Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
58 View
Lý thuyết Bài 44
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ 1. Chu trình Cacbon - Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống. - Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và carbonat trong đá vôi. - Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả … 2. Chu trình Nito - N chiếm 79% thể tích khí quyển và là 1 khí trơ. - Thực vật hấp thụ N dưới dạng muối NH4+ (amôn), NO3- (nitrat), NO2- (nitrit). - Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học 3 Chu trình nước - Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật. - Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước. III. SINH QUYỂN - Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí ở Trái Đất. - Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét (địa quyển), lớp không khí cao 6-7km (khí quyển) và lớp nước đại dương sâu tới 10-11km (thuỷ quyển) - Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học (biom) lớn. Các khu sinh học được phân thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 195:
Theo chiều mũi tên trong sơ đồ hình 44.1, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa. Lời giải: - Sự trao đổi chất trong quần xã: Vật chất từ môi trường tự nhiên đi vào quần xã nhờ hoạt động của sinh vật sản xuất qua các sinh vật tiêu thụ tới sinh vật phân giải và trả lại cho môi trường. - Chu trình sinh địa hóa: Vật chất trong tự nhiên một phần đi vào quần xã, qua các bậc dinh dưỡng rồi được trả lại cho môi trường, một phần vật chất lắng đọng.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 196:
Qua hình 44.2 và kiến thức sinh học đã học, em hãy cho biết: - Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất? - Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao? Lời giải: - Những con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất: + Con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật: Quang hợp ở thực vật (CO2 trong không khí nhờ quá trình quang hợp ở thực vật tạo thành các chất hữu cơ). Các vật chất đó được trao đổi qua các bậc dinh dưỡng. + Con đường cacbon trở lại môi trường không khí và môi trường đất: Hô hấp ở động vật và thực vật, quá trình phân giải chất hữu cơ, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông,… của con người,…. - Không phải lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín vì một phần bị lắng đọng dưới dạng dầu lửa, than đá,…Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 197:
- Qua sơ đồ hình 44.3, em hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên. - Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất. Lời giải: - Sự trao đổi nitơ trong tự nhiên: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ dưới hai dạng NO3- và NH4+. Hai dạng nitơ trên được hình thành bằng các con đường vật lí (đạm tổng hợp trong khí quyển), hóa học (sản xuất đạm công nghiệp) và sinh học (cố định nitơ khí quyển nhờ vi sinh vật). Nitơ được sinh vật sản xuất hấp thụ đi qua các bậc dinh dưỡng rồi trả lại môi trường thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật trong đất. - Một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất: + Trồng xen canh cây họ đậu để bổ sung đạm từ hoạt động cố định nitơ của vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu. + Thường xuyên làm đất, đảm bảo thoáng khí để hạn chế đạm trong đất mất đi qua quá trình phản nitrat hóa. + Bón phân hữu cơ, xác sinh vật cho đất.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 199:
Quan sát hình 44.5, hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn. Lời giải: - Theo vĩ độ: từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, các khu sinh học phân bố lần lượt là: Rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc; rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải; rừng lá kim phương Bắc, đồng rêu hàn đới. Như vật ở vĩ độ 0 có rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc nhưng đến vĩ độ 90 thì chỉ có đồng rêu. → Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao sự phân bố các khu sinh học càng ít đa dạng. - Theo mức độ khô hạn thì sự phân bố của các khu sinh học càng ít đa dạng.Bài 1 (trang 200 SGK Sinh học 12):
Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất. Lời giải: Trình bày khái quát chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất: - Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất vô cơ (các nguyên tố C. H. O, N, S, P…) trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. - Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,… tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.Bài 2 (trang 200 SGK Sinh học 12):
Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ. Lời giải: Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. * Chu trình cacbon: - Cacbon tuần hoàn trong tự nhiên: Cacbon tồn tại chủ yếu dưới dạng khí cacbônic trong khí quyển và cacbonat trong đá vôi. Quang hợp là động lực cơ bản của chu trình cacbon, trong đó thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí quyển, tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon. Hợp chất cacbon trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi và chuỗi thức ăn. Hô hấp của các sinh vật (như hô hấp của thực vật, động vật và các sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất…) là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật thành khí cacbonic. Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,… đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí cacbonic. - Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng động trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa…Bài 3 (trang 200 SGK Sinh học 12):
Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế. Lời giải: * Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng: - CO2 thải ra bầu khí quyển qua quá trình hô hấp của động vật: qua phân giải xác hữu cơ của vi sinh vật (quá trình hô hấp đất); CO2 thải ra từ sản xuất công nghiệp, giao thông,…; ngoài ra còn do hoạt động tự nhiên của núi lửa. Các hoạt động trên làm tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển. - Thực vật hấp thụ một phần CO2 qua quang hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng CO2 của bầu khí quyển. Nếu thảm thực vật, nhất là thực vật rừng bị giảm sút quá nhiều sẽ dẫn tới mất cân bằng giữa lượng CO2 thải ra và CO2 được thực vật sử dụng, từ đó làm CO2 trong bầu khí quyển tăng lên. * Hậu quả của nồng độ CO2 tăng cao gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái Đất. * Cách hạn chế: Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và giao thông vận tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.Bài 4 (trang 200 SGK Sinh học 12):
