Phân tích nhân vật Phùng trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
18 View
A/ Dàn ý chi tiết
a, Mở bài - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: + Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, của người nghệ sĩ. + Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm kết tinh những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. - Giới thiệu nhân vật Phùng : Tác phẩm cũng đưa ra những quan niệm của tác giả về trách nhiệm, vai trò của một người nghệ sĩ, điều này thể hiện qua hình tượng nhân vật nhiếp ảnh Phùng. b) Thân bài * Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp - Phùng là người say mê nghệ thuật, có trách nhiệm với công việc: sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn lùng một bức ảnh đẹp, loay hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý. - Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp: trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy, + Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp toàn bích. + Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức” => Không chỉ nhạy bén trước cái đẹp, Phùng còn có cả những suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện: cái đẹp thực sự phải có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. * Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người - Trước cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài, lúc đầu Phùng kinh ngạc tột độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”, nhưng sau đó đã vứt máy ảnh xuống chạy nhào tới. Khi chứng kiến thêm một lần nữa, Phùng đã can ngăn, rồi bị thương phải vào viện điều trị. - Sau câu nói của người đàn bà ở tòa án (xin không bỏ chồng), Phùng cảm thấy bức xúc, “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” nên đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lí cho chị ta. - Khi nghe câu chuyện của người đàn bà, trăn trở, ám ảnh day dứt trong lòng cho số phận những gia đình giống như gia đình Phác, anh xách máy ảnh đi lang thang. => Mặc dù chưa quen nghịch lí trong cuộc đời nhưng trong anh vẫn là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì lẽ công bằng. * Là nhân vật tự ý thức - Ban đầu, Phùng là người nghệ sĩ có thái độ dễ bằng lòng, nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”), không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời. - Phùng cảm thông cho số phận của người đàn bà hàng chài, cuộc đời và câu chuyện của chị ở tòa án đã giúp Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều, anh biết chấp nhận những điều nghịch lí ở đời. => Thông qua những cảm nhận của Phùng, nhà văn gửi đến người đọc những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật: cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng. c) Kết bài - Khái quát giá trị nghệ thuật: khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt,... - Trong tác phẩm, nhà văn đã tỏ ra cảm thông sâu sắc trước cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hàng chài, đồng thời ngợi ca và phát hiện những phẩm chất mạnh mẽ của chị, tố cáo hậu quả chiến tranh để lại. Trước khi chắp bút để triển khai dàn ý phân tích nhân vật Phùng trên đây thành bài văn hoàn chỉnh, các em có thể đọc tham khảo bài văn mẫu sau đây để mở rộng vốn từ ngữ cũng như cách trình bày.B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Mẫu 1
