Soạn bài Ôn tập phần làm văn
21 View
I. Những nội dung cần ôn tập
Câu 1.
Các kiểu văn bản đã họcKiểu văn bản | Khái niệm |
---|---|
Tự sự | Trình bày sự việc, diễn biến truyện có quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ… |
Thuyết minh | Trình bày cấu tạo, đặc điểm, nguồn gốc, thuộc tính, kết quả của sự vật, sự việc giúp người đọc có nhận thức đúng đắn về đối tượng |
Nghị luận | Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, cách đánh giá đối với các vấn đề xã hội, các quan điểm, lập luận |
Các văn bản khác (báo chí, hành chính, quảng cáo, bảng tin, tổng kết) | Các văn bản này có chức năng thông báo… |
Câu 2.
Các bước viết văn bản cần: - Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết - Tìm ý, chọn ý cho bài văn, lập dàn ý - Viết văn bản - Kiểm tra, chỉnh sửaCâu 3:
Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường - Nghị luận xã hội: một hiện tượng đời sống, một vấn đề tư tưởng đạo lý - Nghị luận văn học: bàn về một ý kiến văn học, nghị luận đoạn trích, tác phẩm văn xuôi *Giống: trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá… các vấn đề nghị luận, sử dụng thao tác lập luận *Khác: - Nghị luận xã hội cần người viết có vốn sống, hiểu biết thực tiễn, hiểu biết xã hội phong phú… Nghị luận văn học: nắm vững khái niệm, kiến thức văn học, khả năng lí giải vấn đề văn học, cảm thụ tác phẩm, hình tượng… Lập luận trong văn nghị luận - Gồm: luận điểm, luận cứ, thao tác, phương pháp lập luận - Luận điểm: tư tưởng cơ bản của bài văn nghị luận: luận cứ bao gồm lí lẽ dẫn chứng để giải thích, chứng minh luận điểm. Phương pháp lập luận: sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách khoa học, chặt chẽ - Các yêu cầu cơ bản: + Lí lẽ phải có cơ sở, dựa trên chân lí được thừa nhận - Lỗi thường gặp: sắp xếp lộn xộn luận điểm, lỗi chính tả, lỗi trình bày. Nêu luận cứ không xác thực, không có tính phổ biến, luận cứ không phù hợp với luận điểm. - Thao tác lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận + Lý lẽ dẫn chứng phải phục vụ đắc lực cho luận điểm - Bố cục bài văn nghị luận: Gồm ba phần: mở, thân , kết thống nhất với nhau + Mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc, người nghe vào nội dung cần lập luận + Thân bài: thành phần chính của lập luận, triển khai các luận điểm, vấn đề bằng cách thích hợp + Kết bài: chốt vấn đề, nêu khái quát, làm nổi bật, gợi liên tưởng sâu sắc, rộng hơn. - Diễn đạt + Chặt chẽ, thuyết phục cả về lý trí, tình cảm + Cách dùng từ, viết câu linh hoạt, giọng văn trang trọng, nghiêm túc + Sử dụng phép tu từ hợp lýII. Luyện tập
Bài 1 (trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 2)
- Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học - Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi? Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.Bài 2 (trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 2)
- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ Luận điểm cơ bản: Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt - Nói những điều tốt đẹp - Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm Nêu nghệ thuật của tác phẩm - Lập dàn ý: + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật ) + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả - Viết mở bài: Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả. - Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất nước là nơi ta hò hẹn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.Mục lục Soạn văn 12 cả năm
Mục lục Soạn văn lớp 12 Tập 1
Tuần 1
Tuần 3
Tuần 13
Tuần 17
Mục lục Soạn văn lớp 12 Tập 2
Tuần 20
Tuần 25
Tuần 28
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View