Bài 41: Diễn thế sinh thái
64 View
Lý thuyết Bài 41
I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI 1. Diễn thế nguyên sinh Có 2 dạng trên cạn và dưới nước - Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật - Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong. - Giai đoạn hỗn hợp: Tiếp theo là các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau. - Giai đoạn đỉnh cực: Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định. 2. Diễn thế thứ sinh - Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống. - Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt. - Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. - Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định. III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI 1. Nguyên nhân bên ngoài - Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường, khí hậu, mưa bão, lũ lụt, núi lửa …gây chết hàng loạt sinh vật. 2. Nguyên nhân bên trong - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. - Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông …là nguyên nhân làm biến đổi quần xã sinh vật. IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI - Hiểu được qui luật phát triển của quần xã sinh vật. Dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã được thay thế trong tương lai từ đó có kế hoạch xây dựng, bảo vệ hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Chủ động có những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI
1. Diễn thế nguyên sinh Có 2 dạng trên cạn và dưới nước - Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật - Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong. - Giai đoạn hỗn hợp: Tiếp theo là các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau. - Giai đoạn đỉnh cực: Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định. 2. Diễn thế thứ sinh - Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống. - Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt. - Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. - Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI
1. Nguyên nhân bên ngoài - Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường, khí hậu, mưa bão, lũ lụt, núi lửa …gây chết hàng loạt sinh vật. 2. Nguyên nhân bên trong - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. - Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông …là nguyên nhân làm biến đổi quần xã sinh vật.IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI
- Hiểu được qui luật phát triển của quần xã sinh vật. Dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã được thay thế trong tương lai từ đó có kế hoạch xây dựng, bảo vệ hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Chủ động có những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 41 trang 182:
Trong ví dụ 2, song song với quá trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên của môi trường đã thay đổi như thế nào? Lời giải: Song song với quá trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên của môi trường cũng thay đổi tuần tự: Từ một đầm nước mới xây dựng biến đổi thành đầm nước có nhiều sinh vật sinh sống → Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn. Theo thời gian, các chất lắng đọng tích tụ ngày một nhiều xuống đáy đầm, làm cho đáy đầm bị nông dần → Đầm nước nông bị biến đổi thành vùng đất trũng → Vùng đất bằng phẳng, không còn nước.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 41 trang 184:
Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau: Lời giải: Bảng 41. Các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thếKiểu diễn thế | Các giai đoạn của diễn thế | Nguyên nhân của diễn thế | ||
---|---|---|---|---|
Giai đoạn khởi đầu (Giai đoạn tiên phong) | Giai đoạn giữa | Giai đoạn cuối (Giai đoạn đỉnh cực) | ||
Diễn thế nguyên sinh | Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. | Quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. | Hình thành quần xã ổn định tương đối | - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. - Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. |
Diễn thế thứ sinh | Khởi đầu ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống nhưng đã bị hủy diệt do khai thác quá mức hoặc những thay đổi của tự nhiên. | Một quần xã mới phục hồi từ quần xã hủy diệt. Các quần xã biến đối tuần tự, thay thế lẫn nhau. | Hình thành quần xã tương đối ổn định. Tuy nhiên trong thực tế thường gặp nhiều quẫn xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái. | - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. - Hoạt động khai thác tài nguyên của con người. - Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. |
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 41 trang 184:
Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, người ta thường sử dụng các biện pháp cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi để điều tiết lượng nước,…Em hãy nêu 2 ví dụ về việc thực hiện các biện pháp trên. Lời giải: Ví dụ: - Để tránh việc xây dựng đầm nước nuôi cá lâu ngày sẽ bị xói mòn trở thành vùng đất trũng…. người ta thường xuyên đào vét đầm nước đó. - Sau mỗi vụ thu hoạch nông sản cần bón phân hợp lí, cày xới, khử chua đồng ruộng,… để cải tạo đất sau mỗi vụ.Bài 1 (trang 185 SGK Sinh học 12):
Thế nào là diễn thế sinh thái? Lời giải: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.Bài 2 (trang 185 SGK Sinh học 12):
Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết. Lời giải: Ví dụ: Diễn thế sinh thái của một khu rừng. Một khu rừng đang xanh tốt bình thường, bị nhóm người du canh du cư đến tàn phá làm nương rẫy. Một thời gian sau, đất hết màu mỡ, trồng cây không năng suất, họ bỏ đi, để lại khu đất hoang. Sau đó, cỏ mọc dần và hình thành những trảng cỏ, tiếp là sự hình thành những cây bụi và những cây gỗ nhỏ. Sau một thời gian khá dài, rừng được hồi phục lại xuất hiện những cây gỗ lớn và nhiều tầng cây.Bài 3 (trang 185 SGK Sinh học 12):
Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó. Lời giải: Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó: * Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống. * Giai đoạn tiếp theo: - Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ. - Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi. - Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cây cỏ ưa bóng. - Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống. * Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây thân gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới.Bài 4 (trang 185 SGK Sinh học 12):
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hoạt động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? Lời giải: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả: - Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học. - Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu,… và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn,… - Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,… Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định. Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bào vệ môi trường của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.Trắc nghiệm Bài 41
Câu 1: Diễn thế sinh thái là- Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định
- Quá trình biến đổi nhảy cóc của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.
- Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong
- Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần xã không thay đổi qua thời gian
- quần thể qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.
- quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định
- quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong
- quần thể qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần thể không thay đổi qua thời gian.
- Sự cạnh tranh sinh học giữa các loài trong quần xã
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã
- Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
- Sự sinh sản của các loài trong quần xã
- Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.
- Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.
- Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.
- Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
- Sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, cháy rừng.
- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
- Hoạt động mạnh mẽ của loài đặc trưng.
- Loài đặc trưng
- Loài thứ yếu
- Loài chủ chốt
- Loài đặc hữu
- Loài đặc trưng
- Loài thứ yếu
- Loài chủ chốt
- Loài ưu thế
- Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn.
- Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.
- Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
- Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.
- 2
- 3
- 4
- 1
- Diễn thế nguyên sinh
- Diễn thế thứ sinh
- Diễn thế khôi phục
- Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục
- diễn thế tái sinh
- diễn thế nguyên sinh
- diễn thế thứ sinh
- diễn thế phân hủy
- Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết→cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế→Trảng cỏ.
- Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết →cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →rừng thưa cây gỗ nhỏ →cây gỗ nhỏ và cây bụi→ Trảng cỏ.
- Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ →cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →cây gỗ nhỏ và cây bụi →Trảng cỏ.
- Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết →rừng thưa cây gỗ nhỏ →cây gỗ nhỏ và cây bụi →cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →Trảng cỏ.
- B → A →C→ D.
- D →B → C→A
- C→B → D → A.
- B → D → A → C.
- Hình thành quần xã ổn định
- Luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực
- Thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái
- Phục hồi thành quần xã nguyên sinh
- quần xã bị suy thoái
- quần xã đỉnh cực
- quần xã ổn định
- Phục hồi thành quần xã nguyên sinh
- Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.
- Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.
- Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.
- Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.
- 2
- 3
- 1
- 4
- 2
- 4
- 3
- 1
- Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
- Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
- Có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người
- Sinh khối ngày càng giảm.
- Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
- Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
- Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.
- Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
- Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.
- Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.
- Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.
- (2)→(1)→(4)→(3).
- (3)→(4)→(2)→(1).
- (1)→(2)→(3)→(4).
- (1)→(3)→(4)→(2).
- C → D → B → A
- C → A → B → D.
- C → B → A → D
- C → D → A → B.
- 2
- 3
- 1
- 4
- (3) và (4)
- (1) và (4)
- (1) và (2)
- (2) và (3)
- Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm
- Hô hấp của quần xã giảm, tỷ lệ giữa sinh vật sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã dần tiến tới 1
- Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.
- Lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã ngày càng trở nên quan trọng
- Tính đa dạng về loài tăng.
- Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng,
- Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
- Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View