Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

26 View


Lý thuyết
1. Công nghiệp năng lượng:

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:
- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác. - Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. - Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 118 sgk Địa Lí 12:
Dựa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy trình bày về tài nguyên than của nước ta (các loại, trữ lượng, phân bố) Trả lời: - Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg - Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn. - Than bùn tập trung nhiều ở khu vực U Minh.Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 121 sgk Địa Lí 12:
Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta. Trả lời: - Than: than antraxit, tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg. Ngoài ra có than bùn, than nâu. - Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. - Nguồn thuỷ năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260 - 270 tỉ kw. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). - Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng Mặt Trời,....) ở nước ta rất dồi dào, cho phép đa dạng hoá ngành điện lực.Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 122 sgk Địa Lí 12:
Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Trả lời: - Ngành có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước. - Ngành mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. - Ngành có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản).Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 124 sgk Địa Lí 12:
Dựa vào bảng 27.1 (SGK), hãy nêu các vùng phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích. Trả lời: - Chế biến sản phẩm trồng trọt + Đường mía: Cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu. Cây mía đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa, thích hợp với đất phù sa mới ở đồng bằng, ở ven sông...), được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đó cũng là nơi phân bố của ngành đường mía. + Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của cả nước. + Cà phê: Tây Nguyên. Cơ sở chế biến gắn với vùng trồng cà phê (Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước) + Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ, nên tập trung ở các đô thị lớn. - Chế biến sản phẩm chăn nuội + Sản phẩm sữa và từ sữa: tập trung ở nơi nuôi bò sữa và nơi tiêu thụ nhiều (các đô thị lớn). + Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung ở nơi tiêu thụ lớn (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). - Chế biến thủy, hải sản: tập trung chủ yếu ở vùng nguyên liệu (khai thác nuôi trồng, sản xuất) vì các sản phẩm tươi sống khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.Bài 1 trang 124 sgk Địa Lí 12:
Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Lời giải: - Ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào về than đá, dầu khí, trữ năng thuỷ điện lớn và sức gió, sức nuớc, năng lượng Mặt Trời lớn... - Ngành mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. - Ngành có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tổn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học - kĩ thuật.Bài 2 trang 124 sgk Địa Lí 12:
Hãy xác định các nhà máy thuỷ điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ (lược đồ) và giải thích sự phân bố của chúng. Lời giải: - Hoà Bình (1.920MW) trên sông Đà, Y-a-li (720MW) trên sông Xê Xan, Trị An(400MW) trên sông Đồng Nai, Hàm Thuận - Đa Mi (300MW) trên sông La Ngà. Các nhà máy này phân bố ở các con sông có trữ năng thuỷ điện lớn của nước ta.Bài 3 trang 124 sgk Địa Lí 12:
Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm: cơ sở nguyên liệụ, tình hình sản xuất và phân bố. Lời giải: - Công nghiệp thực phẩm có cơ cấu đa dạng, gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm ,chăn nuôi, chế biến thuỷ, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau (ví dụ, phân ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi có hoạt động chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt). Các phân ngành này phát triển dựa trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ và phong phú của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. - Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hàng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè, 80 vạn tấn cà phê nhân, 300 - 350 triệu hộp sữa; các sản phẩm tôm, cá đông lạnh và đồ hộp... - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở vùng nguyên liệu và các đô thị lớn (ví dụ: công nghiệp đường mía phát triển dựa trên nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Công nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nên phát triển tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh...)Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 có đáp án năm 2022 mới nhất
(CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG) Câu 1: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là: A. than đá. B. dầu nhập nội. C. khí tự nhiên. D. năng lượng mặt trời. Đáp án: Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh. Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở: A. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. B. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long. C. Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả. D. Hệ thống sông Hồng và sông Cả. Đáp án: Công suất có khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai. Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là: A. Uông Bí. B. Phả Lại. C. Ninh Bình. D. Na Dương. Đáp án: B1. Xem chú giải ⇒ kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW. B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại. Đáp án cần chọn là: B Câu 4: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích A. Nam Côn Sơn. B. Thổ Chu – Mã Lai. C. Cửu Long. D. Trung Bộ. Đáp án: Quan sát Atlat, thấy được Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích Nam Côn Sơn (đưa khí từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ về). Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Hai bể trầm tích có triển vọng lớn nhất về trữ lượng và triển vọng khai thác là: A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Thổ Chu – Mã Lai và Nam Côn Sơn. C. Sông Hồng và Trung Bộ. D. Cửu Long và Sông Hồng. Đáp án: Hai bể trầm tích có triển vọng lớn nhất về trữ lượng và triển vọng khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Đáp án cần chọn là: A Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào? A. sông Hồng. B. sông Thu Bồn. C. sông Cả. D. sông Đồng Nai. Đáp án: Dựa vào Atlat trang 22, xác định được vị trí nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nằm trên con sông Cả (chảy qua lãnh thổ Nghệ An). Đáp án cần chọn là: C Câu 7: Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta: A. Than đá, than bùn, than nâu. B. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa. C. Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời. D. Tài nguyên rừng giàu có. Đáp án: - Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh - Tài nguyên rừng giàu có không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta Đáp án cần chọn là: D Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh? A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động. B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận. C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực. D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều. Đáp án: - Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nâng cao đời sống người dân ⇒ yêu cầu cơ sở năng lượng (điện) rất quan trọng. - Nước ta có tiềm năng thủy điện lớn (trên sông Đồng Nai) ⇒ Hiện nay đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn (Sơn La – 2400 MW) ⇒ Với nhu cầu lớn + tiềm năng dồi dào đang được khai thác tốt ⇒Tăng nhanh sản lượng điện ⇒ Nhận xét: Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận là Sai Đáp án cần chọn là: B Câu 9: Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải “đi trước một bước” là: A. công nghiệp khai thác dầu khí. B. công nghiệp điện lực. C. công nghiệp cơ khí. D. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Đáp án: Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương. ⇒ Trong đó, mạng lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn... Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do A. sông ngòi ngắn và dốc. B. sự phân mùa khí hậu. C. trình độ khoa học – kĩ thuật thấp. D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn. Đáp án: Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước. - Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn ⇒ phát điện mạnh, - Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước ⇒ tốc độ dòng chảy yếu ⇒ phát điện kém ⇒ Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu. Đáp án cần chọn là: B Câu 11: Cho bảng số liệuSẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
Mục lục Giải bài tập Địa Lí 12 hay nhất
Địa Lí Việt Nam
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
- Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Đặc điểm chung của tự nhiên
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Địa lí dân cư
Địa lí kinh tế
Địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Địa lí các vùng kinh tế
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Địa lí địa phương
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
25002 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
694 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
663 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
625 View
Theo dõi Captoc trên
