Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Lý thuyết  Bài 5

I. Kiến thức cơ bản:

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Bình đẳng về chính trị: + Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội + Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử + Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. + Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước. - Bình đẳng về kinh tế + Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc. + Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng. + Nhà nước ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đặc biệt ở các xã có ĐK KT khó khăn. - Bình đẳng về văn hóa, giáo dục + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp. + Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy. + Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập. c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc - Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ. b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật - Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. - Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Câu 1 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 12): 

Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Trả lời: - Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc: Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn. - Chính sách của nhà nước thể hiện bình đẳng tôn giáo: mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, không phân biệt đạo giáo hay đạo phật hay không theo đạo. Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người thiên chúa giáo tham gia vào hoạt đông của nhà nước như: quân đội, chính trị...

Câu 2 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 12): 

Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp? Trả lời: - Ở nước ta, giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, làm cho việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định. - Tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong quan hệ giữa các dân tộc. Nhà nước ta quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến kịp trình độ chung của đất nước.

Câu 3 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 12):

Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa? Trả lời: - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh phát triển bên vững đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". - Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc xây dựng đất nước phồn thịnh.

Câu 4 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 12): 

Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc. Trả lời: - Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội - Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương. - Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. - Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học - Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy,....

Câu 5 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 12):

Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này. Trả lời: - Bố chị H không đồng ý và ngăn cản cuộc hôn nhân của anh T và chị H vì lý do không cùng đạo là không đúng và vi phạm vào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. - Chị H và anh T nên giải thích cho bố chị H hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, việc ngăn cản anh chị kết hôn như vậy là trái pháp luật. Ngoài ra, anh chị cũng nên tìm hiểu thêm về các quy định, những trường hợp trước đó kết hôn khác đạo ở nơi mình sinh sống để ứng xử sao cho phù hợp, giúp bố chị H hiểu hai người yêu và chân thành muốn đến với nhau. Nếu vẫn không được, anh chị có thể nhờ đến sự hỗ trợ của tổ dân phố để tác động vào tư tưởng của bố chị H.

Câu 6 (trang 53 sgk Giáo dục công dân 12):

Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là: a. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào b. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. c. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. d. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó. Trả lời: Đáp án: b. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Trắc nghiệm Bài 5 

Câu 1: Một bộ phận dân cư của quốc gia được gọi là? A. Dân tộc. B. Cộng đồng. C. Quốc gia. D. Vùng, miền.
Đáp án: A
Câu 2: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ? A. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. B. Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. D. Quyền tự do dân chủ của công dân.
Đáp án: A
Câu 3: Bình đẳng giữa các dân tộc là …trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Trong dấu “…” là? A. Yếu tố quan trọng. B. Cơ sở quan trọng. C. Nguyên tắc. D. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu.
Đáp án: D
Câu 4: Công dân đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Đáp án: B
Câu 5: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện? A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Tham gia vào bộ máy nhà nước. C. Tham gia thảo luận, góp ý các vẫn đề chung của cả nước. D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 6: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa, giáo dục. D. Quốc phòng – an ninh.
Đáp án: C
Câu 7: Một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là? A. Tín ngưỡng. B. Mê tín. C. Tôn giáo. D. Phong tục tập quán.
Đáp án: C
Câu 8: Các địa điểm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là? A. Cơ sở tôn giáo. B. Địa điểm tôn giáo. C. Cơ sở tín ngưỡng. D. Địa điểm tín ngưỡng.
Đáp án: A
Câu 9: Ở nước ta hiện nay, đạo nào được nhiều người theo nhất? A. Đạo Phật. B. Đạo Cao đài. C. Đạo Kito. D. Đạo Thiên chúa.
Đáp án: A
Câu 10: Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được dựa trên? A. Tinh thần tôn trọng pháp luật. B. Phát huy giá trị văn hóa. C. Đạo đức, tôn giáo được Nhà nước đảm bảo. D. Cả A,B,C.

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

100 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

147 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

112 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members