Chuyên đề Nhận xét bảng số liệu biểu đồ ôn thi tốt nghiệp THPT
314 View
Mã ID: 6140
Chuyên đề Nhận xét bảng số liệu biểu đồ ôn thi tốt nghiệp THPT. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Chuyên đề Nhận xét bảng số liệu biểu đồ ôn thi tốt nghiệp THPT. Tài liệu gồm 16 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Chuyên đề Nhận xét bảng số liệu biểu đồ ôn thi tốt nghiệp THPT. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Chuyên đề Nhận xét bảng số liệu biểu đồ ôn thi tốt nghiệp THPT. Tài liệu gồm 16 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I.1. CÁCH NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU
Trong học tập và thi tốt nghiệp THPT thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởi biết dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin Địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lí.
Nhận xét bảng số liệu ở mức độ thông hiểu chủ yếu yêu cầu học sinh so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết.
Hầu hết các bảng số liệu đều thể hiện các nội dung sau đây:
· Sự thay đổi của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng qua các năm.
· Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi tỉ lệ các thành phần bên trong của đối tượng qua các năm.
· Giá trị của đối tượng (tuyệt đối hay tương đối).
Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi nhận xét bảng số liệu, trước hết, học sinh cần xác định nội dung cần nhận xét. Học sinh cần đọc và xác định nội dung câu hỏi, gạch chân từ để hỏi quan trọng (từ khóa) để xác định nội dung cần nhận xét.
+ Trường hợp 1: trong bảng số liệu đã có số liêu về nội dung cần nhận xét, học sinh sẽ tiến hành nhận xét bảng số liệu theo yêu cầu câu hỏi.
Thông thường, học sinh sẽ gặp các câu hỏi yêu cầu nhận xét sự thay đổi các đối tượng theo thời gian (nhiều năm):
- Tăng: năm sau giá trị cao hơn năm trước
- Giảm: năm sau giá trị thấp hơn năm trước
- Tăng/ Giảm liên tục: giá trị các năm sau so với năm trước đều cao hơn/ thấp hơn.
- Tăng/ Giảm nhưng không ổn đinh: so sánh giá trị năm đầu và năm cuối để xem xu hướng chung là tăng/ giảm; sau đó mới xem các năm ở giữa, nếu không cùng xu hướng chung đó thì nhận xét là giá trị không ổn định
- Tăng/ giảm nhanh hay chậm: làm tính chia
- Tăng/ giảm nhiều hơn hay ít hơn: làm tính trừ
Các yêu cầu so sánh các đối tượng địa lí trong 1 năm, thông thường chỉ xem xét các đối tượng này nhiều hơn hay ít hơn
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Ôn tập phần đọc hiểu ngữ văn lớp 12
526 View