Bài 28: Loài
71 View
Lý thuyết Bài 28
I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC - Khái niệm: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. - Các tiêu chuẩn phân biệt loài: + Cách li sinh sản + Hình thái, sinh hóa, phân tửII. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI
1. Cách li trước hợp tử - Khái niệm: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cách li trước hợp tử. Thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. - Các kiểu cách li: + Cách li nơi ở (sinh cảnh) + Cách li tập tính + Cách li thời vụ + Cách li cơ học 2. Cách li sau hợp tử - Khái niệm: Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. - Các dạng cách li sau hợp tử: + Hợp tử bị chết: Tạo được hợp tử, nhưng hợp tử bị chết. VD: Lai cừu với dê. - Con lai giảm khả năng sống: Con lai chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành. - Con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản: Con lai khác loài quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp 2 bộ NST của bố mẹ. VD: Lai ngựa với lừa.Bài 1 (trang 125 SGK Sinh học 12):
Thế nào là loài sinh học? Lời giải: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Đó là một tiêu chuẩn để xác định hai quần thể cùng loài (hoặc khác loài).Bài 2 (trang 125 SGK Sinh học 12):
Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích. Lời giải: Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì không chính xác vì nhiều khi các cá thể của hai quần thể có các đặc điểm hình thái giống nhau (loài đồng hình), sống trong một khu vực địa lí, nhưng không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ thì hai quần thể đó thuộc hai loài. Như vậy, người ta phân biệt 2 quần thể nhờ tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản cũng rất khó khan do khó nhận biết 2 quần thể đó có thực sự cách li sinh sản hay không và cách li ở mức độ nào. Do đó, để phân biệt loại này với loài kia, người ta có thể kết hợp sử dụng các tiêu chuẩn về hình thái, hoá sinh, phân tử…Bài 3 (trang 125 SGK Sinh học 12):
Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác? Giải thích. Lời giải: Người ta thường dùng các tiêu chuẩn hoá sinh, hình thái khuẩn lạc để phân biệt các loài vi khuẩn, vì các loài vi khuẩn không sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính nên không thể dùng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt loài.Bài 4 (trang 125 SGK Sinh học 12):
Trình bày các cơ chế cách li và vai trò của chúng trong quá trình tiến hoá. Lời giải: - Cơ chế có vai trò quan trọng nhất đối với sự tiến hoá là cách li sinh sản. Các cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Có 2 cơ chế cách li sinh sản: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. * Cách li trước hợp tử Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau. Thực chất là cơ chế ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Thuộc loại này có các loại: - Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. - Cách li tập tính: Các cá thể của loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau. - Cách li thời gian (mùa vụ): các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. - Cách li cơ học: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. * Cách li sau hợp tử: Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lại hữu thụ. - Vai trò: Cơ chế cách li sinh sản có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.Bài 5 (trang 125 SGK Sinh học 12):
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau? a) Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh. b) Hai các thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. c) Hai các thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hoá giống nhau. d) Hai cá thể đó không giao phối với nhau. Lời giải: Đáp án: d.Trắc nghiệm Bài 28
LOÀI VÀ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN CỦA LOÀI Câu 1: Loài sinh học là?- Một nhóm quần thể có vốn gen chung.
- Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định
- Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.
- Cả ba ý trên..
- 1, 2, 3.
- 1, 2, 3, 4 .
- 1, 2, 3, 4, 5.
- 1, 2, 3, 5.
- Tiêu chuẩn hình thái.
- Tiêu chuẩn hóa sinh
- Tiêu chuẩn hình thái và cách li sinh sản.
- Cách li sinh sản.
- Tiêu chuẩn hình thái
- Tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh
- Tiêu chuẩn cách ly sinh sản
- Cả A và B
- Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
- Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
- Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
- Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
- Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau.
- Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
- Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc.
- Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.
- Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai
- Trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau
- Trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ
- Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ
- Các cá thể gặp nhau.
- Các loài tạo ra con lai.
- Các loài sống trong cùng khu vực.
- Các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ.
- Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos
- Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám
- Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau
- Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông
- 6
- 4
- 5
- 3
- Cách ly trước hợp tử, cách ly cơ học
- Cách ly sau hợp tử, cách ly tập tính
- Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính
- Cách ly sau hợp tử, cách ly sinh thái
- mùa vụ.
- nơi ở.
- cơ học.
- tập tính.
- Sinh cảnh
- Thời vụ
- Cơ học
- Tập tính
- Cách li sinh thái
- Cách li cơ học.
- Cách li tập tính
- Cách li nơi ở
- Cách li địa lí
- Cách li di truyền
- Cách li sinh sản
- Cách li sinh thái
- Cách li sinh sản
- Cách li địa lí
- Cách li sinh thái
- Cách li di truyền
- (2) và (3).
- (1) và (4).
- (2) và (4).
- (1) và (3).
- Loài cỏ băng sống ở bãi bồi sông Vonga không ra hoa cùng thời điểm với loài cỏ băng sống bên trong bờ đê của dòng sông này.
- Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối.
- Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
- Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
- Cách li sinh sản là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ.
- Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai quần thể cùng loài hay khác loài.
- Cơ chế cách li giúp duy trì sự toàn vẹn của loài
- Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li địa lí, cách li cơ học.
- Cách li địa lý và cách li sinh thái.
- Cách li cơ học, cách li tập tính, cách li sinh thái.
- Cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
- Cách li địa lý, cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
- Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
- Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
- Thỏ của 2 quần thể có cấu trức sinh sản không tương thích
- Thỏ của 2 quần thể tạo ra con lai với số lượng NST kỳ quặc
- Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
- Các con non của hai nhóm có kích thước khác nhau.
- Có sự giao hoan chung giữa 2 quần thể, song không thấy dạng lai giữa chúng.
- Các cá thể của hai đàn kiếm ăn vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản.
- Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
- Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li
- Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
- Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
- Phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen
- Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc
- Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ
- Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen
- Sự phân biệt nơi ở, hai loài sống ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau
- Các loài sống xa nhau, không bao giờ gặp nhau.
- Các yếu tố ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
- Các yếu tố ngăn cản sự thụ tinh.
- sự giao phối tự do
- việc tạo ra con lai hữu thụ.
- sự gặp nhau giữa các cá thể.
- Cả A và B.
- Cách li địa lý
- Cách li sinh thái
- Cách li sinh sản và sinh thái
- Cách li di truyền và cách li sinh sản
- Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
- Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
- Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
- Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.
- Cách li sinh sản (Cách li di truyền)
- Cách li địa lý và Cách li sinh thái
- Cách li nơi ở
- A và B đúng
- Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh
- Hai cá thể đó cách li sinh sản
- Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
- Hai cá thể đó có sống ở hai khu vực khác nhau
Mục lục Giải bài tập Sinh học 12 hay nhất
Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Bài 14: Thực hành: Lai giống
- Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 5: Di truyền học người
Phần 6: Tiến hóa
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Phần 7: Sinh thái học
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24764 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
626 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
584 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
560 View