Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Lý thuyết Bài 6

I. Kiến thức cơ bản:

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân - Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. * Nội dung: - Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ - Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật. * Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người - Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội - Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp + Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng + Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được + Khi thấy ở người hoặc chổ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm - Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. * Ý nghĩa: - Đây là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người - Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật - Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân - Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …” - Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác * Nội dung: - Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Thứ hai: Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt điều xấu, tung tin, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người khác * Ý nghĩa: - Xác định địa vị pháp lý của công dân - Đề cao nhân tố con người c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. - Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định * Nội dung: - Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau: + Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án + Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh. * Ý nghĩa: - Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do - Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm e. Quyền tự do ngôn luận - Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước - Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. + Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng + Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước… + Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở * Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước - Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện , xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân b. Trách nhiệm của công dân - Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình - Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân - Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép - Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác

Câu 1 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12):

Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp? Trả lời: - Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lý cơ bản của Luật Hiến pháp, xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ của công dân ở mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp vì: + Hiến pháp là luật cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản luật khác đều được ban hành dựa trên Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. + Các quyền tự do cơ bản của công dân là những quyền quan trọng nhất, không thể tách rời đối với mỗi cá nhân. + Quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân, tạo điều kiện cho công dân được tôn trọng, bảo vệ và được phát triển toàn diện.

Câu 2 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12):

Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm. Trả lời: - Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an phường. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an phường ngay lập tức bắt giam anh X. Việc làm của công an phường là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Vì: + Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. + Trong trường hợp này, công an phường bắt anh X khi mới chỉ có lời khai từ phía ông A, là nghi ngờ không có căn cứ chứ không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, cũng không phải trường hợp bắt được quả tang anh X đang ăn trộm xe của anh A. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật và phải bị xử lí nghiêm minh.

Câu 3 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12):

Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao? Trả lời: - Không phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người. - Vì: + Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật. + Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 4 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12): 

Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ? Trả lời: 1. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Như vậy, không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người; Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật. 2. Ví dụ: + Hai bạn A và B chơi với nhau nhưng do có hiểu lầm nên đã cãi nhau dẫn đến xô xát. Do thiếu kiềm chế, A đã đẩy B làm B ngã và bị gẫy tay, buộc phải vào viện điều trị và để lại thương tật. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới thân thể, sức khỏe của B, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. + A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp. Hành vi của A đã xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân.

Câu 5 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12): 

Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trả lời: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 6 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12): 

Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Trả lời: Ví dụ: Năm 2014, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án hình sự số 158 về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" theo Điều 226 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Cty TNHH công nghệ Việt Hồng (trụ sở tại phố Tô Vĩnh Diện, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội). Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CA xác định, từ tháng 6.2013, Nguyễn Việt Hùng đã chỉ đạo Lê Thanh Lâm, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Ngọc Kiều, Lê Sỹ Phản xây dựng, phát triển, cung cấp phần mềm có chức năng giám sát điện thoại có tên gọi là Ptracker. Phần mềm này nếu được cài đặt vào điện thoại di động chạy ngầm trên hệ điều hành Android sẽ thực hiện các chức năng giám sát như đọc tin nhắn, nghe nội dung các cuộc trò chuyện, lấy danh bạ... Theo thống kê, kể từ khi cung cấp gói phần mềm trên, đã có 14.140 tài khoản từng sử dụng phần mềm Ptracker, trong đó số lượng tài khoản hiện vẫn còn lưu trong máy chủ của Cty Việt Hồng là 7.447 tài khoản. Cơ quan CA thấy trong vụ án của Cty Việt Hồng có 2 nhóm đối tượng, nhóm thứ nhất là nhóm có hành vi "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" - nhóm này đã có 4 đối tượng bị khởi tố. Nhóm thứ hai là các đối tượng đã thuê Cty Việt Hồng sử dụng phần mềm Ptracker để giám sát máy điện thoại và đời tư của người khác, có dấu hiệu phạm tội "Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác" theo Điều 125 Bộ luật Hình sự. Đối với nhóm tội phạm này, CATP đang nghiên cứu, xem xét để xử lý. Như vậy, công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và tất cả những trường hợp xâm phạm quyền trái với quy định của pháp luật đều sẽ bị xử lí nghiêm khắc.

Câu 7 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12):

Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào. Trả lời: - Thực hiện quyền tự do ngôn luận trong nhà trường, lớp học bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến trong giờ học, thảo luận tại lớp, phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp, đóng góp ý kiến với giáo viên, Ban Giám hiệu trường,... nhằm xây dựng trường học, môi trường giáo dục trở lên tốt hơn. Ngoài ra cũng có thể góp ý qua hòm thư góp ý của nhà trường. - Gửi bài đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề trong cuộc sống để ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu. - Đóng góp ý kiến khi được trưng cầu ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, những vấn đề mình quan tâm cho các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. - ....

