Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
53 View
Lý thuyết Bài 43
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Chuỗi thức ăn - Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. - Có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật. Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → Ếch →Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải. + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải. Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải.2. Lưới thức ăn
- Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. - Quần xã càng đa dạng → lưới thức ăn càng phức tạp.3. Bậc dinh dưỡng
- Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng: + Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. + Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất. + Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1. + Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 … II. THÁP SINH THÁI 1. Định nghĩa - Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. 2. Phân loại - Có 3 loại tháp sinh thái: + Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. + Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. + Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 43 trang 193:
Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c,…. Trong hình 43.2. Lời giải: Các bậc dinh dưỡng của một quần xã sinh vật: (a): Bậc dinh dưỡng cấp 1. (b): Bậc dinh dưỡng cấp 2. (c): Bậc dinh dưỡng cấp 3. (d) Bậc dinh dưỡng cấp 4. (e) Bậc dinh dưỡng cấp 5.Bài 1 (trang 194 SGK Sinh học 12):
Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 chuỗi thức ăn. Lời giải: - Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. - Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung. Tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn. - Ví dụ về hai loại chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, sau đó đến động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật. Ví dụ, cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu. Chuỗi thức ăn mở đầu bBài 2 (trang 194 SGK Sinh học 12):
Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo. Lời giải: * Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ): - Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi - Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột - Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn - Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất * Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối): - Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức - Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá. - Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun - Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,… * Ví dụ về bậc dinh dưỡng quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa): - Sinh vật sản xuất: cây lúa - Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp, chuột - Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn - Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất ằng sinh vật phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt. Ví dụ, lá, cành cây khô, mục nát → mối → nhện → thằn lằn.Bài 3 (trang 194 SGK Sinh học 12):
Phân biệt ba loại tháp sinh thái. Lời giải: * Ba loại tháp sinh thái: - Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. * Mỗi loại tháp có ưu điểm và nhược điểm: - Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác. - Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp số lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau. Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Tháp năng lượng là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.Bài 4 (trang 194 SGK Sinh học 12):
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? a) Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn. b) Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. c) Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. d) Quan hệ giữa các loài trong quần xã. Lời giải: Đáp án: c.Trắc nghiệm Bài 43
Câu 1: Chuỗi thức ăn là ?- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau
- cùng nơi ở với nhau
- sinh sản với nhau
- cạnh tranh với nhau..
- dinh dưỡng với nhau
- Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
- Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
- Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
- Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
- Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.
- Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh
- Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng
- Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất
- 4
- 2
- 3
- 1
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất
- Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.
- Bậc 1
- Bậc 3
- Bậc 2
- Bậc 4
- SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
- SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
- SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
- SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
- Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1
- Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.
- Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.
- Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3
- 1
- 2
- 3
- 4
- 1
- 2
- 4
- 3
- Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
- Loài C tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
- Loài D tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
- Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn (với mắc xích đầu tiên là A và mắc xích cuối cùng là H).
- A →B → C → D.
- E → D → A → C.
- E → D → C → B.
- C → A → D → E.
- C → B → D → E.
- C → A → B → D.
- C → B → D.
- C → A → D → E.
- Mầm bệnh
- Loài chủ chốt.
- Động vật ăn cỏ.
- Sinh vật cộng sinh.
- Mầm bệnh
- Loài chủ chốt.
- Sinh vật sản xuất.
- Sinh vật cộng sinh.
- Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp
- Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.
- Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí
- Thực vật, nấm
- Châu chấu.
- Nhái.
- Gà.
- Cáo
- Bậc dinh dưỡng thứ 2
- Bậc dinh dưỡng thứ 4
- Bậc dinh dưỡng thứ nhất
- Bậc dinh dưỡng thứ 3
- Bậc dinh dưỡng thứ ba
- Bậc dinh dưỡng thứ tư.
- Bậc dinh dưỡng thứ năm.
- Bậc dinh dưỡng thứ hai.
- Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng
- Năng lượng tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng
- Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
- Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
- Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.
- Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mìn
- Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
- Thực vật → dê → người.
- Thực vật → người.
- Thực vật → động vật phù du→cá →người.
- Thực vật →cá →chim→trứng chim → người
- Vật dữ đầu bảng.
- Những động vật gần với vật dữ đầu bảng.
- Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn.
- Động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật sản xuất.
- Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
- Tảo đơn bào → cá → người.
- Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người
- Tảo đơn bào → giáp xác→ cá → người
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
- Sinh vật sản xuất.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
- Do dòng năng lượng chỉ được truyền một chiều trong hệ sinh thái .
- Do phần lớn năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Do trong chuỗi thức ăn có nhiều loài sinh vật tiêu thụ nên tiêu hao nhiều năng lượng.
- Do sinh vật sản xuất không đủ sinh khối cung cấp cho chuỗi thức ăn gồm quá nhiều mắt xích.
- Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh thường trong hệ sinh thái là rất thấp.
- Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.
- Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.
- Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.
- Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên.
- Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên.
- Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng.
- Sự tăng số lượng các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh.
- Tỷ lệ sâu chết tăng.
- Tỉ lệ chết của ngô tăng lên.
- Tỉ lệ chết của ngô giảm.
- Sâu phát tán bệnh chậm lại
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View