đời lính ra đi một đi không trở lại thể hiện tình cảm yêu nước nồng nàn sâu sắc của người lính Tây Tiến thật đáng cảm phục và hãnh diện biết bao!

4. Lòng quyết tâm thực hiện lí tưởng (bốn câu kết thúc)

Dù phải hi sinh, ngã xuống trên đường hành quân, Quang Dũng khẳng định, tinh thần các anh chiến sĩ Tây Tiến vẫn tiếp tục đi cùng đồng đội tiếp bước hành quân. "Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy. Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi" chính là như vậy. Bài thơ Tây Tiến kết thúc bằng lời thề quyết tâm chiến đấu ấy

GỢl Ý HỌC BÀI

Câu 1 Nhìn trên văn bản, bài thơ được chia làm bốn đoạn: 1. Khung cảnh chiến trường Tây Tiến với núi rừng hiểm trở, vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình. 2. Cảnh tài hoa, tình tứ của đêm liên hoan và cảnh sông nước Châu Mộc. 3. Chân dung người lính Tây Tiến. 4. Hồn vẫn không rời "Tây Tiến mùa xuân ấy". Cấu trúc nghệ thuật: Bài thơ là một nỗi nhớ. Nhớ về Tây Tiến, thi sĩ nhớ khung cảnh chiến trường xưa dữ dội, ác liệt nhưng lại rất đỗi thơ mộng, trữ tình với những chặng đường mình đã hành quân qua, rồi mới nhớ đến đồng đội cũ, người lính Tây Tiến xưa. Cũng có thể hiểu là thi sĩ nhớ đồng đội, nhớ chính mình xưa trước...Ở đây, Quang Dũng đã tạo ra một cái nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc để người lính xuất hiện với một tư thế xứng đáng, phù hợp với nó, một tâm hồn rất mực lãng mạn và tài hoa. Câu 2 Bức tranh 1 Hình ảnh dữ dội của núi rừng hiểm trở, hoang vu, đầy bí mật với núi cao, sông sâu, rừng dày, nhiều thú dữ, với thác gầm thét, với cọp trêu người. Bên cạnh đó là hình ảnh nhẹ nhàng, tươi mát của mái nhà ai tỏ mờ, thấp thoáng trong màn mưa mỏng ở lưng chừng núi, là một bản làng với "cơm lên khói", với "mùa em thơm nếp xôi". Cảnh thực, những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến ngày nào đã được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những người lính gốc Hà Nội và đã được thi sĩ thể hiện thật đặc sắc với nhiều thủ pháp nghệ thuật tài tình: đối lập, nhân hoá, cường điệu: - Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi - Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người (hoang dại, dữ dội) - Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (tươi mát, nhẹ nhàng) Súng ngửi trời, cọp trêu người... nhân hoá, cường điệu. Câu 3 Bức tranh 2 Cảnh tượng mĩ lệ, duyên dáng, đầy chất thơ, tươi mát, nhẹ nhàng được thể hiện bằng những nét mềm mại, tinh tế và tài hoa với hai cảnh: Cảnh đêm liên hoan quân dân nơi biên giới và cảnh sông nước Mộc Châu huyền ảo với hình ảnh uyển chuyển của một cô gái Thái xuôi thuyền độc mộc. Nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng lại nhớ đến cả hai bức tranh này, vì đó là hai nét làm nên một vẻ đẹp của khung cảnh chiến trường Tây Tiến gắn bó không rời với cuộc đời chiến sĩ của ông trong một thời kì vệ quốc ác liệt nhất. Câu 4 Phân tích chân dung người lính Tây Tiến. Đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến đã xuất hiện trong vẻ đẹp đầy bi tráng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Đó là những người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội lên đường đi đánh giặc, người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi chiến đấu giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc trọc đầu. Những gương mặt xanh xao vì đói khát, vì sốt rét ấy đã trở thành "dữ oai hùm" nhưng vẫn sang trọng ở những giác mơ lãng mạn, rạo rực, khao khát yêu đương của người thanh niên Hà thành thanh lịch "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Khi ra đi, họ hiên ngang lẫm liệt, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng "Chiến trường di chẳng tiếc đời xanh". Khi hi sinh dù không có đến cả manh chiếu che thân nhưng trong mắt thi sĩ, họ được khâm liệm trong những tâm "áo bào" và có cả tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã oai hùng đưa tiễn vong linh:

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

Chỉ với tám câu thơ, Quang Dũng đã chắt lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên một bức tượng đài bất tử, khái quát được gương mặt chung của cả đoàn binh, của một thời đánh giặc không thể nào quên. Câu 5 Bài thơ được khép lại bằng bốn câu thơ thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lí tưởng, thấm nhuần tinh thần một đi không trở lại của người lính Tây Tiến thời ấy:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Câu thơ cuối bài: Hồn về sầm Nứa, chẳng về xuôi thể hiện khía cạnh ấy. trong tư tưởng và tình cảm của cả đoàn quân Tây Tiến mùa xuân ấy.

LUYỆN TẬP

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ này là bút pháp lãng mạn, trái với Chính Hữu, đã dùng bút pháp tả thực trong bài thơ Đồng chí cùng thời. Bởi vậy, nói về cái áo của người lính, Chính Hữu viết "Áo anh rách vai" nhưng với Quang Dũng thì "Áo bào thay chiếu anh về đất"... - Bài thơ Tây Tiến được viết theo bút pháp lãng mạn. Bên cạnh khuynh hướng tô đậm những cái khác thường, nhà thơ lại sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập nhằm tác động mãnh liệt vào cảm quan người thưởng thức. Chính những cái khác thường, những cái đặc biệt ấy đã dễ dàng khêu gợi trí tưởng tượng, cảm hứng lãng mạn của người đọc để có sự đồng cảm sâu xa.

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

100 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

147 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

113 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members