Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 38

I. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT - Là số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn và ngược lại. 1. Phân loại Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. - Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và diệt vong - Nguyên nhân do số lượng cá thể quá ít à sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm; khả năng sinh sản giảm; xảy ra giao phối cận huyết. - Kích thước tối đa: là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được. Nếu kích thước quá lớn xảy ra cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm, bệnh tật tăng cao à một số cá thể sẽ di cư ra khỏi quần thể.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật

a. Sức sinh sản của quần thể sinh vật - Là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong 1 đơn vị thời gian. Sức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ, số lứa đẻ của 1 cá thể cái, tỉ lệ đực cái trong quần thể. Khi thiếu thức ăn hay điều kiện sống không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản của quần thể. b. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật. - Là số lượng cá thể bị chết trong 1 khoảng thời gian. Mức độ tử vong phụ thuộc vào tuổi thọ trunh bình của sinh vật, điều kiện sống, lượng thức ăn, kẻ thù và sự khai thác của con người. c. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật. - Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể: + Xuất cư: là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở nơi khác. Xuất cư tăng cao khi nguồn sống cạn kiệt, điều kiện bất lợi. + Nhập cư: là hiện tượng 1 số cá thể ở ngoài quần thể chuyển sang sống trong quần thể. Nhập cư tăng cao khi điều kiện sống thuận lợi. III. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT IV. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI 1. Trên thế giới - Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao. 2. Ở Việt Nam Năm 1945: 18 triệu người; 2004: 82 triệu người (tăng gấp 4,5 lần) - Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút → ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. - Dân số tăng cao đòi hỏi nhiều lương thực,thực phẩm, việc làm, bệnh viện, trường học …; tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống bị ô nhiễm … → phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình: khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 → 2 con để nuôi dạy cho tốt.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 38 trang 168:

Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Lời giải: Về phương diện lí thuyết, nếu nguồn sống của môi trường rất dồi dào va hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J). Trong thực tế, tăng trưởng của quần thể thường bị giới hạn bởi nhiều nguyên nhân như: điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa,…

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 38 trang 169: 

Quan sát hình 38.4 và trả lời các câu hỏi sau: - Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào? - Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó? Lời giải: - Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Tăng mạnh nhất vào thời hiện đại. - Trong 200 năm qua, dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao chính là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, mức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao.

Bài 1 (trang 170 SGK Sinh học 12):

Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư. Lời giải: - Mức độ sinh sản: là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. - Mức độ tử vong: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian. - Xuất cư: là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. - Nhập cư: là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

Bài 2 (trang 170 SGK Sinh học 12):

Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào? Lời giải: - Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 yếu tố mức độ sinh sản (b), mức độ tử vong (d), xuất cư (e) và nhập cư (i) quan hệ với nhau: số cá thể mới sinh ra cộng với số cá thể nhập cư bằng với số cá thể tử vong cộng số cá thể xuất cư (b + i = d + e).

Bài 3 (trang 170 SGK Sinh học 12):

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào? Lời giải: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế: * Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J): Khi điều kiện môi trường không giới hạn (nguồn sống của môi trường dồi dào, không gian cư trú không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể là rất lớn) thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: luôn luôn tăng. * Tăng trưởng thực tế (đường cong tăng trưởng hình chữ S): Khi điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện sống không thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản, biến động số lượng…) thì quần thể tăng trưởng thực tế. Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.

Bài 4 (trang 170 SGK Sinh học 12 ): 

Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh hoạ. Lời giải: * Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng dân số: - Mức độ sinh sản: Sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia. Để phát triển dân số bền vững, cần có các biện pháp nhằm hạ mức độ sinh. - Mức độ tử vong: Mức độ tử vong là một yếu tố có tác động tới tỉ lệ tăng dân số. Nếu mức độ tử vong thấp và sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện biện pháp giảm mức độ sinh. - Xuất cư và nhập cư: Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một vùng, của một quốc gia có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy cần phân bố dân cư hợp lí đảm bảo sự cân giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế. * Ví dụ: Dân số ở Việt Nam tăng khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm dân số đã tăng 18 triệu (năm 1945) lên tới 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần.

