Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
18 View
I. Luyện tập trên lớp
Câu 1 (Trang 174 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Các thao tác lập luận đã học: - Chứng minh: dùng lí lẽ, dẫn chứng để người đọc, người nghe tin một vấn đề nào đó trong đời sống, trong văn học - Giải thích: dùng lí lẽ, dẫn chứng giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống và văn học - Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét và khái quát bản chất vấn đề. Chia vấn đề giúp tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo - So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật để tìm ra điểm giống và khác, từ đó nhận định rõ ràng đặc điểm, giá trị của sự vật, hiện tượng. Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan điểm, ý kiếnCâu 2 (trang 174 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Các thao tác được Hồ Chí Minh sử dụng: + Phân tích + Chứng minh + Bác bỏ + Bình luậnCâu 3 (trang 175 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Hướng dẫn xây dựng đề cương vấn đề văn hóa- tinh thần của con người Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận, xác định yêu cầu của đề về nội dung, vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vi tư liệu sử dụng… Bước 2: suy nghĩ, trình bày luận điểm trong phần thân bài của phần dàn ý + Lựa chọn các luận điểm chính, đặc sắc + Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để được sáng tỏ, sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc + Trong thao tác lập luận, thao tác đóng vai trò chủ đạo là phân tích, bởi phân tích sẽ mang lại cái nhìn cặn kẽ về các vấn đề. Bước ba: Diễn đạt các ý chuẩn bị thành chuỗi các câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau, thể hiện được phong cách ngôn ngữ chính luậnII. Luyện tập ở nhà
Bài 1 (trang 176 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Các tác phẩm nghị luận có sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau: - Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh - Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng Với các luận điểm chính: LĐ1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước LĐ2: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng Pháp bền bỉ LĐ3: Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian LĐ4: Khẳng định tầm vóc, sự vĩ đại trong nhân cách và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu - Tác giả vận dụng thuần thục các thao tác: phân tích, so sánh, chứng minh thuần thục, khiến bài viết xúc động, thuyết phụcBài 2 (trang 176 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Dàn ý bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học - Giới thiệu được tác phẩm mới đang được công chúng quan tâm - Tóm tắt được nội dung tác phẩm đó ( nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật) - Người đọc quan tâm tới vấn đề nào trong tác phẩm - Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc phản đối Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, phủ định sai lầm cần bác bỏMục lục Soạn văn 12 cả năm
Mục lục Soạn văn lớp 12 Tập 1
Tuần 1
Tuần 3
Tuần 13
Tuần 17
Mục lục Soạn văn lớp 12 Tập 2
Tuần 20
Tuần 25
Tuần 28
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View