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn xuôi nổi tiếng của dân tộc Việt Nam 1945, mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện một quan điểm nhân sinh và có triết lí sống sâu sắc. Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" thông qua cái nhìn của nhiếp ảnh Phùng đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ và chứa đựng nhiều nghịch lý. Tình huống truyện thông qua cách nhìn nhận của nhân vật nhiếp ảnh gia Phùng. Phùng là một người nghệ sĩ có tâm có tài với nghề theo yêu cầu của cấp trên anh đi công tác vùng biển là chiến trường xưa của mình để chụp những bức ảnh làm lịch. Chính trong chuyến đi này nhân vật Phùng đã nhận thức được những điều mà trước đây anh chưa nhận thức được. Cảm xúc của nhân vật Phùng thể hiện thông qua cái nhìn của anh về số phận của người đàn bà và những con người lao động nơi đây, thể hiện một cái nhìn nhân văn sâu. Trước hết, nhân vật Phùng là người có một tâm hồn nghệ sĩ, sau buổi sáng anh đã chụp một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, thể hiện cảnh đắt trời cho, một tác phẩm nghệ thuật mà Phùng tìm kiếm đã lâu. Hình ảnh nắng ban mai, với chiếc thuyền in một nét mơ hồ, bầu trời sương mù trắng pha chút hồng hồng do mặt trời chiếu vào, thật sự là một bức ảnh tuyệt vời. Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng cảm nhận được bức tranh kia tựa danh họa thời cổ, rồi anh cũng cảm thấy niềm hạnh phúc ngập tràn, bối rối, trái tim như có một ai đó thắt chặt vào. Phùng thấy được cái khoảnh khắc trong tâm ngần của tâm hồn và cảm nhận được sự chân thiện mỹ của bức tranh toát ra. Anh thấy trong tâm hồn mình được thanh lọc, trở nên tinh khiết và trong trẻo vô cùng. Từ đó, anh nhận thức được rằng chính bản thân cái đẹp cũng là điều vô cùng nhân văn là đạo đức. Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng đã cho người đọc một quan niệm mới về cái đẹp. Đó chính là việc cái đẹp có thể thành lọc tâm hồn của một con người, hướng con người tới những điều hoàn mỹ, tốt đẹp hơn. Nhân vật Phùng không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ mà còn là người có tâm hồn vô cùng nhân văn, lương thiện và tốt bụng. Phùng đồng cảm với những số phận con người gặp bất hạnh trong cuộc sống, bởi trong con người anh có đức tính của một người chiến sĩ. Chính từ bức ảnh đẹp đẽ chiếc thuyền ngoài xa kia, Phùng đã bước ra và gặp một cặp vợ chồng bất hạnh. Một người đàn bà với nửa thân áo dưới ướt sũng do ngâm nước, đôi mắt thâm quần, trũng sâu vì thức đêm, thân hình của người đàn bà thô kệch vạm vỡ như những người đàn bà vùng biển khác. Một người đàn ông vô cùng dữ tợn luôn miệng chửi bới nhiếc móc vợ, anh ta còn dùng chiếc dây lưng của mình đánh vợ không thương tiếc. Một cuộc sống nhọc nhằn lam lũ xảy ra trước mắt Phùng. Sự cam chịu của người phụ nữ kia khiến Phùng cảm thấy vô cùng tò mò, và thương cảm vô cùng. Họ là những con người lao động, lam lũ nghèo khổ hiện thân của những người dân ven biển của làng chài này. Những cảnh tượng đau lòng cứ liên tục xảy ra trước mắt anh. Người chồng đạp vợ một cái vô cùng dã man rồi liên tục chửi bới những câu khó nghe"Chúng mày chết đi cho ông nhờ" nhưng, người đàn bà vẫn cam lòng chịu đòn không phản kháng lại, sự nhẫn nhịn chịu đựng đã thành thói quen ăn sâu vào trong tiềm thức, trái tim của người phụ nữ. Đứa con trai lớn của gia đình nhìn thấy bố đánh mẹ tàn nhẫn, có lẽ nó đã phải chứng kiến cảnh này nhiều lần rồi. Nó xông lên can ngăn bố thì bị bố cho ăn mấy cái tát. Một người chiến sĩ như Phùng đã nhìn thấy nhiều cảnh bom rơi, đạn nổ, nhiều sự hy sinh của các đồng đội mình. Nhưng hôm nay nhìn thấy cảnh tượng bạo hành trong chính người thân ruột thịt của một gia đình trong thời kỳ hòa bình lòng Phùng không khỏi se sắt, trào dâng những cảm xúc nghẹn ngào khó tả. Nhân vật Phùng là một con người vô cùng tân tiến và theo kịp với xu thế của thời đại anh cũng biết thay đổi mình với hoàn cảnh mới dù đã trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng anh không khư khư giữ lấy nó phải thay đổi mình cho phù hợp hoàn cảnh sống. Nhân vật Phùng đã rất vui mừng khi chụp được bức ảnh vô cùng quý giá, một bức tranh để đời tác phẩm trời cho nhưng khi chứng kiến hoàn cảnh của người đàn bà làng chài những con người sống trên chiếc thuyền đẹp đẽ kia Phùng nhận thức ra một điều còn quan trọng hơn, một triết lý mà toàn diện, mà nhân vật Phùng muốn gửi gắm tới tất cả người đọc. Đó là mọi việc cần phải nhìn nhận một cách toàn diện thấu đáo. Có những thứ bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại không phải như vậy, chỉ khi chúng ta tới gần với nó, chạm được vào bên trong mới cảm nhận hết được cái đẹp thật sự, cuộc sống thật sự của cái đẹp. Nghệ thuật là những thứ bắt nguồn và gắn liền với cuộc sống của con người. Nghệ thuật như vậy mới đích thực là nghệ thuật. