Lịch Sử Việt Nam Từ Năm 1919 Đến Năm 1945
708 View
Mã ID: 6230
Lịch Sử Việt Nam Từ Năm 1919 Đến Năm 1945. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Lịch Sử Việt Nam Từ Năm 1919 Đến Năm 1945. Tài liệu gồm 27 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Lịch Sử Việt Nam Từ Năm 1919 Đến Năm 1945. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Lịch Sử Việt Nam Từ Năm 1919 Đến Năm 1945. Tài liệu gồm 27 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Véc xai – Oasingtơn (Versailles - Washington.)
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế Cộng sản ra đời có tác động mạnh đến Việt Nam
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các cường quốc tư bản châu Âu gặp nhiều khó khăn, Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
* Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp:
- Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
+ Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)
+ Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ, đặc biệ là mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát...,
+ Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
+ Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.
+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
+ Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
2. Chính sách chính trị,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
(Giảm tải-Đọc thêm)
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.
a. Những chuyển biến mới về kinh tế:
- Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.
- Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.
- Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
b. Sự chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn