Bài 22: Hệ thống điện quốc gia
75 View
Lý thuyết Bài 22:
I - KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện (các nhà máy điện), các lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Trước năm 1994, nước ta có ba hệ thống điện khu vực độc lập: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Từ tháng 5 năm 1994 với sự xuất hiện đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500 kV (dài 1870km), hệ thống điện Việt Nam trở thành một hệ thống điện quốc gia cung cấp điện toàn quốc. II - SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trmaj điện có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên toàn quốc. 1. Cấp điện áp của lưới điện Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500kV; 110kV; 66kV; 35kV; 22kV; 10,5kV; 6kV; 0,4 kV. Lưới điện quốc gia được chia thành: lưới điện truyền tải (từ 66kV trở lên) và lưới điện phân phối (từ 35kV trở xuống) 2. Sơ đồ lưới điện Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp… và cách nối giữa chúng. Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật chủ yếu của các phần tử. III - VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hệ thống điện quốc gia có vai trò rất quan trọng: - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… và sinh hoạt. - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.Trả lời câu hỏi trang 85:
Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải. Tại sao đường dây truyền tải công suất lớn càng dài điện áp càng cao? Trả lời Vì tăng điện áp để giảm dòng điện truyền tải trên đường dây, từ đó sẽ giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp trên từng dây.Trả lời câu hỏi trang 86:
Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay lưới điện truyền tải? Vì sao? Trả lời Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân. Vì nó có điện áp thấp ( ⟨ 1000 V).Trả lời câu hỏi trang 87:
Em hãy giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế? Trả lời Trong hệ thống điện quốc gia, có nhiều nhà máy điện cùng cung cấp điện, nhờ đó sẽ đảm bảo độ tin cậy cao và sự phân phối phụ tải sẽ có giá trị kinh tế nhất.Câu 1 trang 87 Công nghệ 12:
Thế nào là hệ thống điện quốc gia? Trả lời Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện gồm có nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.Câu 2 trang 87 Công nghệ 12:
Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp nào? Trả lời Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500 kV; 220 kV; 110 kV; 66kV; 35 kV; 22 kV; 10,5 kV; 6 kV; 0,4 kV.Câu 3 trang 87 Công nghệ 12:
Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia? Trả lời Cần phải có hệ thống điện quốc gia vì: - Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,… và sinh hoạt. - Hệ thống điện quốc gia có độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.Trắc nghiệm Bài 22 (có đáp án):
Câu 1: Hệ thống điện quốc gia thực hiện quá trình: A. Sản xuất điện B. Truyền tải điện C. Tiêu thụ điện D. Sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.
Đáp án: D
Đáp án: D
Đáp án: D. Vì sự có mặt của các nhà máy sản xuất điện sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Đáp án: D
Đáp án: B
Đáp án: A
Đáp án: D
Đáp án: D
Đáp án: C
Đáp án: B
Mục lục Giải bài tập Công nghệ 12 hay nhất
Phần 1: Kĩ thuật điện tửChương 1: Linh kiện điện tử
Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản
- Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều
- Bài 8: Mạch khuyếch đại - Mạch tạo xung
- Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản
- Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều
- Bài 11: Thực hành: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc
- Bài 12: Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito
Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển đơn giản
Chương 4: Một số thiết bị điện tử dân dụng
- Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông
- Bài 18: Máy tăng âm
- Bài 19: Máy thu thanh
- Bài 20: Máy thu hình
- Bài 21: Thực hành: Mạch khuyếch đại âm tần
Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha
Chương 6: Máy điện ba pha
- Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha
- Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
- Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
Chương 7: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View