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chính là đại diện góc nhìn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đây là nhân vật không thể thiếu bởi nó giúp cho người đọc đến gần với tác phẩm hơn.Mẫu 2
Trong thể loại văn xuôi viết về người dân Việt Nam trước năm 1945 có rất nhiều tác phẩm để đời. Với cuộc sống cùng cực dưới ách thống trị của bọn chúa đất ở miền núi, chúng ta có "Vợ chồng A Phủ", hay chủ nghĩa anh hùng đậm chất sử thi – "Rừng Xà nu"… Nhưng sau đó, năm 1986, xã hội có sự thay đổi, nước ta xóa bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường vì thế văn học cũng có bước chuyển mình. Đề tài thế sự và đạo đưc được các nhà văn xoáy sâu vào khai thác. Và "Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ ấy. Được coi là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất"( Nguyên Hồng), Nguyễn Minh Châu- cây bút tiên phong của văn học Việt nam thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác phẩm ấn tượng. Một trong những tác phẩm thành công của ông là "Chiếc thuyền ngòai xa". Truyện ngắn được sáng tác năm 1983 đến năm 1987 in trong truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế sự, tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới. truyện ngắn có một tình huống truyện hết sức độc đáo. Tình huống ấy được thể hiện qua nhãn quan của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhân vật này được coi là nhân vật thể hiện triết lý cũng như quan điểm của tác giả, là phương tiện để tác giả mang suy nghĩ của mình đưa đến cho người đọc. Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống nhận thức, một tình huống bất ngờ và đầy nghịch lý. Tình huống nhận thức này là được dành cho nhân vật Phùng. Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm xúc của nhân vật này qua những phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi con người này. Trước hết, anh là người có tâm hồn nghệ sĩ.Sau mấy buổi sáng "phục kích", anh đã chụp được "cảnh đắt trời cho". Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như "bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ". Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc"bối rối, tái tim như có gì đó bóp thắt vào". Anh thấy được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện-mĩ của cuộc đời. Anh cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận thức "bản thân cái đẹp là đạo đức". Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến cho người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến cái hoàn mĩ. Không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người tốt bụng, có lòng đồng cảm với mọi người, mang những đức tính của một người chiến sĩ. Điều này được thể hiện qua phát hiện thứ hai của anh. Từ chiếc thuyền đẹp như ngư phủ kia, bước ra một cặp vợ chồng: người đàn bà xấu xí mỏi mệt, người đàn ông thô kệch dữ dằn. Họ là những con người hiện thân cho sự lam lũ, nhọc nhằn, nghèo khó của người dân hàng chài. Sẽ không có gì nếu cảnh tượng nghiệt ngã này không xảy ra trước mắt anh. Người chồng đánh đạp vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi "mày chết đi cho ông nhờ", "chúng mày chết đi cho ông nhờ". Người vợ thì cam chịu trận đòn, không hề phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xông vào đánh lại bố thì bị ăn hai cái tát. Một cảnh bạo lực gia đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Mặc dù đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương trên chiến trường nhưng anh vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự việc này. Nó hoàn toàn trái ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Với anh- một người đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt qua thời kì khó khăn của chiến tranh, anh không thể để cảnh bạo hành này tiếp tục diễn ra. Anh đã nói chuyện này với chánh án Đẩu- bạn của anh. Anh mong muốn mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo khổ kia. Quả là một người chính nghĩa. Anh luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán tố giác những điều xấu, điều ác. Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh, không bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp được "cảnh đắt trời cho", anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới. Anh nhận thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện Triết lý mà Phùng nhận ra cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống. Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu. Anh vừa là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện truyện với nhau, thể hiện thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm. Là một người có tâm hồn chiến sĩ và nghệ sĩ, Phùng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người đọc.Mẫu 3
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn xuôi nổi tiếng của dân tộc Việt Nam 1945, mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện một quan điểm nhân sinh và có triết lý sống sâu sắc. Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" thông qua cái nhìn của nhiếp ảnh Phùng đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ và chứa đựng nhiều nghịch lý. Tình huống truyện thông qua cách nhìn nhận của nhân vật nhiếp ảnh gia Phùng. Phùng là một người nghệ sĩ có tâm có tài với nghề theo yêu cầu của cấp trên anh đi công tác vùng biển là chiến trường xưa của mình để chụp những bức ảnh làm lịch. Chính trong chuyến đi này nhân vật Phùng đã nhận thức được những điều mà trước đây anh chưa nhận thức được. Cảm xúc của nhân vật Phùng thể hiện thông qua cái nhìn của anh về số phận của người đàn bà và những con người lao động nơi đây, thể hiện một cái nhìn nhân văn sâu. Trước hết, nhân vật Phùng là người có một tâm hồn nghệ sĩ, sau buổi sáng anh đã chụp một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, thể hiện cảnh đắt trời cho, một tác phẩm nghệ thuật mà Phùng tìm kiếm đã lâu. Hình ảnh nắng ban mai, với chiếc thuyền in một nét mơ hồ, bầu trời sương mù trắng pha chút hồng hồng do mặt trời chiếu vào, thật sự là một bức ảnh tuyệt vời. Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng cảm nhận được bức tranh kia tựa danh họa thời cổ, rồi anh cũng cảm thấy niềm hạnh phúc ngập tràn, bối rối, trái tim như có một ai đó thắt chặt vào. Phùng thấy được cái khoảnh khắc trong tâm ngần của tâm hồn và cảm nhận được sự chân thiện mỹ của bức tranh toát ra. Anh thấy trong tâm hồn mình được thanh lọc, trở nên tinh khiết và trong trẻo vô cùng. Từ đó, anh nhận thức được rằng chính bản thân cái đẹp cũng là điều vô cùng nhân văn là đạo đức. Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng đã cho người đọc một quan niệm mới về cái đẹp. Đó chính là việc cái đẹp có thể thành lọc tâm hồn của một con người, hướng con người tới những điều hoàn mỹ, tốt đẹp hơn. Nhân vật Phùng không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ mà còn là người có tâm hồn vô cùng nhân văn, lương thiện và tốt bụng. Phùng đồng cảm với những số phận con người gặp bất hạnh trong cuộc sống, bởi trong con người anh có đức tính của một người chiến sĩ. Chính từ bức ảnh đẹp đẽ chiếc thuyền ngoài xa kia, Phùng đã bước ra và gặp một cặp vợ chồng bất hạnh. Một người đàn bà với nửa thân áo dưới ướt sũng do ngâm nước, đôi mắt thâm quần, trũng sâu vì thức