Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
17 View
Lý thuyết
1. Khái quát chung
a. Lãnh thổ - BTB là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước. - Gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. - Diện tích: 51.500 km2, chiếm15,6 % diện tích cả nước. b. Vị trí địa lý - Tiếp giáp: ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông. - Dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB → thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp - Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% diện tích rừng cả nước). Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. Diện tích rừng giàu tập trung chủ yếu ở vùng biên giới Việt - Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. - Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, còn 50% diện tích là rừng phòng hộ và 16% diện tích là rừng đặc dụng. - Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị (voi, bò tót…). - Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các SV quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát. b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển - Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có 750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước. Với diện tích đất badan BTB cũng đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: cà phê, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị… - Ở các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…), nhưng không thật thuận lợi trồng lúa. Bình quân lương thực có tăng nhưng vẫn thấp 348 kg c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp - Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của BTB. Việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. - Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt.3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa - Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển CN: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp và nguồn lao động dồi dào. - Trong vùng đã hình thành một số ngành CN trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim…như: nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An), nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh. - Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau. - Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về điều kiện kỹ thuật và vốn. - Cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát triển CN của vùng. Việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv. Một số nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng: thuỷ điện Bản Vẽ trên sông Cả ở Nghệ An (320MW), Cửa Đạt trên sông Chu ở Thanh Hóa (97MW), Rào Quán trên sông Rào Quán ở Quảng Trị (64MW). b. Xây dựng CSHT trước hết là GTVT. - Xây dựng CSHT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT - XH của vùng. - Mạng lưới giao thông chủ yếu là các tuyến giao thông quan trọng của vùng: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất và các tuyến đường ngang như: quốc lộ 7, 8, 9. Đường Hồ Chí Minh hoàn thành thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng phía tây. - Tuyến hành lang giao thông Đông - Tây cũng đã hình thành, hàng loạt cửa khẩu mở ra như: Lao Bảo, thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng. - Hầm đường bộ qua Hải Vân, Hoành Sơn góp phần gia tăng vận chuyển Bắc - Nam. - Hệ thống sân bay, cảng biển đang được đầu tư xây dựng & nâng cấp hiện đại đảm bảo giao thông trong nước & quốc tế: sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An)…& các cảng quốc tế: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây.Trả lời câu hỏi Bài 35 trang 155 sgk Địa Lí 12:
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nạm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ. Trả lời: - Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hổng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển. - Bắc Trung Bộ với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở.Trả lời câu hỏi Bài 35 trang 156 sgk Địa Lí 12:
Tại sao có thể nói: sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ở vùng Bắc Trung bộ? Trả lời: - Bắc Trung Bột có lãnh thổ dài và hẹp ngang. Ở hàng loạt các huyện, trên một bề ngang chỉ vài chục km theo chiều đông - tây là đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải, vượt qua vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp và tới vùng núi thực sự ở phía Tây. - Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núiBài 2 trang 160 sgk Địa Lí 12:
Tại sao nói: việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ? Lời giải: - Việc phát triển làm nghiệp vừa chọ phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). - Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du. - Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.Bài 3 trang 160 sgk Địa Lí 12:
Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh, Huế. Lời giải: - Thanh Hoá: cơ khí, chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô. - Vinh: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng. - Huế: cơ khí, chế biến nông sản; dệt, may.Bài 4 trang 160 sgk Địa Lí 12:
Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung bộ? Lời giải: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở của nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. - Dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, mạng lưới đô thị mới sẽ mọc lên. - Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để phát triển giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng, gắn với khu thương mại - kinh tế Lao Bảo. - Quốc lộ 1A được nâng cấp, hiện đại hoá, đặc biệt là việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển Bắc - Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo nên sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng. - Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) và gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển. Các sân bay Phú Bài, Vinh được nâng cấp giúp tăng cường thu hút khách du lịch.Trắc nghiệm Bài 35 có đáp án năm 2022 mới nhất
