Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Lý thuyết Bài 4

I. Kiến thức cơ bản:

Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Bình đẳng giữa vợ và chồng: - Trong quan hệ nhân thân: + Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt + Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau. + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau..... - Trong quan hệ tài sản. + Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt... - Bình đẳng giữa cha mẹ và con + Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. +Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con + Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con. + Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên + Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. + Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ + Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. + Không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ - Bình đẳng giữa ông bà và cháu + Ông bà: Có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. + Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại). - Bình đẳng giữa anh chị em. + Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Một là nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình. - Hai là, nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.

2. Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động - Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao dộng, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động. - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. + Quyền lao động của công dân có nghĩa là công dân được sử dụng sức lao động của mình làm bất cứ việc gì, cho bất cứ người sử dụng sức lao động nào và bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. - Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động. + Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. + Khi kí kết hợp đồng lao động đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả hai bên, đặc biệt là đối với người lao động. + Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác , tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều cam kết + Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động đó là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xữ bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. - Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam + Pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với lao động nữ như: được hưởng chế độ thai sản, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.

3. Bình đẳng trong kinh doanh

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh - Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh - Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh - Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; …

Câu 1 (trang 42 sgk Giáo dục công dân 12): 

Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay? Trả lời: - Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. + Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. + Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng. + Ngoài ra, pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình (tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, cho, tặng riêng trong thời kì hôn nhân) - Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa: + Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. + Vừa phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, vừa khắc phục được tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình.

Câu 2 (trang 42 sgk GDCD 12): 

Theo em, việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không? Trả lời: - Việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng không mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng. Vì: - Là sự tôn trọng quyền sở hữu cá nhân của công dân nói chung và vợ chồng nói riêng, giúp tạo ra môi trường pháp lí đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng - Tôn trọng sự độc lập của vợ chồng trong việc tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác ngoài hôn nhân và gia đình. Đảm bảo sự tự do của vợ và chồng khi tham gia các giao dịch ngoài xã hội cũng như xác định rõ trách nhiệm, khả năng thanh toán của vợ hoặc chồng và bảo vệ quyền lợi của những người khác khi tham gia giao dịch. - Là căn cứ pháp lí để các cấp tòa án giải quyết thấu đáo, công bằng những vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng - Đồng thời khẳng định một cách nhất quán trong việc tiếp cận về bình đẳng giới xét cả về mặt lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận pháp luật trong đời sống.

Câu 3 (trang 42 sgk Giáo dục công dân 12):

Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây? Trả lời: - Gia đình truyền thống: + Tích cực: Chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, phong kiến ở VN đó là: kính trên nhường dưới, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu, kính trọng ông bà, anh em hòa thuận. + Tiêu cực: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia đình đề cao lòng chung thuỷ nhưng chấp nhận chế độ đa thê, đề cao con trưởng, gia đình lắm con nhiều cháu. - Gia đình ngày nay: + Tích cực: Vẫn coi trọng lòng chung thuỷ, đề cao lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Coi trong quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 4 (trang 42 sgk Giáo dục công dân 12): 

Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động? Trả lời: - Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động để tránh những vấn đề bất công có thể xảy ra trong lao động như: bị ép buộc lao động, không trả lương như đã nói, không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, kiện tụng,... - Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại cho người lao động và người sử dụng lao động những lợi ích hợp pháp như sau: + Đảm bảo tuyển đúng người làm đúng công việc, đúng thời gian quy định, điều kiện thỏa thuận... + Người lao động được hưởng tiền công phù hợp với công việc của mình, các điều kiện làm việc, bảo hộ lao động được hưởng, trách nhiệm với công việc...

Câu 5 (trang 42 sgk Giáo dục công dân 12): 

Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? Vì sao? Trả lời: Việc nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấy đến chức năng sinh đẻ và nuôi con không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động. - Vì: + Xuất phát từ những đặc điểm riêng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, hoặc xuất phát từ những đặc điểm của công việc, tính chất của ngành nghề, tính chất của doanh nghiệp mà ngoài những quy định ở phần chung, Bộ luật Lao động quy định về chế độ lao động áp dụng riêng cho một số đối tượng lao động nhất định. Việc quy định chế độ lao động áp dụng cho các đối tượng này không phải là đặc quyền đặc lợi mà xuất phát từ hoàn cảnh thực tế pháp luật cần phải bảo vệ những nhóm người đó. + Thứ nhất, xét về mặt kinh tế, việc quy định chế độ lao động với lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động nữ, lao động là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và các loại lao động khác là tạo điều kiện cho họ tham gia vào các quan hệ lao động, tận dụng mọi tiềm năng lao động của xã hội để sản xuất thêm của cải vật chất cho xã hội, góp phần giải phóng sức lao động. Quan trọng hơn cả là góp phần tăng thu nhập cho bản thân người lao động và gia đình họ trong điều kiện trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội còn hạn chế. + Thứ hai, xét về mặt xã hội, việc ban hành chế độ lao động đối với các đối tượng kể trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, góp phần làm cho họ hòa mình vào cộng đồng, có cơ hội đem hết sức mình làm việc, cải thiện đời sống bản thân, gia đình và xây dựng đất nước.