đêm, thân hình của người đàn bà thô kệch vạm vỡ như những người đàn bà vùng biển khác. Một người đàn ông vô cùng dữ tợn luôn miệng chửi bới nhiếc móc vợ, anh ta còn dùng chiếc dây lưng của mình đánh vợ không thương tiếc. Một cuộc sống nhọc nhằn lam lũ xảy ra trước mắt Phùng. Sự cam chịu của người phụ nữ kia khiến Phùng cảm thấy vô cùng tò mò, và thương cảm vô cùng. Họ là những con người lao động, lam lũ nghèo khổ hiện thân của những người dân ven biển của làng chài này. Những cảnh tượng đau lòng cứ liên tục xảy ra trước mắt anh. Người chồng đạp vợ một cái vô cùng dã man rồi liên tục chửi bới những câu khó nghe"Chúng mày chết đi cho ông nhờ" nhưng, người đàn bà vẫn cam lòng chịu đòn không phản kháng lại, sự nhẫn nhịn chịu đựng đã thành thói quen ăn sâu vào trong tiềm thức, trái tim của người phụ nữ. Đứa con trai lớn của gia đình nhìn thấy bố đánh mẹ tàn nhẫn, có lẽ nó đã phải chứng kiến cảnh này nhiều lần rồi. Nó xông lên can ngăn bố thì bị bố cho ăn mấy cái tát. Một người chiến sĩ như Phùng đã nhìn thấy nhiều cảnh bom rơi, đạn nổ, nhiều sự hy sinh của các đồng đội mình. Nhưng hôm nay nhìn thấy cảnh tượng bạo hành trong chính người thân ruột thịt của một gia đình trong thời kỳ hòa bình lòng Phùng không khỏi se sắt, trào dâng những cảm xúc nghẹn ngào khó tả. Nhân vật Phùng là một con người vô cùng tân tiến và theo kịp với xu thế của thời đại anh cũng biết thay đổi mình với hoàn cảnh mới dù đã trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng anh không khư khư giữ lấy nó phải thay đổi mình cho phù hợp hoàn cảnh sống. Nhân vật Phùng đã rất vui mừng khi chụp được bức ảnh vô cùng quý giá, một bức tranh để đời tác phẩm trời cho nhưng khi chứng kiến hoàn cảnh của người đàn bà làng chài những con người sống trên chiếc thuyền đẹp đẽ kia Phùng nhận thức ra một điều còn quan trọng hơn, một triết lý mà toàn diện, mà nhân vật Phùng muốn gửi gắm tới tất cả người đọc. Đó là mọi việc cần phải nhìn nhận một cách toàn diện thấu đáo. Có những thứ bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại không phải như vậy, chỉ khi chúng ta tới gần với nó, chạm được vào bên trong mới cảm nhận hết được cái đẹp thật sự, cuộc sống thật sự của cái đẹp. Nghệ thuật là những thứ bắt nguồn và gắn liền với cuộc sống của con người. Nghệ thuật như vậy mới đích thực là nghệ thuật.Nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chính là đại diện góc nhìn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đây là nhân vật không thể thiếu bởi nó giúp cho người đọc đến gần với tác phẩm hơn.Mẫu 4
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn thường đưa những câu chuyện, trải nghiệm thực tế của bản thân vào những tác phẩm văn học của mình. Vì thế, những tác phẩm của ông thường mang đến cho người đọc những cảm giác rất gần gũi, thân quen và chân thật. Trong cuộc sống mưu sinh, bộn bề kiếm tìm hạnh phúc thực sự, ông đã viết nên tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nổi bật trong câu chuyện là hình tượng nhân vật Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn tôn thờ và tha thiết được sống cùng cái đẹp. Trong thời chiến tranh, người lính luôn là đề tài truyền biết bao cảm hứng dành cho các thi sĩ, nhà văn. Đối với Nguyễn Minh Châu, ông lấy cảm hứng để xây dựng nhân vật Phùng đã từng là một người lính, giờ là một phóng viên ảnh luôn khao khát cái đẹp. Mở đầu câu chuyện bằng một tình huống đầy bất ngờ. Theo chỉ thị của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại nơi đây, đã có biết bao cảm xúc tràn về, những kỉ niệm cùng cảnh đẹp của đất trời đã khiến cho tâm hồn anh bị choáng ngợp. Sau biết bao ngày suy nghĩ, kiếm tìm ý tưởng, đề tài, anh đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và hết sức vừa ý. Đôi mắt anh đã bắt gặp một khung cảnh tuyệt vời “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. … trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Anh