Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Lý thuyết Bài 37

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH - Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật. II. NHÓM TUỔI - Người ta chia cấu trúc tuổi thành: + Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể. + Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể. + Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. - Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. - Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức. III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

               

1. Phân bố theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù …) 2. Phân bố đồng đều - Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt. 3. Phân bố ngẫu nhiên - Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường. IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ - Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 37 trang 162: 

Điền tiếp vào cột bên phải bảng 37.1 về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính, từ đó cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào. Lời giải:
Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 60/40. - Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau. Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20°C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Tỉ lệ giới tính thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần. Tỉ lệ giới tính phụ thuộc đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái. Do khác nhau về tập tính, đặc điểm sinh lí giữa con đực và con cái.
Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ cử loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực. Do lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể.
→ Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố: tỉ lệ tử vong của đực và cái, nhiệt độ, tập tính, đặc điểm sinh lí, đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng,…

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 37 trang 162: 

Quan sát hình 37.1, kết hợp với kiến thức đã học trong Sinh học 9, hãy điền tên cho 3 dạng tháp tuổi: A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó. Lời giải: - Có 3 dạng tháp tuổi: A – Tháp phát triển. B – Tháp ổn định. C – Tháp suy giảm. - Các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản: màu xanh dương. + Nhóm tuổi đang sinh sản: màu xanh lá. + Nhóm tuổi sau sinh sản: màu vàng. - Ý nghĩa của mỗi nhóm tuổi
Nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản Các cá thể lớn nhanh, do vạy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Nhóm tuổi đang sinh sản Khả năng sinh sản của cá thể quết định mức sinh sản của quần thể.
Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 37 trang 162:

Quan sát hình 37.2 và cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C: A) Quần thể bị đánh bắt… ; B) Quần thể bị đánh bắt… ; C) Quần thể bị đánh bắt… ; Lời giải: Mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C: A) Quần thể bị đánh bắt quá mức. B) Quần thể bị đánh bắt hợp lí C) Quần thể bị đánh bắt chưa khai thác hết tiềm năng.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 37 trang 164: 

Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao? Lời giải: Khi mật độ cá thể trong quần thể cá lóc nuôi trong ao tăng lên quá cao, môi trường không đủ cung cấp nguồn sống, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở,… dẫn tới tỉ lệ tử vong cao.

Bài 1 (trang 165 SGK Sinh học 12):

Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường? Lời giải: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ, với các đàn gà, hươu, nai,… người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn.

Bài 2 (trang 165 SGK Sinh học 12):

Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào? Lời giải: Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản. Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. - Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh… các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. - Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thích quần thể tăng lên. Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như mùa sinh sản, tập tính di cư…

Bài 3 (trang 165 SGK Sinh học 12): 

Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ. Lời giải: - Các kiểu phân bố của quần thể trong không gian: theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên. - Ý nghĩa sinh thái: + Phân bố theo nhóm: các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện của môi trường. Ví dụ: đàn trâu rừng, bụi cây mọc ở sa mạc… + Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: chim hải âu làm tổ, cây thong trong rừng thông… + Phân bố ngẫu nhiên: sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ: các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới…

Bài 4 (trang 165 SGK Sinh học 12):

Thế nào là mật độ cá thể của quần thể ? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào? Lời giải: - Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ, mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi, mật độ sâu ra là 2 con/m2 ruộng rau… Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay điều kiện của môi trường. - Mật độ là đặc trưng cơ bản của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác nhau như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ quá cao, các cá thể sẽ cạnh tranh thức ăn, nơi ở… dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau

Bài 5 (trang 165 SGK Sinh học 12): 

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? a) Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. b) Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. c) Giảm sự canh trạnh gay gắt giữa các cá thể. d) Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. Lời giải: Đáp án: c.

