Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
101 View
Lý thuyết Bài 2
1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu • Hệ QTCSDL phải cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng hai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. • Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để người dùng có thể tạo lập CSDL. b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu • Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin, các thao tác gồm: + Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu); + Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …) • Ngôn ngữ CSDL phổ biến là SQL (Structured Query Language) c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu • Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau: • Phát hiện và ngăn chặn truy cập không được phép, đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. • Duy trì tính nhất quán dữ liệu • Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời • Khôi phục CSDL khi có sự cố phần cứng hay phần mềm • Quản lý các mô tả dữ liệu 2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu • Mỗi hệ QTCSDL gồm nhiều thành phần (môđun), hai thành phần chính là bộ xử lý truy vấn (xử lý yêu cầu) và bộ quản lý dữ liệu • Hệ QTCSDL phải có các tương tác với hệ điều hành • Khi người dùng yêu cầu, hệ QTCSDL gửi yêu cầu đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp dữ liệu cần thiết. • Các tệp tìm thấy được chuyển về hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả cho người dùng. 3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu a) Người quản trị cơ sở dữ liệu • Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL. • Chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên như CSDL hay hệ CSDL; cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm, phần cứng theo yêu cầu; duy trì hoạt động hệ thống thoả mãn ứng dụng và người dùng. b) Người lập trình ứng dụng • Cần các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng là nhiệm vụ của người lập trình ứng dụng. c) Người dùng • Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. • Tương tác với hệ thống thông qua ứng dụng, điền các nội dung vào biểu mẫu giao diện và đọc kết quả. • Người dùng được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. 4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu Bước 1. Khảo sát • Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý • Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu • Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra • Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng Bước 2.Thiết kế • Thiết kế cơ sở dữ liệu. • Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai. • Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng. Bước 3. Kiểm thử • Nhập dữ liệu cho CSDL • Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục. Lưu ý: các bước trên tiến hành nhiều lần cho đến khi hệ thống có khả năng ứng dụng.Bài 1 trang 20 Tin học 12:
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta làm những gì? Lời giải: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộn trên dữ liệu. Có thể coi ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.Bài 2 trang 20 Tin học 12:
Hãy kể các loại thao tác dữ liệu, nêu ví dụ minh họa. Lời giải: Các thao tác dữ liệu: - Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu): Trong CSDL quản lý thư viện ta có thể có các thao tác cập nhật như thêm bạn đọc, thêm sách, sửa bạn đọc, xóa bạn đọc. - Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…): Trong CSDL quản lý thư viện ta có thể sắp xếp danh sách bạn đọc theo tên, trong thứ tự đó ta sắp xếp theo họ và cuối cùng sắp xếp theo tên đệm. Ngoài ra có thể báo cáo xem người này đã mượn bao nhiêu quyển sách, đã mượn đến giới hạn cho phép chưa. Có thể thống kê xem ai là người mượn nhiểu sách nhất...Bài 3 trang 20 Tin học 12:
Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh họa. Lời giải: Hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL vì: - Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không cho phép. Chức năng này đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. Ví dụ, không phải ai cũng có thể truy nhập để sửa điểm của sinhvien trong CSDL quản lý sinh viên. Chỉ có những người có thẩm quyền như giảng viên, phòng giáo vụ mới có quyền để làm việc này. - Duy trì tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu. Ví dụ, Khi hai người cùng mua một chiếc vé máy bay nhưng chỉ còn lại một chiếc duy nhất. Nếu không có tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu có thể cả hai người sẽ mua cùng một chiếc vé.Bài 4 trang 20 Tin học 12:
Khi làm việc với với các hệ CSDL, em muốn giữ vai trò gì? Vì sao? Lời giải: - Người quản trị cơ sở dữ liệu: Vì có thể tự mình thiết kế, tạo ra được những cơ sở dữ liệu mình muốn. - Người lập trình ứng dụng: Vì được lập trình những ứng dụng đẹp mắt dựa trên cơ sở dữ liệu đã được xây dựng. - Người dùng: Được sử dụng các sản phẩm công nghệ một cách hoàn thiện.Bài 5 trang 20 Tin học 12:
Trong các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, theo em chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Lời giải: - Chức năng quan trọng nhất là chức năng Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu. Vì cơ sở dữ liệu thực chất là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau. Mục tiêu lưu trữ là đê đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người dùng với nhiều mục đích khác nhau.Bài 6 trang 20 Tin học 12:
Hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL. Lời giải: Khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp chứa dữ liệu cần thiết. Các tệp tìm thấy được chuyển về cho hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả ra cho người dùng.Trắc nghiệm Bài 2 (có đáp án)
Câu 1: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây? A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
Trả lời: Một hệ quản trị CSDL có chức năng:+ Cung cấp môi trường tạo lập CSDL
+ Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
+Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
Đáp án: C.
Trả lời: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL trong hệ quản trị CSDL. Với hệ quản trị CSDL hiện nay, người dùng có thể tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ họa.
Đáp án: D.
Trả lời: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL trong hệ quản trị CSDL. Các lệnh cho phép thực hiện như khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL.
Đáp án: B.
Trả lời: Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin đươc gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Thao tác dữ liệu gồm: Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) và khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…).
Đáp án: A.
Trả lời: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép: Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) và khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…).
Đáp án: D.
Trả lời: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là SQL (Structured Query Language – Ngôn ngữ hỏi có cấu trúc).
Đáp án: A.
Trả lời: nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL:
+ Duy trì tính nhất quán của CSDL
+ Khôi phục CSDL khi có sự cố
+ Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép
+ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời
+ Quản lí các mô tả dữ liệu.
p án: B.
Trả lời: Hệ QT CSDL có các chương trình thực hiện những nhiệm vụ:
+ Khôi phục CSDL khi có sự cố
+ Duy trì tính nhất quán của CSDL
+ Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép
+ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời
+ Quản lí các mô tả dữ liệu.
Đáp án: D.
Trả lời: : Người lập trình ứng dụng đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. Mỗi phần mềm sẽ có hệ thống các câu lệnh yêu cầu hệ quản trị CSDL thực hiện một số thao tác trên CSDL đáp ứng nhu cầu cụ thể đặt ra.
Đáp án: B.
Trả lời: Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL. Đây là người có vai trò cài đặt CSDL vật lí, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu, duy trì hoạt động hệ thống đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của các trình ứng dụng và người dùng.
Đáp án: D.
Mục lục Giải bài tập Tin học 12 hay nhất
Chương 1: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu
Chương 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
- Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access
- Bài 4: Cấu trúc bảng
- Bài tập và thực hành 2 - Tạo cấu trúc bảng
- Bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng
- Bài tập và thực hành 3 - thao tác trên bảng
- Bài 6: Biểu mẫu
- Bài tập và thực hành 4 - Tạo biểu mẫu đơn giản
- Bài 7: Liên kết giữa các bảng
- Bài tập và thực hành 5 - Liên kết giữa các bảng
- Bài 8: Truy vấn dữ liệu
- Bài tập và thực hành 6 - Mẫu hỏi trên một bảng
- Bài tập và thực hành 7 - Mẫu hỏi trên nhiều bảng
- Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo
- Bài tập và thực hành 8 - Tạo báo cáo
- Bài tập và thực hành 9 - Bài thực hành tổng hợp
Chương 3: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ
Chương 4: Kiến trúc và bảo mật các hệ cơ sở dữ liệu
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24622 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View