Câu 6 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 12):

Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội? Trả lời: - Người kinh doanh được bảo vệ quyền lợi chính đáng sẽ tự tin hơn, hăng say vui vẻ làm việc, phát triển mạnh mẽ hơn. - Kinh doanh phát triển thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu 7 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 12):

Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay. Trả lời: - Những doanh nhân Việt Nam thành đạt năm 2015 được vinh danh như bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air; bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam; bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank, Chủ tịch tập đoàn TH; ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai;.... - Trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay, sự bình đẳng giới đã được quan tâm và chú trọng. Mặc dù ở các vị trí lãnh đạo, thực tế số lượng phụ nữ vẫn ít hơn nhưng chúng ta đã chú ý tạo điều kiện để mọi đối tượng đều được tiếp cận cơ hội như nhau, chế độ lao động, tiền lương là như nhau. Nữ giới cũng đã được ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm. Nữ giới sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào hoạt động xây dựng, giám sát, đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh,... để tạo sự bình đẳng.

Câu 8 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 12): 

Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây. 8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. b. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. c. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. d. Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con. e. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái. g. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. 8.2. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là: a. Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe. b. Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình. c. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau. d. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình. e. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. 8.3. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện: a. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm. b. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. c. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. d. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần. e. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc. Trả lời: 8.1: Đáp án c và g 8.2: Đáp án c và e 8.3: Đáp án: b, e.

Câu 9 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 12): 

Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao?   Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không? Vì sao? Trả lời: - Hiểu bình đẳng trong kinh doanh là bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh là không đúng. Vì: + Bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. + Theo quy định cuả luật, công dân phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm pháp lý được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh tùy theo sở thích, khả năng phù hợp nhất với bản thân. - Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó. Vì: + Em đã đủ 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm pháp lý, đảm bảo được mọi điều kiện cơ bản để kinh doanh. + Em có sở thích, kĩ năng, vốn,... phù hợp và phải kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, không kinh doanh các mặt hàng bị cấm.

Trắc nghiệm Bài 4

Câu 1: Sau khi trúng xổ số 1 tỉ đồng, anh S đã lập tức hoàn thiện hồ sơ cho con gái học lớp 9 đi du học mặc dù vợ, con anh đều phản đối. Trong trường hợp này, anh S đã vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản.     B. Nhân thân.     C. Nhân sự.     D. Tài chính.
Đáp án: B
Câu 2: Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đằng ừong hôn nhân và gia đỉnh? A. Chị A, anh B và chị H.     B. Chị A và con rể. C. Chị A, anh B, con rể và chị H.     D. Chị A, anh B và con rể.
Đáp án: B
Câu 3: Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đĩnh chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Kinh doanh.     B. Giám hộ.     C. Tài sản.     D. Nhân thân.
Đáp án: C
Câu 4: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên s đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Chị K và bố con anh B.     B. Bà S và con trai anh B. C. Bà S và bố con anh B.     D. Anh B và chị K.
Đáp án: B
Câu 5: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lóp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Đối lập.     B. Nhân thân.     C. Tham vấn.     D. Tài sản.
Đáp án: D
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa A. người sử dụng lao động và đối tác. B. lao động nam và lao động nữ. C. lực lượng lao động và bên đại diện. D. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công.
Đáp án: B
Câu 7: Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động? A. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương. B. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể. C. Tự do đề đạt nguyện vọng. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
Đáp án: D
Câu 8: Anh C nghi ngờ vợ mình là chị B có quan hệ tình cảm với ông A giám đốc nơi vợ chồng anh cùng công tác nên xúc phạm hai người trong cuộc họp. Thấy chị B trốn khỏi cơ quan và bỏ đi biệt tích, anh D là anh rể chị B đánh anh C gãy tay. Trong thời gian anh C xin nghỉ phép mười ngày để điều trị, ông A đã sa thải anh C và tuyển dụng anh E vào vị trí này. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Anh D, ông A và anh C.     B. Chị B và ông A. C. Ông A, anh C và anh E.     D. Ông A và anh C.
Đáp án: B
Câu 9: Sau khi li hôn, anh A đồng ý nhận chị B vừa tốt nghiệp trung học phổ thông thay thế vị trí vợ cũ của mình trực tiếp bán hàng tại quầy thuốc tân dược mà anh đã được cấp giấy phép kinh doanh. Vì bị anh A ngăn cản việc mình gặp gỡ người yêu, chị B đã xin nghỉ làm và công khai việc cửa hàng của anh A thường xuyên bán thêm nhiều thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Hôn nhân và gia đình. B. Kinh doanh. C. Nhân phẩm và danh dự. D. Lao động.
Đáp án: B
Câu 10: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc nào? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. Cả A,B,C.

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

100 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

147 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

112 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members