cảm thấy tâm hồn mình trở nên mộng mơ, trong trẻo biết bao. Đã biết bao lâu rồi, anh không tìm được cái đẹp đến nhường nào. Thế nhưng, từ sau chiếc thuyền ngoài xa ấy, anh đã thấy một đôi vợ chồng hàng chài, lão đàn ông với dáng hình cộc cằn thẳng tay đánh vợ chỉ để giải tỏa nỗi thống khổ uất ức của mình. Một người đàn bà xấu xí, héo mòn được che chở bởi thằng con trai của bà - thằng Phác. Ngay lập tức, anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất và chạy nhào tới”. Cái đẹp của cảnh vật chẳng thể che mờ những mảng tối của cuộc sống. Vẻ đẹp của Phùng càng được tỏa sáng nhờ tấm lòng nhân hậu, đầy lòng trắc ẩn. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, ba ngày hôm sau Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Với tính cách của người lính, những người đã từng đổ biết bao công sức mồ hôi, máu và nước mắt để bảo vệ đất nước, mong cho nhân dân có được cuộc sống hạnh phúc ấm êm thì khung cảnh này thật đi ngược với những mong ước, mục tiêu của các anh. Chính vì thế, Phùng đã “nện cho hắn một trận ra trò”. Anh cũng bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, người đàn bà nghèo khổ kia đã một mực van xin cho người chồng kia rằng “quý tòa đừng bắt con phải bỏ nó”. Khi con người ta phải chịu tù đày áp bức, tưởng rằng tự do sẽ là điều họ khao khát nhất. Thế nhưng, sau khi nghe câu chuyện của bà, Phùng và độc giả mới có thể hiểu được những uẩn khúc, lý do của những mảnh đời ấy. Người đàn bà ấy luôn sẵn sàng chịu đựng khó khăn, đói nghèo vì chồng vì con. Với trách nhiệm là một người vợ, người mẹ đã truyền cho bà biết bao sức mạnh để đối diện với cuộc sống. Có những ngày “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chưa bao giờ bà tìm cách trốn chạy. Bà biết dù bà có rũ bỏ tất cả thì cũng không thể dứt bỏ được mối dây liện hệ với những đứa con của bà. Bạo lực gia đình luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, con người ta cứ phải luẩn quẩn trong vòng vây của những mối quan hệ gia đình mà chẳng có cách nào thoát khỏi nó. Những tổn thương mà người phụ nữ và những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng, được che lấp ẩn chứa sau cái đẹp mà Phùng đã nhìn thấy. Bỗng nhiên, anh ý thức được rằng: hạnh phúc vẫn luôn gắn liền với khổ đau, cái đẹp luôn tiềm ẩn cái ác, cái xấu. Sống trong hoàn cảnh khó khăn, cơm áo gạo tiền, con người ta vẫn luôn mưu cầu hạnh phúc. Biết bao dự định, giá như người ta muốn thực hiện. Giá như “tôi đẻ ít và chúng tôi sắm được cái thuyền rộng hơn” của người phụ nữ ấy, giá như người đàn ông ấy có đầy đủ điều kiện để nuôi vợ chăm con của lão, có khi nào lão không trở thành một người như vậy. Có hàng vạn hàng nghìn lý lẽ mà người ta đưa ra để lý do giải thích cho cuộc đời họ, khi pháp luật nghiêm minh bảo vệ họ thì vẫn chẳng đủ để thay đổi được cuộc đời mà họ đã lựa chọn. Tác giả đã cho nhân vật Phùng được can thiệp, giúp đỡ những con người ấy nhưng họ từ chối. Phải chăng, con đường đấu tranh cho nhân quyền và thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ còn trở ngại, gian nan hơn cả cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Những trăn trở, suy nghĩ trong lòng Phùng chắc hẳn cũng chính là những dòng cảm nghĩ chung cho cả dân tộc. Li hôn liệu có thể giải quyết được những hậu quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Biết bao khó khăn, bão tố ngoài biển khơi cũng chẳng thể nào so sánh được với những chơi vơi, sóng gió của cuộc đời. Chiếc thuyền ngoài xa qua lăng kính nghệ thuật của nhân vật Phùng, đã tô điểm nên cảnh đẹp của đất trời Việt Nam. Sâu xa trong những bức hình ảnh, những bi kịch, đắng cay vẫn đang ngày đêm diễn ra ở cuộc sống đời thường của những người lao động nghèo. Bằng tâm hồn của người lính, bằng lòng nhân hậu yêu trọng cái đẹp, hòa bình của người làm nghệ thuật, Phùng đã gắn kết những câu truyện, mảnh đời trong văn chương tới cuộc sống đời thực trở nên gần gũi, chân thật biết bao.Mẫu 5