Trắc nghiệm Bài 37

Câu 1: Tỉ lệ giới tính là?
  1. tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
  2. tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể.
  3. tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể..
  4. không xác định được vì chúng thay đổi liên tục.
Đáp án: Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là?
  1. Tỷ lệ giới tính.
  2. Nhóm tuổi.
  3. Mật độ.
  4. Kích thước quần thể.
Đáp án: Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố?
  1. Tỷ lệ tử vong trong quần thể.
  2. Thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
  3. Tùy loài.
  4. Tất cả các ý trên.
Đáp án: Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố A, B, C Đáp án cần chọn là: D Câu 4: Tỉ lệ giới tính có thể khác nhau ở?
  1. Trước và sau mùa sinh sản.
  2. Các loài khác nhau.
  3. Các mùa khác nhau.
  4. Tất cả các ý trên.
Đáp án: Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố A, B, C Đáp án cần chọn là: D Câu 5: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?
  1. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
  2. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
  3. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
  4. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.
Đáp án: Phương án phù hợp là C. Vì tuổi sinh lí thường cao hơn tuổi sinh thái. Đáp án cần chọn là: C Câu 6: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây: 1. Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường. 2. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể 3. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể 4. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai 5. Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản 6. Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài Có bao nhiêu kết luận đúng ?
  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4
Đáp án: Các kết luận đúng là : (1) (4) (6) 2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể 3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái 5 sai, một só loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. ví dụ như vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
  1. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.
  2. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
  3. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
  4. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
Đáp án: Tỷ lệ trước sinh sản thấp, tỷ lệ sau sinh sản cao → quần thể thuộc dạng đang suy thoái Đáp án cần chọn là: B Câu 8: Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 50% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 30% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 20% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
  1. Quần thể đang có xu hướng giảm số lượng cá thể.
  2. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
  3. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
  4. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
Đáp án: Tỷ lệ trước sinh sản cao, tỷ lệ sau sinh sản thấp → quần thể thuộc dạng đang phát triển. Đáp án cần chọn là: C Câu 9: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
  1. trước sinh sản và đang sinh sản
  2. trước sinh sản
  3. đang sinh sản.
  4. đang sinh sản và sau sinh sản
Đáp án: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm trước sinh sản và đang sinh sản Đáp án cần chọn là: A Câu 10: Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?
  1. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản.
  2. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản.
  3. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
  4. Chỉ có nhóm đang sinh sản.
Đáp án: Các các thể thuộc nhóm trước và sau sinh sản sức đề kháng yếu hơn đang trong lứa tuổi sinh sản → mức độ tử vong cao hơn Đáp án cần chọn là: A Câu 11: Khi đánh cá, nếu đa số các mẻ lưới có cá lớn chiếm tỷ lệ nhiều thì:
  1. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức
  2. Tiếp tục đánh bắt với mức độ ít
  3. Không nên tiếp tục khai thác
  4. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng
Đáp án: Khi các mẻ cá có lượng cá lớn chiếm tỷ lệ cao có nghĩa là tỷ lệ cá thể sau sinh sản lớn → Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng. Đáp án cần chọn là: D Câu 12: Xét 3 quần thể của cùng một loài (kí hiệu là A, B và C) có số lượng các cá thể của các nhóm tuổi như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
A 250 250 220
B 300 220 170
C 160 220 255
Kết luận nào sau đây là đúng?
  1. quần thể A có số lượng cá thể đang suy giảm.
  2. quần thể B có số lượng cá thể đang tăng lên.
  3. quần thể A có kích thước bé nhất.
  4. quần thể C đang có cấu trúc ổn định.
Đáp án: A sai, quần thể A là quần thể phát triển ổn định , số lượng cá thể trước sinh sản = sinh sản > sau sinh sản . B đúng , số lượng cá thể trước sinh sản > sinh sản > sau sinh sản . C sai, quần thể A có kích thước là 720 còn quần thể C có kích thước là 635 D sai. quần thể C là quần thể đang suy giảm; số lượng cá thể trước sinh sản < sinh sản < sau sinh sản . Đáp án cần chọn là: B Câu 13: Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?
  1. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản
