Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
36 View
Lý thuyết Bài 33
I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI1. Hoá thạch là gì?
- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
- Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi của các hoá thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa các loài. - Tuổi của hoá thạch có thể xác định bằng phươg pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của Cacbon hoặc Urani. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT1. Hiện tượng trôi dạt lục địa
- Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. - Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.2. Sinh vật trong các đại địa chất
- Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hoá thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống. - Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát.Bài 1 (trang 143 SGK Sinh học 12):
Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới. Lời giải: Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất dưới dạng bộ xương, dấu vết để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác sinh vật… Vai trò của hóa thạch: - Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. - Các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của các hóa thạch, từ đó biết được loài nào có trước, loài nào có sau cũng như mối quan hệ họ hang giữa các loài.Bài 2 (trang 143 SGK Sinh học 12):
Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại? Lời giải: Để phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại, người ta dựa vào: - Những biến đổi lớn về địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt: sự kiến tạo của vỏ Trái Đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa và sinh vật trong các đại địa chất (sự xuất hiện và diệt vong của sinh vật). - Các hoá thạch (di tích của sinh vật): Cung cấp bằng chứng trực tiếp về những đặc điểm riêng của sự phát triển sinh giới.Bài 3 (trang 143 SGK Sinh học 12):
Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới? Lời giải: Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ, khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô cạn hơn rất nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài.Bài 4 (trang 143 SGK Sinh học 12):
Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào? Lời giải: * Bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở kỉ Jura, đại Trung sinh. Trong điều kiện hình thành 2 lục địa Bắc và Nam, biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm áp. Cây hạt trần phát triển mạnh, phân hóa chim. * Động vật có vú xuất hiện vào kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. Trong điều kiện đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô. Cây hạt trần ngự trị, phân hoá bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh chim và thú.Bài 5 (trang 143 SGK Sinh học 12):
Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người? Lời giải: Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. Trái Đất nóng lên làm tan băng ở các cực dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt những ảnh hưởng về sinh thái học, đe doạ sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Chúng ta cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên, bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng thêm rừng… xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.Trắc nghiệm Bài 33
Câu 1: Hóa thạch là di tích của?- Sinh vật
- Công trình kiến trúc
- Núi lửa
- Đá
- Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng
- Di tích của sinh vật sống để lại trong thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét
- Di tích của các sinh vật sống để lại trong các thời đại trước đã để lại trong lớp đất đá
- Di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất.
- Phương pháp địa tầng học
- Phân tích đồng vị phóng xạ
- Giải phẫu so sánh
- Cả A và B
- Lượng sản phẩn phân rã của các nguyên tố phóng xạ
- Đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran(Ur)
- Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố cacbon phóng xạ
- Đặc điểm địa chất của lớp đất
- Thời gian hình thành và phát triển của quả đất
- Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì
- Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của trái đất và các hóa thạch
- Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản trong lòng đất
- đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
- đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh
- đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
- đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
- Kỉ Ocdovic
- Kỉ Silua
- Kỉ Cambri
- Kỉ Pecmi
- Kỷ Cambri
- Kỷ Đêvôn
- Kỷ Silua
- Kỷ Ocđôvic
- Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Krêta (Phấn trấng) thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
- Kỉ Jura thuộc Trung sinh
- Đại thái cổ
- Đại cổ sinh
- Đại trung sinh
- Đại tân sinh
- Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
- Kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh
- Kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
- Kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.
- Cây hạt kín phát triển mạnh.
- Chim và thú phát triển mạnh
- Phát sinh các nhóm linh trưởng.
- Xuất hiện loài người.
- Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
- Cây có mạch và động vật di cư lên cạn
- Phân hỏa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng
- Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
- Silua
- Krêta (Phấn trắng)
- Đêvôn
- Than đá (Cacbon)
- 2
- 4
- 1
- 3
- Ở đại Tân sinh cây hạt kín ngự trị, phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng.
- Ở đại Trung sinh, cây hạt trần ngự trị, bò sát phát triển mạnh.
- Ở đại Cổ sinh, sự kiện đáng chú ý nhất là sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật.
- Động vật dời lên cạn vào kỷ Cambri của đại Cổ sinh.
- Cacbon.
- Cambri
- Pecmi.
- Silua.
- Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
- Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh
- Ki Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
- Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát.
- Sự xuất hiện thực vật hạt kín.
- Sự xuất hiện bò sát bay và chim.
- Sự xuất hiện thú có nhau thai.
- Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
- Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
- 1,2,4
- 2,3,4
- 1,2,3
- 1,3,4
- Ngày càng đa dạng và phong phú.
- Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lý
- Cả A, B, C
- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp cho thấy sự tồn tại và tiến hóa của sinh giới trong lịch sử
- Từ hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát triển của giới sinh vật
- Từ hóa thạch có thể nghiên cứu lịch sử của lớp vỏ Trái Đất.
- Cả ba ý trên
- bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
- xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
- Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
- Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.
- Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.
- Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.
- di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.
- di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.
- liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.
- tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24528 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
575 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
534 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
512 View