Bài 42: Hệ sinh thái
76 View
Lý thuyết Bài 42
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. - Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện. II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI 1. Thành phần vô sinh - Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…) - Các yếu tố thổ nhưỡng - Nước - Xác sinh vật trong môi trường 2. Thành phần hữu sinh - Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tuỳ theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm: + Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp) + Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật. + Nhóm sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm, một số động vật không xương (giun đất, sâu bọ); chúng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường. III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Các hệ sinh thái tự nhiên: - Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, savan đồng cỏ,thảo nguyên, rừng ôn đới,rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới lạnh. - Các hệ sinh thái dưới nước: + Hệ sinh thái nước mặn: ở ven biển,những vùng ngập mặn, vùng biển khơi + Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối). 2. Các hệ sinh thái nhân tạo - Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố …đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con ngườiTrả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 42 trang 187:
Quan sát hình 42.1, hãy cho biết các thành phần vô sinh và hữu sinh của một hệ sinh thái. Lời giải: Thành phần vô sinh và hữu sinh của một hệ sinh thái: - Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh): ánh sáng, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, gió,…), đất, nước, xác sinh vật. - Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật của quần xã: + Sinh vật sản xất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ. Sinh vật sản xuất gồm thực vật là chủ yếu và một số vi sinh vật tự dưỡng. + Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật. + Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (như giun đất, sâu bọ,…); chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 42 trang 189:
Hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái nhân tạo. Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái. Lời giải: - Ví dụ hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái đồng lúa. - Thành phần của hệ sinh thái: + Thành phần vô sinh: ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật. + Thành phần hữu sinh: lúa nước, côn trùng, ếch nhái, vi sinh vật, ốc, cá, giun,…. - Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái: + Bón phân hợp lí. + Tưới tiêu nước đầy đủ. + Diệt cỏ hại, sâu bệnh. + Xới đất, khử chua đồng ruộng.Bài 1 (trang 190 SGK Sinh học 12):
Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống? Lời giải: * Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. * Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình "đồng hoá"- tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị hoá" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.Bài 2 (trang 190 SGK Sinh học 12):
Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó. Lời giải: * Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái này gồm: - Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, độ ẩm, ánh sáng ... - Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây bụi, cây leo,… - Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,… - Sinh vật phân giải: Giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y * Ví dụ hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái đầm nước nông. Thành phần cấu trúc gồm: - Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, các chất lắng đọng, nhiệt độ, ánh sáng,… - Sinh vật sản xuất: Tảo, rong, bèo sen, cây cỏ, cây bụi mọc ven bờ - Sinh vật tiêu thụ: Cua, ốc, tôm, cá, ếch nhái, rắn, ba ba, chim… - Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vậtBài 3 (trang 190 SGK Sinh học 12):
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Lời giải: Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điểm giống và khác nhau: - Giống nhau: + Đều có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần chất vô sinh và thành phần chất hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. + Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. - Khác nhau: + Hệ sinh thái tự nhiên: có thành phần loài và kích thước rất đa dạng. + Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao…Bài 4 (trang 190 SGK Sinh học 12):
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? a) Hệ sinh thái biển. b) Hệ sinh thái thành phố. c) Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. d) Hệ sinh thái nông nghiệp. Lời giải: Đáp án: d.Trắc nghiệm Bài 42
Câu 1: Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?- Quần thể.
- Quần xã.
- Hệ sinh thái.
- Cá thể.
- bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
- bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
- bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
- bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
- 2
- 4
- 3
- 1
- 2
- 4
- 3
- 1
- Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
- Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
- Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn
- Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Thực vật, một số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
- Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
- Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
- Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
- 5
- 2
- 4
- 3
- 5
- 2
- 4
- 3
- Vùng nước khơi đại dương
- Hệ Cửa sông
- Đồng cỏ nhiệt đới
- Rừng lá kim phương Bắc
- Rừng ngập mặn ven biển
- Rừng nhiệt đới ẩm
- Đồng cỏ nhiệt đới
- Rừng lá kim phương Bắc
- Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm cả thực vật và vi sinh vật tự dưỡng
- Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước
- Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
- Các hệ sinh thái tự nhiên được dình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
- Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất chỉ có thực vật
- Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước
- Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
- Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên không bị biến đổi dưới tác động của con người.
- Không được con người bổ sung thêm nguồn năng lượng và vật chất.
- Không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
- Có thành phần loài ít, có năng suất sinh học cao.
- Có năng suất sinh học thấp hơn nhiều so với hệ sinh thái tự nhiên.
- số lượng loài nhiều, năng suất cao.
- độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.
- chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.
- số lượng loài ít, năng suất thấp.
- 1
- 4
- 3
- 2
- 1, 2.
- 2, 4.
- 3, 4.
- 2, 3.
- 4
- 3
- 1
- 2
- 4
- 3
- 1
- 2
- Hình thành do hoạt động của các quy luật tự nhiên
- Đa dạng sinh học thấp, chuỗi thức ăn ít bậc dinh dưỡng
- Có năng suất sinh học cao
- Sinh vật dễ bị dịch bệnh
- Hệ sinh thái thành phố
- Hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái biển
- Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
- (1), (2), (3), (4).
- (2), (3), (4), (6).
- (2), (4), (5), (6).
- (1), (3), (4), (5).
- Nuôi nhiều động vật để lấy phân bón.
- Cộng sinh giữa nấm sợi và tảo trong địa y.
- Cộng sinh giữa rêu và lúa
- Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đậu.
- sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
- sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
- sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
- sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
- Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
- Cây xanh và các nhóm vi sinh vật phân hủy.
- Nhân tố khí hậu.
- phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
- động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
- có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
- chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
- phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
- .động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
- có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
- chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
- hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
- hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
- hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
- hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
- hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo
- hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
- hệ sinh thái nước mặn, nước ngọt và nước lợ
- hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
- Đồng ruộng
- Ao nuôi cá
- Rừng trồng
- Cả ba hệ sinh thái trên
- Đồng ruộng
- Rừng nguyên sinh
- Rừng ngập mặn
- Cả ba hệ sinh thái trên
- có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
- có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
- điều kiện môi trường vô sinh
- tính ổn định của hệ sinh thái
- hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
- hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
- để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
- hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24764 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
626 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
584 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
560 View