Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
24 View
Lý thuyết
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới:
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. - Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. + Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. + Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản. - Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng. b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới: - Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, ...)2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.Nền nông nghiệp cổ truyền | Nền nông nghiệp hàng hóa | |
---|---|---|
Mục đích | Tự cấp tự túc. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. | Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, năng suất, lao động, lợi nhuận |
Quy mô | Nhỏ | Lớn |
Trang thiết bị | Công cụ thủ công. | Sử dụng nhiều máy móc hiện đại. |
Hướng chuyên môn hóa | Sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh. | Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông- công nghiệp. |
Hiệu quả | Năng suất lao động thấp. | Năng suất lao động cao. |
Phân bố | Những vùng sản xuất nông nghiệp có điều kiện còn khó khăn. | Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố. |
3. Kinh tế nông thôn ở nước ta đang chuyển dịch rõ rệt.
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn: - Khu vực kinh tế nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản. - Các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong kinh tế nông thôn. b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: - Các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp và thuỷ sản. - Các hợp tác xã nông-lâm nghiệp và thủy sản. - Kinh tế hộ gia đình. - Kinh tế trang trại. c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. - Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở: + Thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu. + Các sản phẩm chính trong nông – lâm – thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 88 sgk Địa Lí 12:
Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ do sự phân hoá khí hậu ở nước ta. Trả lời: - Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam + Đồng bằng sông Hồng có vụ lúa hè thu, đông xuân, vụ mùa. Ngoài 3 vụ lúa, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh trong mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 (hiện nay, vụ đông đã trở thành vụ chính ở đồng bằng sông Hồng). + Đồng bằng sông Cửu Long có hai vụ chính trong năm là vụ lúa hè thu và vụ lúa đông xuân và một vụ mùa (vụ mùa có vai trò không đáng kể và diện tích ngày càng giảm). - Sự khác biệt mùa vụ giữa đổng bằng và miển núi + Ở đồng bằng chủ yếu là vụ lúa hè thu, đồng xuân. Riêng đổng bằng sông Hồng có vụ đông. + Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Thông thường mỗi năm có hai vụ chính. Ngoài ra, có nhiều cây trồng trái vụ. Miền núi phía Bắc khác với miền núi phía Nam về vụ đông với nhiều loại rau màu cho giá trị cao.Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 88 sgk Địa Lí 12:
Việc sử đụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì? Trả lời: - Bảo vệ đất, chống sói mòn, rửa trôi, suy thoái đất. - Áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 91 sgk Địa Lí 12:
Quan sát hảng 21(SGK), rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta Trả lời: - Số hộ nông thôn được xác định là hộ nông - lâm - thuỷ sản đã giảm từ 80,9% (năm 2001) xuống còn 71,1% (năm 2006), - Trong khí đó, tỉ lệ hộ công nghiệp - xây dựng tăng khá mạnh, từ 5,8% (2001) lên 10,0% (năm 2006), tỉ lệ hộ dịch vụ cũng tăng từ 10,6% (năm 2001) lên 14,8 (năm 2006), Có thể nói trong cơ cấu kính tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đang đóng vai trò ngày càng cao,Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 91 sgk Địa Lí 12:
Đọc hình 21 (SGK) dế nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trả lời: Lược đồ 21.1 cho thấy: - Ở các tình thuần nông, tỉ lệ của nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông thôn là cao, thậm chí trên 90% (hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên). - Nguợc lại, ở các tỉnh mà cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển biến theo huớng đa dạng hoá, phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp thì tỉ lệ này giảm nhiều, ở nhiều tỉnh chỉ còn dưới 70% như các vùng ven các thành phố lớn. (ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ...).Bài 1 trang 92 sgk Địa Lí 12:
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khãn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Lời giải: - Thuận lợi chủ yếu: + Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới). + Khả năng xen canh, tăng vụ lớn. + Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau. - Khó khăn chủ yếu: + Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp. + Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.Bài 2 trang 92 sgk Địa Lí 12:
Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp tự cấp, tự túc cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Lời giải:Nền nông nghiệp cổ truyền | Nền nông nghiệp hiện đại |
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công | - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc |
- Năng xuất lao động thấp | - Năng suất lao động cao |
- Sản xuất tự cung, tự cấp, đa canh là chính | - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông – công nghiệp. |
- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng | - Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận. |
Bài 3 trang 92 sgk Địa Lí 12:
Phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006. Hướng dẫn giải: - Chuyển bảng số liệu ở SGK thành bảng số liệu tương đối (số liệu %):Các loại trang trại | Cả nước | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng số | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Trang trại trồng cây hàng năm | 28,7 | 10,7 | 44,9 |
Trang trại trồng cây lâu năm | 16,0 | 58,3 | 0,3 |
Trang trại chăn nuôi | 14,7 | 21,4 | 3,6 |
Trang trại nuôi trồng thủy sản | 30,1 | 5,3 | 46,2 |
Trang trại thuộc các loại khác | 10,5 | 4,3 | 5,0 |
Trắc nghiệm Bài 21 có đáp án năm 2022 mới nhất
Câu 1: Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng căn bản đến mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Đất đai. D. Sông ngòi. Đáp án: Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng (bắc – nam, độ cao) ⇒ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu mùa vụ và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi ở nước ta. Đáp án cần chọn là: B Câu 2: Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là: A. Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn. B. Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ. C. Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. D. Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản. Đáp án: Trung du, miền núi có đất feralit màu mỡ tập trung trên các vùng đồi trung du rộng lớn→ thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp; các cánh rừng, đồng cỏ giữa núi là điều kiện để chăn nuôi gia súc lớn. Đáp án cần chọn là: C Câu 3: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là A. quy mô sản xuất nhỏ. B. quy mô sản xuất lớn. C. sử dụng nhiều máy móc. D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp. Đáp án: Nền nông nghiệp cổ truyền có đặc trưng là: + quy mô sản xuất nhỏ ⇒ Đáp án A đúng. + sử dụng nhiều sức lao động công cụ thô sơ ⇒ Đáp án B, C, D sai. Đáp án cần chọn là: A Câu 4: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do A. thiên tai và dịch bệnh. B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi. C. thiếu đất canh tác cho cây trồng. D. thiếu lực lượng lao động. Đáp án: Khí hậu thời tiết nước ta mang tính thất thường, thường xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán), - Khí hậu nhiệt đới ẩm → dịch bệnh dễ phát sinh và lan rộng. ⇒ Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là A. Khí hậu nhiệt đới ẩm. B. Đất feralit. C. Địa hình đa dạng. D. Nguồn nước phong phú. Đáp án: Điều kiện khí hậu có tác động mạnh mẽ nhất đến các thành phần tự nhiên khác như đất đai, thủy văn, sinh vật. ⇒ Khí hậu nhiệt đới ẩm quy định đặc trưng nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta. Đáp án cần chọn là: A Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền? A. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận. B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. C. Năng suất lao động thấp. D. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính. Đáp án: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ tryền là: -- Tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ - Sử dụng nhiều sức lao động, công cụ thô sơ - Năng suất thấp - Còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giao thông chưa phát triển ⇒ Nhận xét: Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận. ⇒ Sai Đáp án cần chọn là: A Câu 7: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là A. người nông dân quan tâm nhiều hớn đến sản lượng. B. người nông dân chỉ quan tâm đến diện tích đất canh tác. C. người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất. D. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ. Đáp án: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ do họ sản xuất ra. Đáp án cần chọn là: D Câu 8: Nhân tố chính tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi là A. địa hình. B. khí hậu. C. đất đai. D. nguồn nước. Đáp án: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo độ cao, đông tây và bắc – nam ⇒ tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi. Đáp án cần chọn là: B Câu 9: Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ A. Đông xuân. B. Hè thu. C. Mùa. D. Đông. Đáp án: Vùng ĐBSH nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc → tạo nên một mùa đông lạnh ⇒ thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông. Đáp án cần chọn là: D Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn. C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất. D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. Đáp án: - Nước ta đang ngày càng khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, biểu hiện là: +Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn. + Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. + Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. + Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. - Sản xuất nông nghiệp ổ nước ta chịu tác động của khí hậu thời tiết thất thường ⇒ nông nghiệp mang tính bấp bênh ⇒ Nhận xét: C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất. ⇒ Sai Đáp án cần chọn là: C Câu 11: Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá. B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người. C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ. D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới. Đáp án: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dịch vụ nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất, tạo ra nhiều sản phẩm. ⇒ Nhận xét: B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người. ⇒ Sai Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện: A. Khí hậu, nguồn nước. B. Địa hình và đất trồng. C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước. D. Khí hậu và đất trồng. Đáp án: Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ: - Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ ⇒ phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp. - Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng ⇒ cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản. Đáp án cần chọn là: B Câu 13: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là: A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn. C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản. Đáp án: Nền nông nghiệp nhiệt đới tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị xuất khẩu như: hoa quả (thanh long, sầu riêng, nho,..), nông sản (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, điều…) ⇒ Để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì biện pháp quan trọng hiện nay là đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là A. quảng canh, cơ giới hóa. B. thâm canh, chuyên môn hóa. C. đa canh và xen canh. D. luân canh và xen canh. Đáp án: Để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận biện pháp quan trọng là: ⇒ áp dụng các phương thức sản xuất: thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất (hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn). Đáp án cần chọn là: B Câu 15: Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của A. biến động của thị trường. B. nguồn lao động đang giảm. C. các thiên tai ngày càng tăng. D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp. Đáp án: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là: + người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ. + mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận. ⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường. Đáp án cần chọn là: A Câu 16: Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện: A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp. B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới. D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam. Đáp án: Mỗi miền có đặc trưng riêng về sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện khí hậu: ⇒ miền bắc có một mùa đông lạnh ⇒ phù hợp với hoa quả xứ lạnh; miền Nam có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm phù hợp với các loại hoa quả xứ nóng. Đáp án cần chọn là: A Câu 17: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Đáp án: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) ⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao ⇒ tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Đáp án cần chọn là: A Câu 18: Mục đích của việc chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai. B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu. C. phù hợp vói nhu cầu thị trường. D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản. Đáp án: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ và chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai thất thường (bão lũ, giá rét, sương muôi...) ⇒ Chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là ⇒ Giúp cây trồng tránh được thiên tai phá hoại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất Đáp án cần chọn là: A Câu 19: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là A. khoa học – kĩ thuật. B. lực lượng lao động. C. thị trường. D. tập quán sản xuất. Đáp án: Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. ⇒ Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng ⇒ Thị trường tiêu thụ rộng lớn → sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất. Đáp án cần chọn là: CMục lục Giải bài tập Địa Lí 12 hay nhất
Địa Lí Việt Nam
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
- Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Đặc điểm chung của tự nhiên
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Địa lí dân cư
Địa lí kinh tế
Địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Địa lí các vùng kinh tế
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Địa lí địa phương
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View