Bài 5 (trang 170 SGK Sinh học 12): 

Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó? Lời giải: * Hậu quả của tăng dân số quá nhanh: Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ sở vật chất,…). * Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lí: - Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia. - Điều chỉnh cơ cấu dân số. - Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính. - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ…

Trắc nghiệm  Bài 38 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
  1. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
  2. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
  3. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
  4. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
Đáp án: Phát biểu sai là: D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể Điều này là sai. Khi mật độ tăng lên quá cao so với sức chứa, sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra nó còn tác động tiêu cực đến sự sinh sản như : nơi làm tổ, nguồn sống… dẫn đến tỉ lệ sinh sản giảm Đáp án cần chọn là: D Câu 2: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
  1. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
  2. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
  3. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
  4. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
Đáp án: Phát biểu không đúng là D Mật độ cá thể không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sống của môi trường Đáp án cần chọn là: D Câu 3: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. (2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. (3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. (4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
Đáp án: Phát biểu sai là (3) Kích thước của quần thể ( tính theo số lượng cá thể) tỷ lệ nghịch với kích thước cá thể. VD các sinh vật có kích thước lớn thì số lượng cá thể trong quần thể  thấp. Vậy có 3 ý đúng. Đáp án cần chọn là: C Câu 4: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
  1. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
  2. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  3. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
  4. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.
Đáp án: Phát biểu không đúng là: A Do kích thước quần thể là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) trong quần thể đó chứ không phải khoảng không gian. Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.
  1. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2
  2. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2
  3. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
  4. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2
Đáp án: Kích thước của các quần thể là: 1) 800×34 = 27200 cá thể 2) 2150×12 = 25800 cá thể 3) 835×33 = 27555 cá thể. 4) 3050×9 = 27450 cá thể Vậy quần thể có kích thước lớn nhất là quần thể  C Đáp án cần chọn là: C Câu 6: Các quần thể của cùng 1 loài có mật độ và diện tích môi trường sống tương ứng như sau: Sắp xếp các quần thể trên theo kích thước tăng dần từ thấp đến cao là :
  1. IV→ III→II→I
  2. IV→II→ I→ III
  3. IV→II→III→ I
  4. IV→I→III→ II
Đáp án: Kích thước của các quần thể là: I : 2987×12 = 35844 II: 3475 × 8 = 27800 III: 3573 × 9 = 32157 IV: 3500 ×7 = 24500 Vậy thứ tự sắp xếp tăng dần của kích thước quần thể là: IV→II→III→I Đáp án cần chọn là: C Câu 7: Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào
  1. Sức sinh sản
  2. Mức độ tử vong.
  3. Cá thể nhập cư và xuất cư.
  4. Tỷ lệ đực/cái
Đáp án: Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào tỷ lệ đực cái Đáp án cần chọn là: D Câu 8: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất ?
  1. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
  2. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
  3. Số lượng con non của một lứa đẻ
  4. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
Đáp án: Yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến mức độ sinh sản của quần thể là điều  kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu. Đây được coi là điều kiện quan trọng nhất vì quần thể cần sinh tồn, có điều kiện thích hợp để tạo nên thế hệ tiếp theo. Khi thức ăn đầy đủ , điều kiện sống thuận lợi thì mức sinh sản tăng , thiếu thức ăn nơi ở không tốt thì mức sinh sản thấp Đáp án cần chọn là: A Câu 9: Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
  1. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
  2. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ
  3. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường
  4. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người
Đáp án: Phát biểu sai là: Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ vì mức sinh sản của quần thể còn phụ thuộc vào:tỷ lệ đực cái của quần thể, tuổi của các cá thể trong quần thể; các yếu tố môi trường tác động (có lợi và có hại) và phụ thuộc vào nguồn thức ăn và kẻ thù đối địch Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?
  1. Tăng khả năng sinh sản của con cái.
  2. Tăng mật độ
  3. Gia tăng tỷ lệ tử vong
  4. Gia tăng vật ăn thịt
Đáp án: Điều có thể làm tăng kích thước quần thể động vật là: tăng khả năng sinh sản của con cái. Đáp án cần chọn là: A Câu 11: Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng
  1. (2) là mức tử vong, (3) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư.
  2. (4) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (3) là mức xuất cư.
  3. (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư
  4. (3) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư
Đáp án: (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư. Đối nghịch với mức sinh sản phải là mức tử vong Đáp án cần chọn là: C Câu 12: Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là:
  1. Mức sinh sản và mức nhập cư.
  2. Mức tử vong và mức xuất cư.
  3. Mức sinh sản và mức tử vong.
  4. Mức sinh sản và mức xuất cư.
Đáp án:   Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là: Mức sinh sản và mức tử vong. Đáp án cần chọn là: C Câu 13: Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo :
  1. Đường cong hình chữ S
  2. Đường cong hình chữ K.
  3. Đường cong hình chữ J.
  4. Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.
Đáp án: Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo  tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J. Đáp án cần chọn là: C Câu 14: Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:
  1. Quần thể cân bằng.
  2. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường
  3. Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi.
  4. Điều kiện môi trường không giới hạn.
Đáp án: Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường không giới hạn, nguồn sống hoàn toàn thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo  tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J. Đáp án cần chọn là: D Câu 15: Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?