  2. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản
  3. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
  4. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con
Đáp án: Muốn quần thể trở thành quần thể trẻ và phát triển, cần làm giảm tỷ lệ nhóm tuổi sau sinh sản bằng cách đánh bắt các cá thể ở tuổi sau sinh sản. Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?
  1. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.
  2. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
  3. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
  4. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.
Đáp án: Đánh bắt được nhiều cá con → các loài cá to và vừa đang bị khai thác quá mức → Tỉ lệ % các cá thể ở lứa tuổi sinh sản và sau sinh sản giảm mạnh. Nếu tiếp tục khai thác thì sẽ có nguy cơ khai thác hết các cá thể chưa đến tuổi sinh sản → Quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần phải hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái. Đáp án cần chọn là: C Câu 15: Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau: 1. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển 2. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải 3. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt 4. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ 5. Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt
  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2
Đáp án:   Các nhận xét đúng là : (1),(2), (5) Ý (3) sai vì: thời điểm I quần thể có nhiều cá nhỏ, nếu tiếp tục đánh bắt  sẽ làm ảnh hưởng tới quần thể. Ý (4) sai vì: thời điểm III , tỷ lệ cá thể sau sinh sản cao, có nghĩa là chưa khai thác hết tiềm năng. Đáp án cần chọn là: C Câu 16: Ba quần thể cá chép trong 3 hồ cá có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
Quần thể Số lượng cá thể
Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
(a) 1500 1495 1210
(b) 2500 700 250
(c) 500 1250 1550
Trong các dự đoán sau về các quấn thể trên, dự đoán nào đúng, dự đoán nào sai? (1) Quần thể (a) có kích thước ổn định theo thời gian. (2) Quần thể (b) là quần thể đang suy thoái. (3) Quần thể (c) bị khai thác quá tiềm năng. (4) Quần thể (b) đang tăng trưởng, quần thể (c) đang suy thoái. Đáp án:   Xét các dự đoán: 1. Đúng, số lượng cá thể trước sinh sản > đang sinh sản > sau sinh sản. 2. Sai, quần thể b là quầ thể đang phát triển vì số lượng trước sinh sản lớn 3. Sai, quần thể c chưa khai thác hết tiềm năng, số lượng cá thể sau sinh sản lớn. 4. Đúng, Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
  1. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  2. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  3. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  4. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Đáp án: Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Đáp án cần chọn là: A Câu 18: Một quần thể động vật được phân bố trong không gian như thế nào nếu mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó ?
  1. Đồng đều
  2. Ngẫu nhiên
  3. Theo nhóm
  4. Tuyến tính.
Đáp án: Mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó → có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể tức phải có kiểu phân bố đồng đều. Đáp án cần chọn là: A Câu 19: Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều
  1. Đàn gà rừng.
  2. Các loài sò sống trong phù sa.
  3. Các loài sâu trên tán cây rừng.
  4. Cây thông trong rừng
Đáp án: Các cây thông trong rừng có kiểu phân bố đồng đều vì có sự cạnh tranh về ánh sáng,.. giữa các cá thể. A: là phân bố theo nhóm B và C là phân bố ngẫu nhiên. Đáp án cần chọn là: D Câu 20: Những nhóm nào sau đây sẽ có nhiều khả năng phân bố đồոg đều?
  1. sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ.
  2. cá trê, phát triển chủ yếu ở các cạnh của hồ và suối
  3. nհững cây nho lùn, là loài ký sinh trùng đặc hữu của cây rừng
  4. cá hồi hồ, sống ở nơi nước lạnh, sâu với lượng oxy hòa tan lớn.
Đáp án: Nhóm loài có nhiều khả năng phân bố đồոg đều là: sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ. Do tập tính tích cực bảo vệ lãnh thổ của mình mà giữa các cá thể sẽ xảy ra sự cạnh tranh dẫn đến sự phân bố đồng đều lãnh thổ Đáp án cần chọn là: A Câu 21: Sự phân bố theo nhóm cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?
  1. Làm giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
  2. Làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
  3. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
  4. Giúp sinh vật hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường
Đáp án: Các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm nhằm hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi của môi trường. Đáp án cần chọn là: D Câu 22: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
  1. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp.
  2. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tôn tại của những cá thể khỏe mạnh nhất.
  3. giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
  4. làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chổng lại điêu kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
