Bài 32: Nguồn gốc sự sống
79 View
Lý thuyết Bài 32
Xét về toàn bộ quá trình tiến hóa, sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn sau: - Tiến hóa hóa học: sự hình thành và tiến hóa của các hợp chất hữu cơ - Tiến hóa tiền sinh học: sự hình thành và tiến hóa của các tế bào sơ khai - Tiến hóa sinh học: sự tiến hóa của các loài sinh vật trên Trái Đất cho đến ngày nay. I. TIẾN HÓA HÓA HỌC 1. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ - Theo ông Oparin (Nga) và Haldane (Anh) đã độc lập nhau cùng đưa ra giả thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường hóa tổng hợp từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa: Bầu khí quyển nguyên thuỷ không có oxi, dưới tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên (tia chớp, tia tử ngoại, núi lửa …) 1 số các chất vô cơ kết hợp tạo nên chất hữu cơ đơn giản: a. amin, nucleotit, đường đơn, a. xit béo … Các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử. - Ông Miller và Uray đã làm thí nghiệm kiểm chứng: Tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của trái đất nguyên thủy trong bình thuỷ tinh. Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt 1 tuần lễ. Kết quả các ông đã thu được 1 số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các a. amin. Các chất hữu cơ được hình thành trong điều kiện hoá học của bầu khí quyển nguyên thuỷ ngày càng phức tạp dần CH → CHO → CHON 2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ - Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn giản trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ, ông Fox và các cộng sự vào năm 1950 đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ từ 150 → 180 độ C và đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn (gọi là prôtêin nhiệt). → Kết luận: Các đơn phân tử kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử. 3. Sự xuất hiện cơ chế tự nhân đôi a. ADN có trước hay ARN có trước? - Một số bằng chứng đã chứng minh ARN có thể tự nhân đôi không cần enzim nên ARN tiến hóa trước ADN. - ARN có khả năng tự nhân đôi, CLTN sẽ chọn các phân tử ARN có khả năng tự sao tốt, có hoạt tính enzim tốt làm vật liệu di truyền. Từ ARN à ADN. b. Hình thành cơ chế dịch mã - ARN là khuôn để các axit amin liên kết nhau tạo thành chuỗi polipeptit và chúng được bao bọc bởi màng bán thấm cách li với môi trường ngoài. II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC - Các đại phân tử: lipit, protit, a. nucleic … xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Các giọt này chịu sự tác động của CLTN sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai. - Các tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp thì được giữ lại và nhân rộng. - Bằng thực nghiệm các nhà khoa học cũng đã tạo được các giọt gọi là lipôxôm khi cho lipit vào trong nước cùng với một số các chất hữu cơ khác nhau. Lipit đã tạo nên lớp màng bao lấy các hợp chất hữu cơ khác và một số li-pô-xôm cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Ngoài ra các nhà khoa học cũng tạo được các giọt côaxecva có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc ổn định trong dung dịch. - Sau khi các tế bào nguyên thuỷ được hình thành thì quá trinh tiến hoá sinh học tiếp diễn, dưới tác động của các nhân tố tiến hoá đã tạo ra các loài sinh vật như ngày nay. Tế bào nhân sơ (cách đây 3,5 tỉ năm), đơn bào nhân thực (1,5 – 1,7 tỉ năm), đa bào nhân thực (670 triệu năm).Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 32 trang 137:
Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ nữa không? Lời giải: Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ không được hình thành từ các chất vô cơ vì: - Trái Đất ngày nay có các điều kiện và thành phần khí quyển khác hẳn với Trái Đất thời kì nguyên thủy. - Trái Đất ngày nay có lượng khí oxi lớn nên nếu chất hữu cơ có được tạo ra bằng con đường hóa học thì cũng bị oxi hóa hoặc bị các vi sinh vật phân hủy.Bài 1 (trang 139 SGK Sinh học 12):
Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ. Lời giải: Vào giữa thế kỉ XX, Milơ và Urây, đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ trong một bình thuỷ tinh 5 lít. Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần. Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin.Bài 2 (trang 139 SGK Sinh học 12):
Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã. Lời giải: Vào những năm 1950, Fox và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 - 180oC và tạo ra được các chuỗi peptit ngắn (gọi là prôtêin nhiệt). Như vậy, trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thuỷ không có ôxi (hoặc có rất ít), với nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại,… một số chất vô cơ kết hợp với nhau tạo nên các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nuclêôtit, đường đơn cũng như axit béo. Trong những điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.Bài 3 (trang 139 SGK Sinh học 12):
Giả sử ở một nơi nào đó trên Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ trong tự nhiên thì liệu từ các chất này có thể tiến hoá hình thành nên các tế bào sơ khai đã từng xảy ra trong quá khứ? Giải thích. Lời giải: Vì ngày nay Trái Đất khác trước rất nhiều. Nếu trên Trái Đất có các chất hữu cơ được hình thành bằng con đường hoá học thì những chất này cũng rất dễ bị các sinh vật khác phân giải ngay.Bài 4 (trang 139 SGK Sinh học 12):
Nêu vai trò của lipit trong quá trình tiến hoá tạo nên lớp màng bán thấm. Lời giải: Màng lipit có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sự sống vì màng sẽ bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Những giọt nhỏ chứa các phân tử hữu cơ có màng bao bọc và chịu sự tác động của CLTN sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.Bài 5 (trang 139 SGK Sinh học 12):
Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào? Lời giải: Tập hợp các đại phân tử trong các tế bào sơ khai (giọt côaxecva) có thể rất khác nhau. Những tế bào sơ khai nào có được tập hợp các đại phân tử giúp chúng có khả năng sinh trưởng, trao đổi chất, phân đôi tốt hơn thì sẽ được CLTN duy trì, ngược lại sẽ bị CLTN đào thải.Trắc nghiệm Bài 32
Câu 1: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết "các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được tổng hợp bằng con đường hóa học từ hợp chất vô cơ và nguồn năng lượng sấm sét, núi lửa, tia tử ngoại”, chất nào sau đây không có trong thí nghiệm của Milơ và Urây:- Photpho.
