Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
93 View
Lý thuyết Bài 45
I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
1. Phân bố năng lượng trên trái đất - Mặt trời cung cấp năng lượng cho sự sống trên trái đất nhưng phân bố không đồng đều. Năng lượng ánh sáng còn phụ thuộc vào thành phần tia sáng (sinh vật chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy cho quá trình quang hợp → tổng hợp chất hữu cơ)2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp. Sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường. II. HIỆU SUẤT SINH THÁI - Là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua quá trình hô hấp, tạo nhiệt …chỉ có khoảng 10 % năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao nhất.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 45 trang 202:
Hãy giải thích vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần. Lời giải: Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách: hô hấp, chất thải và các bộ phận rơi rụng.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 45 trang 202:
Quan sát hình 43.1 (hình lưới thức ăn trong bài 43) và cho biết: - Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó? - Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? Nêu vai trò của vi khuẩn và nấm trong việc truyền năng lượng ở hệ sinh thái đó. - Nêu tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái đó. Lời giải: - Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó: Cây rẻ, cây thông. - Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất. - Vai trò của vi khuẩn và nấm: là các sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ. - Con đường truyền năng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào hệ sinh thái thông qua hoạt động quang hợp của cây dẻ và cây thông, sau đó được truyền qua các sinh vật tiêu thụ (sóc, trăn, diều hâu, xén tóc, chim gõ kiến, thằn lằn) trong chuỗi thức ăn, chỉ có 10% năng lượng từ các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, 90% năng lượng mất đi do hoạt động hô hấp, chất thải, các bộ phận rơi rụng. Nhờ hoạt động phân giải của sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) năng lượng được trả lại cho môi trường.Bài 1 (trang 203 SGK Sinh học 12):
Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. Lời giải: Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái: Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo. Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh. Ví dụ, trong chăn nuôi người ta cung cấp thêm ánh sáng để thay đổi chu kì sinh học ép gà ăn nhiều, tăng khối lượng hay thắp sáng kích thích thời gian nở hoa thanh long sớm hơn…Bài 2 (trang 203 SGK Sinh học 12):
Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái? Lời giải: Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái: * Năng lượng tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng. * Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa…hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,… ) ở mỗi bậc dinh dưỡng.Bài 3 (trang 203 SGK Sinh học 12):
Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích. Lời giải: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài quá 6 mắt xích do: Năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng: - Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa… hoặc năng lượng mất qua rơi rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,..) ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Năng lượng truyền lên bậc cao hơn chỉ khoảng 10% không còn đủ duy trì một mắt xích.Bài 4 (trang 203 SGK Sinh học 12):
Hãy mô tả lại dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh hoạ trong hình 45.4 Hình 45.4. Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ Lời giải: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh học trong hình 45.4 SGK - Sinh vật quang hợp (phần lớn năng lượng tiêu hao qua hô hấp, rụng lá cây). - Động vật ăn thực vật (phần lớn năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,…). - Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (một phần năng lượng tiêu hoa qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân…). - Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài biết, thải qua phân…). - Ở tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như các sinh vật chết, lá cây rụng và phân,… sinh vật phân giải phân hủy thành các chất vô cơ.Bài 5 (trang 203 SGK Sinh học 12 ):
Hãy chọn phương án trả lời đúng: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết: a) Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật. b) Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã. c) Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã. d) Dòng năng lượng trong quần xã. Lời giải: Đáp án: d.Trắc nghiệm Bài 45
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?- Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
- Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
- Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
- Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
- Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
- Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
- Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
- Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
- qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
- do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
- qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
- do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
- Động vật ăn thịt
- SV sản xuất
- SV phân hủy
- Động vật ăn thực vật
- SV ở cuối chuỗi thức ăn
- SV sản xuất
- SV tiêu thụ
- Động vật ăn thực vật
- Vật chất được sử dụng nhiều lần, nhưng năng lượng đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
- Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
- Vật chất được luân chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác, nhưng năng lượng liên tục chảy trong hệ sinh thái.
- Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.
- Năng lượng được sử dụng nhiều lần, nhưng vật chất đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
- Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
- Vật chất được luân chuyển tuần hoàn đi vào, đi ra và quay trở lại hệ sinh thái, nhưng năng lượng không tuần hoàn mà luôn nhận từ ánh sáng mặt trời, không có sự tái tạo lại
- Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.
- 10000
- 1000
- 100
- 10
- 200 kg.
- 20kg
- 2kg
- đáp án khác.
- 9% và 10%.
- 12% và 10%
- 10% và 12%
- 12% và 9%.
- 0,57%
- 0,92%
- 0,0052%
- 45,5%
- 10% và 10%.
- 10% và 14,9%.
- 1% và 10%.
- 1% và 14,9%.
Các loài | I | A | F | R | p |
Ngô | 100 | 40 | 60 | 35 | 5 |
Châu chấu | 100 | 34 | 60 | 24 | 10 |
Gà | 100 | 90 | 10 | 88 | 2 |
- 0,02%
- 0,01%.
- 10%.
- 5%.
- 1
- 2
- 3
- 4
- Sản lượng sinh vật thực tế ở thực vật là 2,5. 103 kcal
- Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 20%
- Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là 2,5 . 104 kcal
- Hiệu suất sinh thái ờ sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 1%.
- Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp
- Trong sinh quyển, tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn
- Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
- Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp
- Những hệ sinh thái có sức sản xuất thấp nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là ở các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
- Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh cao do có sức sản xuất cao.
- Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
- Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô cộng với phần hô hấp của thực vật.
- năng lượng gió
- năng lượng điện
- năng lượng nhiệt
- năng lượng mặt trời
- Sinh vật sản xuất.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
- Sinh vật phân giải.
- quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
- quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
- quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
- quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
- vật chất được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn năng lượng được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
- năng lượng và vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
- năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
- năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
- càng giảm
- càng tăng
- không thay đổi
- tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
- Năng lượng ngày một tăng lên qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
- Năng lượng lúc tăng, lúc giảm khi lần lượt đi qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn
- Năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn bậc trước liền kề
- Năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liền kề gần như bằng nhau
- sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật
- động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
- động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
- sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
- sinh vật sản xuất
- động vật ăn động vật,
- động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
- Sinh vật tiêu thụ
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24622 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View