Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông
122 View
Lý thuyết Bài 17:
I - KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Thông tin được truyền bằng các môi trường truyền dẫn khác nhau, bằng truyền trực tuyến hay qua không gian. Thông tin cần truyền đi xa hiện nay có thể thấy trong các lĩnh vực: thông tin vệ tinh, thông tin viba, thông tin cáp quang, mạng điện thoại cố định và di động, mạng Internet,… II - SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG Một hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm hai phần: phát và thu. 1. Phần phát thông tin: có nhiệm vụ đưa nguồn thông tin cần phát tới nơi cần thu thông tin. Có nhiều cách phát thông tin khác nhau, nên tương ứng cũng có những nguyên lí phát tin và những sơ đồ khối thực hiện chức năng phát tin đó. Các khối cơ bản của phần phát thông tin: - Nguồn thông tin: Nguồn tín hiệu cần phát đi xa như: âm thanh, hình ảnh, chữ và số. . . - Xử lí thông tin: Nguồn tín hiệu cần được gia công và khuếch đại. - Mã hoá: Những tín hiệu đã được xử lícó biên độ đủ lớn muốn truyền đi xa cần được mã hóa theo một kỹ thuật nào đó. Hiện nay có hai kỹ thuật mã hóa cơ bản là kỹ thuật tương tự và kỹ thuật số. - Đường truyền: Tín hiệu sau khi được mã hóa được gửi vào phương tiện truyền dẫn để truyền đi xa (dây dẫn, cáp quang, sóng điện từ. . . ) 2. Phần thu thông tin: có nhiệm vụ thu, nhận tín hiệu đã được mã hóa được truyền đi từ phía phát, biến đổi ngược lại để đưa tới thiết bị đầu cuối. Các khối cơ bản của phần thu thông tin: - Nhận thông tin: tín hiệu đã phát đi được máy thu nhận bằng một thiết bị hay một mạch nào đó (angten, modem, . . .) - Xử lí tin: Gia công khuếch đại tín hiệu nhận được - Giải điều chế, giải mã: biến đổi tín hiệu trở về dạng tín hiệu ban đầu. - Thiết bị đầu cuối: là khâu cuối cùng của hệ thống (loa, màn hình, in ra giấy, . . . ) Những thông tin từ nơi phát đến nơi thu có thể ở khoảng cách xa, gần khác nhau. Tất cả nguồn phát và thu thông tin phải hợp thành một mạng thông tin quốc gia và toàn cầuTrả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 17 trang 70:
Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp giống và khác nhau ở điểm nào? Trả lời - Giống nhau: đều là phần phát thông tin. - Khác nhau: + Vô tuyến truyền hình: đường truyền dòng vô tuyến. + Truyền hình cáp: đường truyền là dây dẫn tín hiệu.Câu 1 trang 71 Công nghệ 12:
Điện thoại cố định và di động giống và khác nhau ở điểm nào? Trả lời - Giống nhau: đều có cả chức năng phát thông tin và thu thông tin. - Khác nhau: + Điện thoại di động có thể sử dụng linh hoạt hơn điện thoại cố định. + Điện thoại cố định thì truyền tinCâu 2 trang 71 Công nghệ 12:
Truyền thông tin nội bộ của một công ty có được coi là hệ thống thông tin và viễn thông hay không? Trả lời Truyền thông tin nội bộ trong một công ty hiện nay được truyền bằng mạng nội bộ, nên đây có thể coi là hệ thống thông tin quy mô nhỏ.Câu 3 trang 71 Công nghệ 12:
Hãy cho biết phương tiện truyền thanh (hay thông tin) hiện có của địa phương em. Trả lời Phương tiện truyền thanh (hay thông tin) hiện có của địa phương em như: loa phường, điện thoại di động, quán nét, bưu điện, tivi,…Trắc nghiệm Bài 17 (có đáp án):
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết. B. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện. C. Hệ thống viễn thông là một phần của hệ thống thông tin. D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Đáp án: D
Đáp án: B. Vì đó là truyền trực tuyến và truyền qua không gian.
Đáp án: D
Đáp án: B. Vì điện thoại cố định là truyền trực tuyến.
Đáp án: A. Vì đáp án B là sơ đồ khối phần thu thông tin, đáp án C, D là sơ đồ sai.
Đáp án: B. Vì đáp án D là sơ đồ khối phần phát thông tin, đáp án A, C là sơ đồ sai.
Đáp án: C
Đáp án: A
Đáp án: D. Vì cả 3 đáp án trên đều đúng.
Đáp án: B. Vì phần phát thông tin đưa nguồn tin cần phát tới nơi cần thu
Mục lục Giải bài tập Công nghệ 12 hay nhất
Phần 1: Kĩ thuật điện tửChương 1: Linh kiện điện tử
Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản
- Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều
- Bài 8: Mạch khuyếch đại - Mạch tạo xung
- Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản
- Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều
- Bài 11: Thực hành: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc
- Bài 12: Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito
Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển đơn giản
Chương 4: Một số thiết bị điện tử dân dụng
- Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông
- Bài 18: Máy tăng âm
- Bài 19: Máy thu thanh
- Bài 20: Máy thu hình
- Bài 21: Thực hành: Mạch khuyếch đại âm tần
Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha
Chương 6: Máy điện ba pha
- Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha
- Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
- Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
Chương 7: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24805 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
642 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
601 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
579 View