Văn học hiện thực – lãng mạn 1930-1945 khá nổi bật với tuyến nhân vật tư tưởng Điền trong “Giăng sáng” hay Hộ trong “Đời thừa” của văn Nam Cao. Các nhân vật luôn có sự đấu tranh nội tâm để nhận thức và triết lí sống. Tôi khá bất ngờ khi một lần nữa bắt gặp tuyến nhân vật này trong văn học hiện đại thời kì Đổi mới. Đó là Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật Phùng mang nhiều ý nghĩa về quan niệm nghệ thuật và triết lí nhân sinh của nhà văn. Phùng là người nghệ sĩ tài năng, có lòng say mê với nghề và trách nhiệm với công việc của mình. Với nhiệm vụ của Trường phòng giao phó, Phùng quyết tâm chụp được những bức ảnh chất lượng nhất để hoàn thiện bộ lịch năm ấy. Sau nhiều ngày “phục kích” trên bãi biển cách Hà Nội 600km, Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tựa “cảnh đắt trời cho”, “tuyệt mĩ và toàn bích”. Chỉ một người nghệ sĩ tài năng và nhạy cảm trước cảnh đẹp mới có thể nhận ra bức tranh như thế, một “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”, “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng vào mặt bờ”… Phùng là người nghệ sĩ chân chính khi được khám phá và sáng tạo, khi được cảm nhận cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc đời. Phùng dường như được Nguyễn Minh Châu gắn cho sứ mệnh của người nghệ sĩ: phát hiện và mang lại cái đẹp đến với cuộc đời. Phùng là người nghệ sĩ có tấm lòng bao dung, không chấp nhận sự bất công nhưng lại có cái nhìn quá đơn giản về cuộc sống. Chứng kiến cảnh tượng người đàn bà bước ra từ con thuyền ngư phủ và bị chồng đánh, Phùng liền vứt chiếc máy ảnh xuống đất để nhào tới bênh vực người đàn bà. Phùng không chịu thờ ơ trước cái bất công, trước nỗi đau của người khác. Phùng còn đề nghị chị ly hôn để tự giải thoát hoàn cảnh bản thân. Khi nghe lời giãi bày của người đàn bà ở toà án huyện đặc biệt là lời van xin khẩn thiết, Phùng không thể hiểu được, Phùng không lí giải được. Chính điều này đã cho thấy Phùng là người có cái nhìn cuộc sống còn đơn giản, không hiểu được cái lí của con người phải sống cuộc đời trong vòng vây cái đói nghèo, không hiểu được tình thương đan cài với sự thù hận, giữa niềm vui với nỗi buồn. Phùng dường như dần vỡ lẽ: lòng tốt trong cuộc đời là thứ đáng quý nhưng chưa đủ, phải gắn nó với từng hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau. Nguyễn Minh Châu là nhà văn thường xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng tự nhận thức, nhân vật Phùng cũng thuộc tuyến nhân vật này. Phùng là người nghệ sĩ luôn có ý thức hoàn thiện nhân cách. “Xách máy đi lang thang đến tận khuya”, chi tiết này gián tiếp chứng tỏ nhận thức của Phùng đã thay đổi và anh ta để cho tâm hồn mình hòa vào một cảnh ít thi vị “trời bắt đầu nổi sóng”, “những mảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm”, “chiếc thuyền đang chống chọi với sóng giữa phá”… Người nghệ sĩ đã không còn chỉ tha thiết với thiên nhiên mỹ lệ mà còn biết hướng ống kính đến cuộc sống lam lũ, mưu sinh của con người, trăn trở với nỗi nhọc nhằn của cuộc sống cơ cực. Truyện kết thúc trong nỗi trăn trở của Phùng về hình ảnh người đàn bà cứ hiện ra sau mỗi lần anh nhìn bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa. “Mãi mãi về sau”, cụm từ này nhấn mạnh người nghệ sĩ sẽ phải mãi đau đáu về một kiếp nhân sinh. Tóm lại, thông qua nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu điển hình cho kiểu nhân vật tự nhận thức và mang thông điệp nhân đạo mới mẻ của nhà văn. Sau cùng, Phùng đã thay nhà văn tuyên ngôn: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, xuất phát và quay lại để phục vụ cuộc sống. Tuyên Ngôn Độc Lập- Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập năm 2022 (dàn ý - 3 mẫu)