Câu 8 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12): 

Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân Trả lời: - Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự,... trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước ddảm bảo cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định. - Thông qua pháp luật, Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân - Bộ luật hình sự đã có một số điều quy định trừng trị các tội xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của công dân, như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội vu khống; tội xâm phạm chỗ ở của công dân; tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; tội bức cung;... - Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,... các cấp từ Trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân. - Các cơ quan trên đây thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, có quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định theo nguyên tức tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra xem xét những biện pháp được áp dụng đã hợp pháp và cần thiết chưa; nếu xem xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa thì phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó.

Câu 9 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12):

Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng thôn đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi được thả thì cả hai người đều bị ốm.      Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao? Trả lời: - Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã bị coi là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. - Vì: + Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam + Bắt giam người nhưng không có quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. + Không cho phép tiếp xúc với gia đình, không cho người bị giam ăn, làm tổn hại tới sức khỏe của họ.

Câu 10 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12): 

Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.   Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: a. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt b. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội. c. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án. d. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. e. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. f. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật. g. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt. Trả lời: Đáp án: f và g

Câu 11 (trang 66 sgk Giáo dục công dân 12): 

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:   Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: a. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. b. Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm. d. Việc khám xét chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. e. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Trả lời: Đáp án: d và e

Câu 12 (trang 67 sgk Giáo dục công dân 12): 

Đánh dấu x vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây:
Stt Hành vi Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân(1) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe(2) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm(3) Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân(4) Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín(5)
1 Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác
2 Đánh người gây thương tích
3 Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy
4 Đi xe máy gây tai nạn cho người khác
5 Giam giữ người quá thời hạn quy định
6 Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người
7 Tự ý bóc thư của người khác
8 Nghe trộm điện thoại của người khác
Trả lời:
Stt Hành vi Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân(1) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe(2) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm(3) Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân(4) Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín(5)
1 Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác x
2 Đánh người gây thương tích x
3 Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy x
4 Đi xe máy gây tai nạn cho người khác x
5 Giam giữ người quá thời hạn quy định x
6 Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người x
7 Tự ý bóc thư của người khác x
8 Nghe trộm điện thoại của người khác x
9 Tự tiện khám chỗ ở của công dân x

Trắc nghiệm Bài 6

Câu 1: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Tuyên truyền thông tin nội bộ.     B. Giới thiệu sản phẩm đa cấp. C. Tiến hành vận động tranh cử.     D. Cấp cứu người bị điện giật.
Đáp án: D
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Lực lượng bưu chính viễn thông. C. Đội ngũ phóng viên báo chí. D. Nhân viên chuyển phát nhanh.
Đáp án: A
Câu 3: Cử tri kiến nghị với Đại biểu Quốc hội về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự chủ phán quyết.     B. Tự do ngôn luận. C. Quản lí cộng đồng.     D. Quản lí nhân sự.
Đáp án: B
Câu 4: Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh A, anh D và chị Q.     B. Ông B, anh D và chị Q. C. Anh A, ông B và anh D.     D. Anh A, anh D, ông B và chị Q.
Đáp án: A
Câu 5: Anh D trưởng công an xã nhận được tin báo ông C thường xuyên cho vay nặng lãi nên yêu cầu anh A giam giữ ông C tại trụ sở xã để điều tra. Trong hai ngày bị bắt giam, ông C nhiều lần lớn tiếng xúc phạm, gây gổ dọa đánh anh A. Ngay sau khi trốn thoát, ông C đã bắt cóc và bỏ đói con anh D nhiều ngày rồi tung tin anh A là thủ phạm. Ông C và anh D cùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Đáp án: D
Câu 6: Phát hiện A đang bẻ khóa để lấy trộm xe máy, công an viên B xông vào bắt giữ rồi đưa người và tang vật về trụ sở Công an phường. Vì A kháng cự quyết liệt, anh B đã buông lời nhục mạ và đánh gãy tay A. Trong trường hợp này, anh B không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về tính mạng. B. Được bảo hộ về nhân phẩm. C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Đáp án: D
Câu 7: Bạn D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây cùa công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản. B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Đáp án: C
Câu 8: Thương con gái mình là chị M bị chồng là anh K đánh trọng thương phải nhập viện điều trị một tháng, ông N nhờ anh T đến nhà dọa nạt con rể. Trong lúc hai bên tranh cãi, anh T đẩy anh K ngã gãy tay nên anh T bị ông P bố anh K áp giải đến cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Chị M, ông N và anh K.     C. Anh K và ông N. B. Anh K và ông P.     D. Chị M, ông N và ông P.
Đáp án: D
Câu 9: Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B đẩy anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói trong kho chứa đồ của anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh M và anh B.     B. Ông T, anh M và anh B. C. Anh M và ông T.     D. Anh B, ông T và anh K.
Đáp án: D
Câu 10: Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Bất khả xâm phạm về đời tư. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

110 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

158 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

121 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members