  1. Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.
  2. Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con
  3. Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.
  4. Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.
Đáp án: Khu rừng có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học là : khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng. Khu rừng già, các quần thể trong nó đã đạt trạng thái ổn định trong 1 cân bằng động, loài này tăng lên sẽ bị điều hòa để giảm xuống, do đó rất khó có khả năng cho loài nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học được Đáp án cần chọn là: C Câu 16: Đối với một quần thể, khi N (số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K (số lượng tối đa), điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:
  1. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi.
  2. Sức chứa của môi trường sẽ tăng.
  3. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0.
  4. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.
Đáp án: N gần tới K ⬄ số lượng cá thể trong quần thể gần đạt được số lượng tối đa mà sức chứa của môi trường có thể cung cấp. Vậy điều dự đoán là : tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0 Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm
  1. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
  2. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
  3. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
  4. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Đáp án: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm : Cá thể có kích thước nhỏ ; Sinh sản nhiều ; Đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. Đáp án cần chọn là: D Câu 18: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
  1. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
  2. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
  3. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
  4. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Đáp án: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm : Cá thể có kích thước nhỏ ; Sinh sản nhiều ; Đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. Đáp án cần chọn là: D Câu 19: Mật độ của quần thể là:
  1. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
  2. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện
  3. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
  4. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Đáp án: Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Đáp án cần chọn là: D Câu 20: Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định
  1. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.
  2. số lượng cá mè và thể tích của ao.
  3. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
  4. số lượng cá mè và diện tích của ao.
Đáp án: Để xác định mật độ cá mè trong ao, người ta phải xác định : số lượng cá mè và thể tích ao Mật độ cá mè trong ao = số lượng cá mè / thể tích ao Đáp án cần chọn là: B Câu 21: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
  1. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
  2. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
  3. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
  4. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Đáp án: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. Đáp án cần chọn là: B Câu 22: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
  2. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống
  3. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
  4. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu
Đáp án: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên do không đủ nguồn sống cung cấp cho tất cả cá thể trong quần thể Đáp án cần chọn là: A Câu 23: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới (1) Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường (2) Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể (3) Mức tử vong của quần thể (4) Kích thước của quần thể (5) Mức sinh sản của quần thể Số phương án trả lời đúng là
  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 4
Đáp án: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể . Đáp án cần chọn là: D Câu 24: Kích thước của quần thể sinh vật là:
  1. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
  2. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
  3. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
  4. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Đáp án: Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. Đáp án cần chọn là: A Câu 25: Kích thước của quần thể sinh vật là
  1. Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  2. Số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  3. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  4. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Đáp án: Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Đáp án cần chọn là: A Câu 26: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
  1. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
  2. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
  3. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
  4. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
Đáp án: Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít. Đáp án cần chọn là: C Câu 27: Loài có kích thước cơ thể nhỏ thì thường có:
  1. kích thước quần thể lớn.
  2. kích thước quần thể nhỏ.
  3. kích thước của quần thể không phụ thuộc kích thước cơ thể.
  4. kích thước quần thể thay đổi chậm.
Đáp án: Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít. Đáp án cần chọn là: A Câu 28: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
  1. tăng dần đều.
  2. đường cong chữ J.
  3. đường cong chữ S.
  4. giảm dần đều.
Đáp án: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng đường cong chữ S. Đáp án cần chọn là: C Câu 29: Quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục tăng trưởng theo dạng:
  1. tăng dần đều.
  2. đường cong chữ J.
  3. đường cong chữ S.
  4. giảm dần đều.
Đáp án: Quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục tăng trưởng theo dạng: chữ J. Đáp án cần chọn là: B Câu 30: Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và vận tốc nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?
  1. 1104622 người
  2. 1218994 người
  3. 1104952 người
  4. 1203889 người
Đáp án: Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là : 3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01 Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt: 1 000 000  x  (1 + 0,01)10 = 1 104 622 Đáp án A Đáp án cần chọn là: A

Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất

Phần 5: Di truyền học

Phần 6: Tiến hóa

Phần 7: Sinh thái học

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

79 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

110 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

93 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members