Đáp án: Phân bố theo nhóm gặp trong môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.→ làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chổng lại điêu kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của quần thể. Đáp án cần chọn là: D Câu 23: Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa:
  1. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
  2. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
  3. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
  4. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Đáp án: Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của các cá thể có ý nghĩa làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Đáp án cần chọn là: D Câu 24: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
  1. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
  2. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
  3. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
  4. Giúp loại bỏ những cá thể yếu ra khỏi quần thể.
Đáp án: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể: giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Hình thức này chỉ xảy ra khi: điều kiện sống môi trường phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể Đáp án cần chọn là: C Câu 25: Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
  1. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều
  2. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực
  3. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ
  4. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới
Đáp án: Ví dụ về phân bố ngẫu nhiên là  D Ý A sai vì: các cây thông trong rừng thông là phân bố đồng đều. Ý B sai vì cả 3 ví dụ đều là phân bố theo nhóm Ý C sai vì đây là ví dụ về phân bố đồng đều. Đáp án cần chọn là: D Câu 26: Sự phân bố của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới là
  1. Kiểu phân bố ngẫu nhiên.
  2. Kiểu phân bố theo nhóm.
  3. Kiểu phân bố đồng đều.
  4. Kiểu phân bố không theo quy luật nào
Đáp án: Trong rừng nhiệt đới các cây gỗ phân bố theo kiểu phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Đáp án cần chọn là: A Câu 27: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
  1. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  2. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  3. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  4. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Đáp án cần chọn là: D Câu 28: Cho các đặc điểm sau: (1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều (2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể (3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường (4) Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
  1. (1), (3)
  2. (4), (2)
  3. (1), (2), (3)
  4. (3), (2), (4)
Đáp án: Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là (1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều (3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường Đáp án cần chọn là: A Câu 29: Khi nói về kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.
  2. Xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  3. Kiểu phân bố này thường ít gặp.
  4. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
Đáp án: Các cá thể phân bố theo nhóm có ý nghĩa làm cho các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Đáp án cần chọn là: D Câu 30: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là
  1. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
  2. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
  3. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
  4. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau.
Đáp án: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. Đáp án cần chọn là: B Câu 31: Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì
  1. Sở thích định cư của con người ở các vùng có điều kiện khác nhau
  2. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có xu hướng quần tụ với nhau.
  3. Nếp sống và văn hóa mang tính đặc trưng cho từng vùng khác nhau.
  4. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có thu nhập khác nhau.
Đáp án: Sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì điều kiện sống phân bố không đều giữa miễn núi, đồng bằng, đất liền, hải đảo... và con người có mức thu nhập khác nhau. Đáp án cần chọn là: D Câu 32: Trong quần thể người,  ta cũng quan sát thấy sự phân bố dân cư một cách không đồng đều, điều đó chứng tỏ:
  1. mật độ cá thể của quần thể còn ở mức thấp, chưa đạt tối đa.
  2. các cá thể trong quần thể đang cạnh tranh gay gắt nhau giành nguồn sống.
  3. nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều.
  4. kích thước vùng phân bố của quần thể đang tăng lên.
Đáp án:  Trong quần thể người, ta cũng quan sát thấy sự phân bố dân cư một cách không đồng đều, điều đó chứng tỏ: nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều. Đáp án cần chọn là: C

Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất

Phần 5: Di truyền học

Phần 6: Tiến hóa

Phần 7: Sinh thái học

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

100 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

147 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

112 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members