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào? A. Nghệ An. B. Quảng Trị. C. TT- Huế. D. Hà Tĩnh. Đáp án: B1. Xem kí hiệu cửa khẩu ở Atlat ĐL trang 3 (Kí hiệu chung) B2.Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, xác định vị trí cửa khẩu Lao Bảo ⇒ nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đáp án cần chọn là: B Câu 2: Cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa. B. Ninh Bình. C. Hà Tĩnh. D. Thừa Thiên – Huế. Đáp án: Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. ⇒ Ninh Bình không thuộc địa phận vùng Bắc Trung Bộ (Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng). Đáp án cần chọn là: B Câu 3: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng A. điều hòa nguồn nước. B. chống lũ quét. C. chắn gió, bão. D. hạn chế lũ lụt. Đáp án: Rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng chắn gió bão, cát bay. Đáp án cần chọn là: C Câu 4: Diện tích rừng của Bắc Trung Bộ lớn thứ 2 cả nước, chỉ đứng sau vùng A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Đáp án: Bắc Trung Bộ có diện tích đất có rừng là 2,46 triệu ha (20% cả nước), chỉ đứng sau Tây Nguyên. Đáp án cần chọn là: B Câu 5: Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có các thế mạnh nào sau đây? A. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm. B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hằng năm. C. Trồng cây công nghiệp hằng năm, chăn nuôi đại gia súc. D. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lương thực hoa màu. Đáp án: Vùng đồi trước núi có: - Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc trên các đồng cỏ, cánh rừng. - Diện tích đất bazan tuy nhỏ nhưng khá màu mỡ là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: Cà phê (Tây Nghệ An, Quảng Trị), cao su, hồ tiêu (Quảng Bình, Quảng Trị), chè ở Tây Nghệ An. Đáp án cần chọn là: A Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây? A. Trên 120 nghìn tỉ đồng. B. Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng. D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng. Đáp án: B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung) ⇒ có 4 cấp độ B2. Căn cứ vào Atlat trang 27, xác định được: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm công nghiệp nhỏ ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất) Đáp án cần chọn là: D Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Nậm Cắn? A. Quốc lộ 7. B. Quốc lộ 8. C. Đường Hồ Chí Minh. D. Quốc lộ 9. Đáp án: B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang3. B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí trung tâm công nghiệp Vinh và cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn ⇒ Tuyến đường số 7 nối trung tâm công nghiệp Vinh và cửa khẩu Nậm Cắn. Đáp án cần chọn là: A Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa là gì? A. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu, chế biến nông sản. B. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt may, cơ khí, luyện kim đen. C. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, chế biến nông sản. D. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản,khai thác chế biến lâm sản, sản xuất giấy và xenlulô Đáp án: B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3. B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Thanh Hóa. ⇒ Gồm 5 ngành: Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản,khai thác chế biến lâm sản, sản xuất giấy và xenlulô Đáp án cần chọn là: D Câu 9: Đâu không phải là ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ? A. Bảo vệ tài nguyên đất. B. Hạn chế tác hại của lũ. C. Tạo môi trường cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. D. Cung cấp gỗ. Đáp án: Phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ Việc có ý nghĩa : - về mặt kinh tế (cung cấp gỗ). - bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen, - hạn chế tác hại của các cơn lũ (hạn chế xói mòn sạt lở đất), rừng ven biển có tác dụng chắn gió bão, cát bay vào các đồng ruộng → góp phần bảo vệ đất nông nghiệp ⇒ Đáp án A, B, D đúng - Rừng ở BTB không nhằm mục đích chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Đáp án cần chọn là: C Câu 10: Công nghiệp Bắc Trung Bộ phát triển không phải dựa chủ yếu vào A. một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn. B. nguồn nguyên liệu của nông – lâm – thủy sản. C. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. D. nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đáp án: Điều kiện phát triển của công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là: - Tiềm năng khoáng sản tương đối phong phú ( kim loại, crôm, thiếc..) - Nhiều nguồn nguyên liệu của ngành nông - lâm - thuỷ sản. - Lao động dồi dào và tương đối rẻ. ⇒ Loại đáp án A, B, C - Công nghiệp của vùng còn phát triển kém, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khả năng thu hút đầu tư hạn chế ⇒ Nhận xét: công nghiệp phát triển dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài là không chính xác. Đáp án cần chọn là: D Câu 11: Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là: A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản. B. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. C. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển. D. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ. Đáp án: Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ của vùng đang bị suy giảm ⇒ Biện pháp: cần khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hoạt động công nghiệp của Bắc Trung Bộ? 1) Có nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng và kĩ thuật. 2) Cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình. 3) Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng. 4) Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án: - Hạn chế trong phát triển công nghiệp của BTB là: + Điều kiện kĩ thuật lạc hậu. + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế ⇒ cơ sở hạ ⇒ Nhận xét 1 đúng - Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.tầng hạn chế. ⇒ Nhận xét 3 đúng - Công nghiệp của vùng chưa thật định hình, mới hình thành những trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa ⇒ Nhận xét 2 đúng - Nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc chưa được khai thác triệt để ⇒ Nhận xét 4: Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn chưa đúng. ⇒ Có 3 nhận xét đúng: 1,2, 3. Đáp án cần chọn là: C Câu 13: Ý nghĩa quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là: A. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây. B. đảm báo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. góp phần tạo thế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây. D. tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đáp án: Dự án đường Hồ Chí Minh nối với quốc lộ 1A bằng các tuyến đường ngang theo hướng Đông - Tây → thu hút dân cư → làm cho sự phân công lao động theo lãnh thổ được tốt hơn. ⇒ Từ đó đẩy mạnh khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây. Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Nhân tố đóng vai trò là cơ sở của sự phân hoá về tự nhiên, dân cư, lịch sử và kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Đường lối chính sách. D. Lãnh thổ kéo dài. Đáp án: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình - Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, ⇒ trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu. - Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ ⇒ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn. - Vùng đồng bằng ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước. ⇒ Như vậy, sự phân hóa về địa hình là cơ sở tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ. Đáp án cần chọn là: A Câu 15: Phương hướng phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là: A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng. B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa. C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng. D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông. Đáp án: Để phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ, phương hướng hợp lí nhất là đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải) và phát huy thế mạnh cơ sở năng lượng của vùng ⇒ từ đó sẽ thúc đấy sự giao lưu kinh tế của với các vùng trong nước, tạo sức hút với các nhà đầu tư, đưa công nghiệp của vùng phát triển. Đáp án cần chọn là: D Câu 16: Hướng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm nào sau đây ở Bắc Trung Bộ là chưa hợp lí A. Phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản để bổ sung thêm lượng đạm trong bữa ăn. B. Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực. C. Phát triển giao thông vận tải đảm bảo việc chuyên chở, trao đổi sản phẩm với các vùng khác. D. Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp để đảm bảo sản xuất và tránh được thiên tai. Đáp án: Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản: - Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho các cây lương thực (trồng lúa). - Đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm bãi cá và các đầm phá → phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản. ⇒ Biện pháp hợp lí nhất là tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của vùng để đảm bảo lương thực thực phẩm tại chỗ cho vùng: + trong ngư nghiệp:tăng cường khai thác nuôi trồng thủy sản. + trong trồng trọt: phát triển thủy lợi đẩy mạnh thâm canh, xác định cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất và sản lượng lúa. ⇒ Các hướng giải quyết A, B, D đúng. Hướng giải quyết chưa hợp lí là C. Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ? A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển. B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp. C. Kết hợp giữa khâu khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng. D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản. Đáp án: Địa hình vùng đồi núi phía Tây Bắc Trung Bộ có quan hệ mật thiết với dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Đông về: đặc điểm địa hình, cân bằng môi trường sinh thái. ⇒ Các hoạt động chặt phá rừng sẽ gây ra các thiên tai sạt lở đất đai vùng núi, lũ lụt xảy ra mạnh mẽ đối với đồng bằng hạ lưu. - Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi cát, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão ⇒ rừng ven biển có vai trò rất quan trọng trong phòng chống thiên tai vùng ven biển. ⇒ Vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển. Đáp án cần chọn là: A Câu 18: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ do A. có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào. B. có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua. C. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây. D. nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam. Đáp án: - Bắc Trung Bộ có vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta. - Vùng còn là cửa ngõ ra biển của Lào - Vùng núi phía Tây là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người. ⇒ giao thông vận tải có vai trò là đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam – Bắc và Đông – Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đáp án cần chọn là: C Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây? A. Trên 120 nghìn tỉ đồng. B. Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng. D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng. Đáp án: Xem kí hiệu về quy mô các trung tâm công nghiệp + kết hợp quan sát kích thước bốn trung tâm công nghiệp đã cho (Atlat Địa lí Việt Nam trang 27)⇒ xác định được các trung tâm công nghiệp: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức dưới 99 nghìn tỉ đồng. Đáp án cần chọn là: D Câu 20: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng chính là: A. điều hòa nguồn nước. B. hạn chế tác hại của lũ. C. chống xói mòn, rửa trôi. D. hạn chế sự di chuyển của cồn cát. Đáp án: Bắc Trung Bộ thường xuyên có hiện tượng cát bay, cát chảy ven biển → làm phủ lấp những đồng ruộng ven bờ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng chính là hạn chế sự di chuyển của cồn cát. Đáp án cần chọn là: DMục lục Giải bài tập Địa Lí 12 hay nhất
Địa Lí Việt Nam
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
- Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Đặc điểm chung của tự nhiên
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Địa lí dân cư
Địa lí kinh tế
Địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Địa lí các vùng kinh tế
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Địa lí địa phương
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24623 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View