Hãy nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng. Lời giải: Các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất, nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng: Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất, thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa làm tăng lượng đạm cho lúa, cung cấp cho đất các chế phẩm sinh học là các vi khuẩn cố định đạm,…Bài 5 (trang 200 SGK Sinh học 12):
Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục. Lời giải: * Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước: Sử dụng nguồn nước lãng phí làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm; thải các chất gây ô nhiễm nguồn nước; phá rừng làm tăng dòng chảy trên mặt đất gây lụt lội và xói mòn đất, hạn chế lượng nước ngầm xuống cách mạch nước ngầm, làm giảm lượng nước bốc hơi qua thoát hơi nước trên bề mặt lá,… * Có rất nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất như: - Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng sẽ góp phần hạn chế dòng chảy trên mặt đất, qua đó lượng nước ngầm xuống các mạch nước ngầm nâng cao hơn, đồng thời hạn chế nhiều tác hại như lũ quét, xói mòn đất. Cây xanh thoát hơi nước góp phần vào tuần hoàn nước của Trái Đất. - Bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm. - Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước.Bài 6 (trang 200 SGK Sinh học 12):
Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất. Lời giải: * Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét (thuộc địa quyển), lớp không khí cao 6 - 7 km (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km (thuộc thuỷ quyển). * Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học: - Khu sinh học trên cạn. Ví dụ: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên… - Khu sinh học nước ngọt. Ví dụ: đầm, hồ, ao, sông, suối… - Khu sinh học biển: Biển, vịnh…Trắc nghiệm Bài 44
Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi:- Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
- Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.
- Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau.
- Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau.
- Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.
- Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường
- C. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường
- Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường
- Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
- Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích
- Cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon monoxit (CO)
- Toàn bộ cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí
- 1, 2 và 3
- 2 và 3
- 2, 3 và 4
- 1, 2, 3 và 4.
- liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
- gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
- là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
- là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
- gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
- Chỉ liên quan tới một số nhóm loài của hệ sinh thái.
- là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
- chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
- 2
- 3
- 5
- 4
- Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2).
- Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-).
- Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+).
- Chuyển hóa NH4+ thành NO3-
- Chuyển hóa N2 thành NH4+
- Chuyển hóa NO3- thành NH4+
- Chuyển hóa NO2- thành NO3-
- Thực vật tự dưỡng.
- Động vật đa bào.
- Vi khuẩn cố định nitơ trong đất.
- Vi khuẩn phản nitrat hóa
- Cây bọ Lúa
- Cây thân ngầm như dong, riềng
- Cây họ Đậu
- Các loại cỏ dại
- giữa tảo và nấm sợi tạo địa y
- giữa rêu và cây lúa
- vi khuẩn sống trong dạ cỏ trâu bò
- giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu
- Vi khuẩn lam
- Vi khuẩn amoni
- Vi khuẩn nitrit hóa
- Vi khuẩn phản nitrat hóa
- Vi khuẩn phản nitrat hóa.
- Vi khuẩn nitrat hóa.
- Vi khuẩn nitrit hóa.
- Vi khuẩn amôn hóa.
- Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
- Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
- Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
- Vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu
- Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
- Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
- Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
- Cả A, B và C
- Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
- Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
- Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
- Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
- ngắt quãng giữa môi trường và sinh vật
- tạm thời giữa môi trường và sinh vật
- liên tục giữa môi trường và sinh vật
- theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
- 2 – 1 – 3.
- 3 – 2 – 1.
- 3 – 1 – 2.
- 1 – 2 – 3.
- Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
- Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ
- Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
- Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước
- Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
- Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
- Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
- Năng lượng trong hệ sinh thái.
- Năng lượng trong hệ sinh thái
- vật chất từ ngoài vào cơ thể.
- vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
- các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
- Quang hóa.
- Phân giải
- Hoại dưỡng
- Dị hóa
- Nước.
- Cacbon.
- Nitơ.
- Phôtpho.
- Hô hấp của động vật và thực vật
- Lắng đọng vật chất
- Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
- không có ở sa mạc
- là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
- là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái
- chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
- không có ở một số hệ sinh thái
- có liên quan hữu sinh của hệ sinh thái.
- là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái
- Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.
- Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
- Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.
- Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
- Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng ở đại dương lớn hơn ở lục địa.
- Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
- Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
- Tất cả nước được chứa trong các đại dương.
- duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
- duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
- duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
- duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
- năng lượng trong sinh quyển
- vật chất trong hệ sinh thái
- vật chất trong quần xã
- vật chất trong sinh quyển
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24733 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
623 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
583 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
556 View