Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
99 View
Lý thuyết Bài 39
I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ 1. Biến động theo chu kì - Là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Ví dụ: sự biến động số lượng mèo rừng Canada đúng theo chu kỳ biến động số lượng của thỏ 2. Biến động không theo chu kì - Là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh, hay do hoạt động khai thác quá mức của con người. II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐNG LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh - Trong các nhân tố sinh thái vô sinh thì khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật. - Các nhân tố vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể mà tác động trực tiếp lên sinh vật nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. b. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh - Sự cạnh tranh của các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản, độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể …có ảnh hưởng rất lớn đến biến động số lượng cá thể trong quần thể. - Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Quần thể sống trong 1 môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể ổn định: + Trong điều kiện môi trường thuận lợi: nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù, sức sinh sản của quần thể tăng àsố lượng cá thể tăng nhanh chóng. + Mật độ cá thể tăng cao, sau 1 thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội, ô nhiễm môi trường tăng …à cạnh tranh gay gắt à tử vong tăng, sức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng tăng caoà mật độ cá thể lại được điều chỉnh trở về mức ổn định. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể - Khả năng tự điều chỉnh số lượng khi số cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao - Là trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 39 trang 171:
Quan sát hình 39.1B và cho biết vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau. Lời giải: Số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau vì: thỏ là thức ăn của mèo rừng và mèo rừng là kẻ thù của thỏ. Thỏ là thức ăn của mèo rừng nên khi số lượng thỏ tăng thì nguồn thức ăn của mèo rừng nhiều → sinh sản tăng → số lượng mèo tăng và ngược lại.Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 39 trang 172:
Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kì và không theo chu kì (trong các ví dụ đã nêu ở phần I), theo gợi ý ở bảng 39: Lời giải: Bảng 39. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thểQuần thể | Nguyên nhân gây biến động quần thể |
---|---|
Cáo ở đồng rêu phương Bắc | Phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut |
Sâu hại mùa màng | Khí hậu ấm áp |
Cá cơm ở vùng biển Pêru | Dòng nước nóng chảy về theo chu kì. |
Chim cu gáy | Lượng thức ăn tăng nhanh vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,.. hằng năm. |
Quần thể bò sát và quần thể ếch nhái | Mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống thấp. |
Rừng tràm U Minh Thượng | Biến động do cháy rừng |
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 39 trang 174:
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể? Lấy ví dụ minh họa. Lời giải: Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. Trong số các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Sự thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp,… Ví dụ: Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên gây chết nhiều động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát,… Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể,,… có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trong quần thể. Ví dụ: Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài động vât ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,…thì khả năng sống sót của con non thụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú ăn thịt (hổ, báo,…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.Bài 1 (trang 174 SGK Sinh học 12):
Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? Lời giải: Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể: - Do những thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường (ví dụ các nhân tố sinh thái khí hậu, thổ nhưỡng,…). Trong đó, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ quá thấp thường gây chết nhiều động vật. - Do thay đổi của các nhân tố sinh thái trong quần thể (ví dụ nhân tố sinh thái cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt…).Bài 2 (trang 174 SGK Sinh học 12):
Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ, nhân tố không phụ thuộc mật độ? Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể? Lời giải: * Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể được gọi là nhân tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ. Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp… * Các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự cạnh tranh, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể… bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể được gọi là nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ. Các nhân tố hữu sinh ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non… và do đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.Bài 3 (trang 174 SGK Sinh học 12):
Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ. Lời giải: Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.Bài 4 (trang 174 SGK Sinh học 12):
Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng? Lời giải: * Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: - Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt…) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể… làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường. - Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,…cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể. * Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao về trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.Bài 5 (trang 174 SGK Sinh học 12):
Vì sao nói: trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng? Lời giải: Trong tự nhiên, quần thể luôn có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng phù hợp nguồn sống của môi trường. + Khi số lượng cá thể thấp mà điều kiện sống của môi trường thuận lợi (như nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp…) số cá thể mới sinh ra tăng lên. + Khi số lượng cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi dẫn đến cạnh tranh làm số cá thể bị chết tăng lên.Trắc nghiệm Bài 39
A/ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG
Câu 1: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?- Phân bố cá thể
- Kích thước của quần thể.
- Tăng trưởng của quần thể
- Biến động số lượng cá thể.
- (1),(2),
- (2),(3),(4)
- (1),(2),(4)
- (1),(2),(3)
- Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
- Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt.
- Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
- Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
- (1) và (3).
- (2) và (3).
- (1) và (4).
- (2) và (4)
- 3
- 6
- 4
- 5
- (1) và (3).
- (2) và (3).
- (1) và (4).
- (2) và (4)
- Khí hậu.
- Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.
- Lũ lụt.
- Nhiệt độ xuống quá thấp.
- Khí hậu.
- Nhiệt độ xuống quá thấp.
- Lũ lụt.
- Cả A, B và C
- 3
- 4
- 5
- 6
- không kiếm đủ ăn.
- sức sinh sản giảm.
- gen lặn có hại biểu hiện
- mất hiệu quả nhóm.
- Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
- Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
- Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể.
- Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể.
- ổ sinh thái của loài.
- giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.
- kích thước của môi trường sống.
- kích thước quần thể.
- Số lượng kẻ thù ăn thịt.
- Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn.
- Sự phát tán của các cá thể.
- Sức sinh sản và mức độ tử vong.
- Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
- Cạnh tranh giữa các cá thể động vật trong cùng một đàn không ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống của con non thấp.
- Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Xác định đúng lịch thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi khi thu hoạch đạt năng suất cao.
- Chủ động hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.
- Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.
- Cả A, B, C.
- Loài cá cơm- Biến động theo chu kì mùa
- Loài Rươi- Biến động theo chu kì tuần trăng
- Loài dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng
- Loài rùa biển- Biến động theo chu kì nhiều năm
- Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
- Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
- Biến động xảy ra do sự tác động của con người
- Cả A, B và C
- do sự tác động của con người
- do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
- do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
- do sự đột biến của quần thể.
- Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
- Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
- Biến động xảy ra do sự tác động của con người
- Cả A, B và C
- do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
- do sự tác động của con người
- do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
- do sự đột biến của quần thể.
- nhiệt độ.
- ánh sáng.
- độ ẩm.
- không khí.
- Ếch.
- Thỏ.
- Giun đất.
- Cá.
B/ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
Câu 1: Khi nào quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể?- Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao hoặ giảm xuống quá thấp
- Khi quần thể ở trạng thái cân bằng
- Khi có biến động di truyền
- Quần thể không thể điều chỉnh số lượng cá thể được
- Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao
- Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp
- Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp
- Quần thể không thể điều chỉnh số lượng cá thể được.
- Cạnh tranh
- Di cư
- Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh
- Tất cả các ý trên.
- sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
- sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
- sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
- tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể
- Có mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm
- Tự tỉa thưa
- Kích thước quần thể giảm
- Có mức tử vong giảm, còn mức sinh sản lại tăng
- Có mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm
- Mức tử vong và sinh sản đều giảm
- Mức tử vong và sinh sản đều tăng
- Có mức tử vong giảm, còn mức sinh sản lại tăng
- Tăng
- Giảm
- Không thay đổi
- Không xác định được.
- Kích thước quần thể tăng
- Mật độ quần thể tăng
- Kích thước quần thể giảm
- Sức sinh sản giảm. .
- Nhiệt độ
- Mật độ
- Mùa
- Không xác định được.
- Nhiệt độ tăng
- Độ ẩm tăng
- Mật độ tăng
- Không xác định được. .
- Cao hơn với sức chứa môi trường
- Thấp hơn với sức chứa môi trường
- Cân bằng
- Tùy loài.
- Cao
- Thấp
- Quần thể không điều chỉnh mật độ.
- Cân bằng
- Khống chế sinh học
- Trạng thái cân bằng của quần thể
- Cân bằng sinh học
- Biến động số lượng cá thể của quần thể
- sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
- sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
- sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
- sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
- sức sinh sản
- các yếu tố không phụ thuộc mật độ
- sức tăng trưởng của quần thể
- nguồn thức ăn từ môi trường
- mức sinh sản
- mức tử vong
- nguồn thức ăn từ môi trường
- sức lớn của cá thể
- mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
- môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
- mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
- mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể
- mật độ cá thể không thay đổi
- môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
- mật độ cá thể chệch ra khỏi vị trí cân bằng
- có thiên tai, lũ lụt
- Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
- Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
- Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
- Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
- Mật độ có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
- Mật độ có ảnh hưởng tới mức độ sinh sản của quần thể
- Mật độ có ảnh hưởng tới mức độ tử vong của cá thể
- Cả A, B và C
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24762 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
625 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
584 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
559 View