- Nitơ.
- Hydrô.
- Cacbon.
- Dacuyn
- Fox
- Milơ
- Uray
- CO
- H2O
- Ôxi
- NH3
- CH4, hơi nước
- hydrô.
- CH4, NH3, C2N2, CO, hơi nước
- ôxy.
- Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời
- Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ
- Tia tử ngoại, năng lượng sinh học
- Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời
- Năng lượng hóa học
- ATP
- Năng lượng sinh học
- Năng lượng tự nhiên
- Các chất hữu cơ được hình thành phổ biến từ con đường sinh học
- Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ năng lượng sinh học
- Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất
- Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến theo con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên
- trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hữu cơ đơn giản đã được tạo thành từ các chất vô cơ.
- trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp.
- có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
- sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.
- Lắng đọng
- Thủy phân.
- Sao chép.
- Trùng phân.
- Lắng đọng
- Thủy phân.
- Sao chép.
- Trùng phân.
- Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
- Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
- Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
- Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
- Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nucleotit.
- Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thuở đó mà rơi xuống biển.
- Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
- Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nucleic
- Sự xuất hiện các prôtêin và axit nucleic chưa phải là xuất hiện sự sống.
- Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
- Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã
- Lipit.
- ADN.
- Prôtêin
- ARN
- ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
- ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
- ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin
- ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
- ARN chỉ có 1 mạch
- ARN có loại bazơnitơ Uaxin
- ARN nhân đôi mà không cần đến enzim
- ARN có khả năng sao mã ngược
- Hình thành các tế bào sơ khai đầu tiên từ các đại phân tử hữu cơ.
- Tổng hợp các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
- Trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ
- Hình thành các loài sinh vật từ tế bào đầu tiên
- Các đại phân tử hữu cơ.
- Tế bào sơ khai đầu tiên.
- Động vật nguyên sinh.
- Các loài sinh vật đa bào.
- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai vả sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.
- Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.
- Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái đất đuợc hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học
- Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN
- Khi so sánh bằng chứng sinh học phân tử giữa người và vượn người cho phép ta kết luận người có nguồn gốc từ tinh tinh.
- Để xác định tuổi của hóa thạch các nhà khoa học chỉ dùng phương pháp xác định tuổi địa tầng.
- Sự di chuyển các lục địa có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và diệt vong của các loài sinh vật.
- Các loài động, thực vật lên cạn đầu tiên xuất hiện ở đại Nguyên Sinh.
- Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ diễn ra trong môi trường nước.
- Sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ diễn ra trong môi trường khí quyển nguyên thủy.
- Sự hoàn thiện cơ chế nhân đôi, dịch mã diễn ra khi đã hình thành lớp màng bán thấm.
- Pôlixôm là những giọt có màng bọc lipit và có đặc tính sơ khai của sự sống.
- 3
- 2
- 4
- 5
- Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai và những tế bào sống đầu tiên
- Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai sau đó là cơ thể sinh vật nhân sơ đầu tiên
- Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay
- Tiến hóa hóa học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
- Trong tiến hóa tiền sinh học có sự tạo ra các hợp chất hữu cơ cho các sinh vật dị dưỡng.
- Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên.
- Kết quả quan trọng của giai đoạn tiến hóa sinh học là hình thành dạng sống đơn giản đầu tiên.
- Những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở trong khí quyển nguyên thủy
- hình thành các hạt côaxecva.
- xuất hiện cơ chế tự sao.
- xuất hiện các enzim.
- tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
- các nguồn năng lượng tự nhiên.
- các enzym tổng hợp
- sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ.
- sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ.
- Các điều kiện khí hậu ngày nay đã ôn hòa hơn nhiều, không còn tạo ra nhiều chất hữu cơ từ chất vô cơ được.
- Các phân tử hữu cơ không thể tồn tại được trong môi trường nhiều oxi và các sinh vật như ngày này vì chúng sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
- Các phân tử chất ngày nay khác với các phân tử chất trong thời kì tiến hóa hóa học.
- Cả A và B.
- Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ phân tử hữu cơ trong đại dương.
- Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi ôxi tự do hoặc các vi sinh vật.
- Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ năng lượng để tổng hợp các chất hữu cơ.
- Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ các chất vô cơ như thời nguyên thủy.
- trong ao, hồ nước ngọt.
- trong đại dương nguyên thuỷ.
- khí quyển nguyên thuỷ.
- trong lòng đất.
- Khí quyển nguyên thủy
- Trong lòng đất
- Trong nước đại dương
- Trên đất liền
- Pôlisaccarit và prôtêin
- Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành
- Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo
- Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống
- Pôlisaccarit
- Côaxecva
- Axit nucleic
- Tế bào
- hình thành các đại phân tử.
- xuất hiện cơ chế tự sao chép.
- hình thành lớp màng.
- xuất hiện các enzim.
- Tự sao.
- Phiên mã.
- Phân giải.
- Dịch mã.
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View