Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

29 View


Lý thuyết
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Khái niệm cơ cấu ngành CN (sgk). - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc với 29 ngành thuộc 3 nhóm chính: + CN khai thác + CN chế biến + CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến. + Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. - Trong đó nổi lên một số ngành CN trọng điểm: là những ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến các ngành khác. - Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới. + Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
- Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + ĐBSH và phụ cận + ĐNB + Duyên hải miền Trung - Vùng núi, vùng sâu, vùng xa: CN chậm phát triển; phân bố phân tán, rời rạc. - Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố: + Vị trí địa lí + Tài nguyên và môi trường + Dân cư và nguồn LĐ + Cơ sở vật chất kĩ thuật + Vốn, chính sách, đầu tư nước ngoài.. - Những vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.3. Cơ cấu CN theo thành phần KT:
- Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới. - Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng. - Xu hướng chung: + Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước. + Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. → Sự chuyển dịch trên là tích cực phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế.Trả lời câu hỏi Bài 26 trang 114 sgk Địa Lí 12:
Quan sát biểu đồ hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta. Trả lời: Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: – Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005), tăng 3,3%. – Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, từ 13,9% (năm 1996) xuống còn 11,2% (năm 2005), giảm 2,7%. – Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005), giảm 0,6%.Trả lời câu hỏi Bài 26 trang 116 sgk Địa Lí 12:
Dựa vào hình SGK hoặc Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta. Trả lời: - Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng). + Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. + Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.... + Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.Bài 1 trang 117 sgk Địa Lí 12:
Chứng minh rằng cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Lời giải: - Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). - Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may, hoá chất - phân bón - cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử,...Bài 2 trang 117 sgk Địa Lí 12:
Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch? Lời giải: Trong xu hướng toàn cầu hoá, nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, cơ cấu ngành của công nghiệp có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.Bài 3 trang 117 sgk Địa Lí 12:
Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hoá đó? Lời giải: - Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp. - Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. + Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi. + Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.Bài 4 trang 117 sgk Địa Lí 12:
Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta. Lời giải: - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. + Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương. + Khu vực ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể. Xu hướng chung của sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Trắc nghiệm Bài 26 có đáp án năm 2022 mới nhất
Câu 1: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở: A. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành. C. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành. D. Các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Đáp án: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Đáp án cần chọn là: B Câu 2: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. mang lại hiệu quả cao. C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. D. tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Đáp án: Công nghiệp trọng điểm là: + Các ngành có thế mạnh lâu dài, + Đem lại hiệu quả kinh tế cao và + Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. ⇒ Nhận xét: . dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài không phải là đặc điểm ngành CN trọng điểm. Đáp án cần chọn là: C Câu 3: Đâu không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: A. Khai thác khoáng sản. B. Dệt may, hoá chất - phân bón - cao su. C. Vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử. D. Năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm. Đáp án: - Công nghiệp trọng điểm là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. ⇒ Công nghiệp khai thác khoáng sản nước ta phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ khoáng sản _ là nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt và mất thời gian dài để khôi phục → không có thế mạnh lâu dài. ⇒ CN khai thác khoáng sản không phải là CN trọng điểm. - Mặt khác: một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta gồm: ● Công nghiệp năng lượng, ● Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, ● Công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất - phân bón – cao su ● Công nghiệp vật liệu xây dựng ● Công nghiệp cơ khí - điện tử… ⇒ Công nghiệp khai thác khoáng sản không thuộc nhóm ngành công nghiệp trọng điểm nước ta. Đáp án cần chọn là: A Câu 4: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là: A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Dọc theo duyên hải miền Trung. C. Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Đáp án: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước. Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Ở Nam Bộ, nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là: A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau. B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cà Mau. Đáp án: Ở Nam Bộ, hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một với hướng chuyên môn hóa đa dang. Đáp án cần chọn là: C Câu 6: Hướng chuyên môn hóa của cụm công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là: A. cơ khí, khai thác than. B. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học. C. hóa chất, giấy. D. cơ khí, luyện kim. Đáp án: Hướng chuyên môn hóa của cụm công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là vật liệu xây dựng, phân bón hóa học. Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Theo cách phân loại hiện hành nước ta có: A. 2 nhóm với 28 ngành. B. 3 nhóm với 29 ngành. C. 4 nhóm với 30 ngành. D. 5 nhóm với 31 ngành. Đáp án: Cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng gồm 3 nhóm với 29 ngành. Đáp án cần chọn là: B Câu 8: Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung. A. Thanh Hoá. B. Vinh. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang. Đáp án: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất duyên hải miền Trung. Đáp án cần chọn là: C Câu 9: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả là: A. khai thác than, vật liệu xây dựng. B. khai thác than, hóa chất. C. khai thác than, hàng tiêu dùng. D. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng. Đáp án: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả là cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng. Đáp án cần chọn là: D Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay? A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. Đáp án: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện“Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành”có thể thấy: - Tỉ trọng công nghiệp khai thác (màu xanh nước biển) giảm từ 15,7% xuống 9,6%. - Tỉ trọng công nghiệp chế biến (màu cam nhạt) tăng từ 78,7% lên 85,4%. - Công nghiệp sx, phân phối điện, khí đốt, nước (màu cam đậm) giảm từ 5,6% xuống 5% ⇒ Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến là Sai Đáp án cần chọn là: A Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007: A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Đáp án: Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế: - Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%. - Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%. - Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%. ⇒ Nhận xét đúng là: D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Đáp án cần chọn là: D Câu 12: Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển do: A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề. C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi. D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường. Đáp án: Những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển là do thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường... , đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển. Đáp án cần chọn là: D Câu 13: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ : A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có. D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao. Đáp án: Nhờ khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có (vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động có trình độ cao, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu khí, cơ sở hạ tầng hoàn thiện) ⇒ Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp. Đáp án cần chọn là: C Câu 14: Khu vực khó khăn nhất trong phát triển công nghiệp ở nước ta là: A. ven biển. B. miền núi. C. trung du. D. đồng bằng. Đáp án: Khu vực miền núi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt giao thông vận tải), địa hình hiểm trở khó khăn cho giao lưu đi lại và xây dựng các công trình nhà máy. ⇒ khó khăn cho phát triển công nghiệp. Đáp án cần chọn là: B Câu 15: Cho biểu đồ:Mục lục Giải bài tập Địa Lí 12 hay nhất
Địa Lí Việt Nam
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
- Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Đặc điểm chung của tự nhiên
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Địa lí dân cư
Địa lí kinh tế
Địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Địa lí các vùng kinh tế
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Địa lí địa phương
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
25002 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
694 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
663 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
625 View
Theo dõi Captoc trên