- Phân tích giá trị lịch sử và văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập (dàn ý - 3 mẫu)
- Phân tích bài thơ Việt Bắc năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích 20 câu thơ đầu trong bài thơ Việt Bắc năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc năm 2021 (dàn ý - 4 mẫu)
- Tính dân tộc qua bài thơ Việt Bắc năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm năm 2021 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đất nước (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích bài thơ Sóng năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Cảm nhận hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng năm 2022 (dàn ý - 4 mẫu)
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng (dàn ý - 4 mẫu)
- Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lor-ca năm 2022 (dàn ý - 4 mẫu)
- Phân tích Người lái đò sông Đà năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hình tượng con sông Đà năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà năm 2022 (dàn ý - 4 mẫu)
- Phân tích phong cách nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà năm 2022 (dàn ý - 4 mẫu)
- Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Cảm nhận về hình tượng sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông (dàn ý - 5 mẫu)
- Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua Người lái đò sông đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích Vợ chồng A Phủ năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích tâm trạng, hành động nhân vật A Phủ năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích giá trị hiện thực trong truyện Vợ nhặt năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- So sánh nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài năm 2022 (dàn ý - 3 mẫu)
- Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện Rừng xà nu năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện Rừng xà nu (dàn ý - 5 mẫu)
- So sánh hình tượng nhân vật Việt và Tnu năm 2022 (dàn ý - 3 mẫu)
- Phân tích Những đứa con trong gia đình năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật Việt trong truyện Những đứa con trong gia đình (dàn ý - 5 mẫu)
- So sánh nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích nhân vật Phùng trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt năm 2022 (dàn ý - 5 mẫu)
- Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác Hàng Thịt năm 2022 (dàn ý - 3 mẫu)
- Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích năm 2022 (dàn ý - 4 mẫu)
- Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân năm 2022 (dàn ý - 3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt (dàn ý - 4 mẫu)
- Giá trị nhân văn cao cả trong vở kịch Hồn trương Ba, da hàng thịt năm 2022
Tổng hợp các bài văn hay xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 1 - Nghị luận xã hội- [Năm 2022] Tình thương là hạnh phúc của con người xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Quan điểm của em trước cuộc vận động nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc trong bài thơ Việt Bắc xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Phân tích câu thơ Cha mẹ thương nhau nhau bằng gừng cay muối mặn xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Phân tích và so sánh hình tượng đất nước qua 2 bài thơ Đất Nước xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh... lên khúc độc hành xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Ý kiến về quan niệm Văn chương có loại đáng thờ Có loại không đáng thờ xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Nghị luận về câu nói Phong cách chính là người xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông xem nhiều nhất
- [Năm 2022] Nghị luận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà em yêu thích xem nhiều nhất
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View