Bài 21: Điện từ trường
55 View
Lý thuyết Điện từ trường
I) Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
- Nếu tại một nơi có một từ trường biên thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy (là điện trường có đường sức điện là đường cong kín). - Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một tư trường. đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.II) Điện từ trường:
- Từ nhận xét trên ta thấy điện trường biến thiên và từ trường biến thiên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng cùng tồn tại, cùng biến đổi trong một trường thống nhất là điện từ trường. So sánh giữa điện trường, từ trường, điện từ trườngĐiện trường | Từ trường | Điện từ trường | |
Khái niệm | Tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó | Tồn tại xung quanh nam châm hoặc dòng điện và tác dụng lực từ | Tồn tại khi điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian. |
Đường sức | có thể thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian Là các đường không kín | có thể thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian Là các đường cong kín | Cả đường sức từ và đường sức đều có thể thay đổi theo không gian, thay đổi theo thời gian. Là các đường cong kín |
III) Thuyết điện từ Măc-xoen:
- Là một hệ thống bốn phương tình diễn tả mối quan hệ giữa: +) Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường. +) Sự biến thiên cử từ trường theo thời gian và điện trường xoáy. +) Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.C1 trang 108 SGK:
Phát biểu định luật cảm ứng điện từ. Trả lời: Định luật cảm ứng điện từ: khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện kín thì trong mạch xuất hiện một suất điện động cảm ứng.C2 trang 108 SGK:
Nêu các đặc điểm của đường sức của một điện trường tĩnh điện và so sánh với đường sức của điện trường xoáy. Trả lời: • Đường sức của điện trường tĩnh: + Các đường sức là những đường có hướng. + Đường sức là các đường cong không khép kín, đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. + Các đường sức không cắt nhau. + Nơi nào cường độ điện trở lớn hơn thì các đường sức điện ở đó vẽ dày hơn, nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì đường sức điện ở đó vẽ thưa hơn. + Điện trường tĩnh do điện tích đứng yên sinh ra. • Đường sức của điện trường xoáy: + Các đường sức là những đường có hướng. + Đường sức là các đường cong khép kín, không có điểm dầu và điểm cuối. + Các đường sức không cắt nhau. + Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó vẽ dày hơn, nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì đường sức điện ở đó vẽ thưa hơn. + Điện trường xoáy do từ trường biến thiên sinh ra.C3 trang 109 SGK:
Vòng dây dẫn kín có vai trò gì hay không trong việc tạo ra điện trường xoáy? Trả lời: Vòng dây dẫn kín không tạo ra điện trường xoáy mà chỉ là một phương tiện mà qua đó ta phát hiện được sự tồn tại của điện trường xoáy mà thôi, do đó điện trường xoáy tồn tại khách quan.Bài 1 (trang 111 SGK Vật Lý 12):
Phát biểu mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy. Lời giải: Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.Bài 2 (trang 111 SGK Vật Lý 12):
Phát biểu mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường. Lời giải: Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường.Bài 3 (trang 111 SGK Vật Lý 12):
Điện từ trường là gì? Lời giải: Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiênBài 4 (trang 111 SGK Vật Lý 12):
Ở đâu xuất hiện điện từ trường? A. Xung quanh một điện tích đứng yên. B. Xung quanh một dòng điện không đổi. C. Xung quanh một ống dây điện D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện. Lời giải: Chọn đáp án D. Xung quanh chổ có tia lửa điện sẽ có điện tích biến thiên nên có điện từ trường.Bài 5 (trang 111 SGK Vật Lý 12):
Hãy chọn câu đúng Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ A. có điện trường B. có từ trường C. có điện từ trường D. không có các trường nói trên. Lời giải: Trong hộp kín bằng kim loại sẽ không có cả điện trường và từ trường. Chọn đáp án DBài 6 (trang 111 SGK Vật Lý 12):
Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mắc – xoen? A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường. B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ tường. C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy. D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường. Lời giải: Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mắc – xoen Chọn đáp án A.Trắc nghiệm Bài 21
Bài 1: Tìm phát biểu sai về điện từ trường. A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận. B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận. C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín. D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
- Điện trường không đổi theo thời gian có các đường sức là những đường cong không khép kín, đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Chọn đáp án C
Bài 2: Ở đâu xuất hiện điện từ trường?
A. Xung quanh một điện tích đứng yên.
B. Xung quanh một dòng điện không đổi.
C. Xung quanh một ống dây điện
D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.
Bài 3: Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ:
A. có điện trường
B. có từ trường
C. có điện từ trường
D. không có các trường nói trên.
Bài 4: Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen?
A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.
B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ tường.
C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy.
D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
Bài 5: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:
A. có phương vuông góc với nhau
B. cùng phương, ngược chiều
C. cùng phương, cùng chiều
D. có phương lệch nhau 45º
Bài 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
Bài 7: Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì:
A. trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.
B. trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.
C. trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.
D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.
- Xung quanh chổ có tia lửa điện sẽ có điện tích biến thiên nên có điện từ trường.
Chọn đáp án D
- Trong hộp kín bằng kim loại sẽ không có cả điện trường và từ trường.
Chọn đáp án D
- Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen.
Chọn đáp án A
- Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn có phương vuông góc với nhau.
Chọn đáp án A
- Nếu tại một nới có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là đường cong kín.
- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy. Đường sức của từ trường xoáy là đường cong kín.
Chọn đáp án B
- Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.
Chọn đáp án C
Mục lục Giải bài tập Vật Lí 12 hay nhất
Chương 1: Dao động cơ
Chương 2: Sóng cơ và sóng âm
Chương 3: Dòng điện xoay chiều
- Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Bài 13: Các mạch điện xoay chiều
- Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- Bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
- Bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
- Bài 17: Máy phát điện xoay chiều
- Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
- Bài 19: Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp
Chương 4: Dao động và sóng điện từ
Chương 5: Sóng ánh sáng
Chương 6: Lượng tử ánh sáng
Chương 7: Hạt nhân nguyên tử
- Bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân
- Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
- Bài 37: Phóng xạ
- Bài 38: Phản ứng phân hạch
- Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
Chương 8: Từ vi mô đến vĩ mô
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24623 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View