Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết

1. Sử dụng và bảo vệ TN sinh vật:

a. Tài nguyên rừng * Hiện trạng rừng - Rừng của nước ta đang được phục hồi. + Năm 1983 tổng diện tích rừng là 7,2 triệu ha + Năm 2005 tăng lên thành 12,1 triệu ha. Tuy nhiên, tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943. - Độ che phủ rừng năm 2005: 38% → còn thấp. - Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm, diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng chiếm 70%. * Ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng: - Về kinh tế. Cung cấp gỗ, làm dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái.. - Về môi trường: Chống xói mòn đất; tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt; điều hòa khí quyển... * Biện pháp bảo vệ rừng: - Nâng cao độ che phủ rừng từ 38% lên 40-50%, vùng núi dốc đạt 70-80% - Quy định về quản lí, sử dụng, bảo vệ và phát triển các loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. phấn đấu trồng được 5 triệu ha vào năm 2010. b. Đa dạng sinh học * Hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học - Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng rất cao, biểu hiện: số lượng thành phần loài, các kiểu HST, nguồn gen quý hiếm. - Nguy cơ suy giảm rất lớn (bảng số liệu). * Nguyên nhân: - Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. - Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiếm nguồn nước làm nguồn thủy sản nước ta bị giảm sút rõ rệt. * Biện pháp bảo vệ: - Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành “Sách đỏ VN”. - Quy định khai thác gỗ, động vật, thủy hải sản.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: - Năm 2005: + Đất nông nghiệp chỉ khoảng 9,4 triệu ha (28% tổng diện tích đất tự nhiên). + Đất có rừng: 12,7 triệu ha + Đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha. - Bình quân đất nông nghiệp/ người: 0,1 ha, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều. - Hiện nay, diện tích đất hoang, đồi núi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái vẫn rất lớn: 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá chiếm 28%. b. Biện pháp: - Vùng đồi núi: + Tổ chức định canh định cư. + Thực hiện phối hợp các biện pháp thuỷ lợi - canh tác; làm ruộng bậc thang, trồng cây theo hàng… + Bảo vệ rừng và đất rừng. - Vùng đồng bằng: + Quản lí chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí + Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất + Thực hiện các biện pháp canh tác, cải tạo đất hợp lí.

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

- Tài nguyên nước: Thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô; ô nhiễm nguồn nước. → Biện pháp: Trồng rừng và bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục người dân không xả nước thải rác thải bừa bãi; xử lí những cơ sở vi phạm. - Tài nguyên khoáng sản: nhiều nơi khác thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. → Biện pháp: cần quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm. - Tài nguyên du lịch: ô nhiễm môi trường ở nhiều điểm du lịch, một số công trình du lịch bị xuống cấp → Biện pháp: cần bảo vệ MT du lịch, bảo tồn tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch, phát triển du lịch sinh thái..

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 58 sgk Địa Lí 12: 

Nhận xét về biến động diện tích rừng qua giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2006. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó. Trả lời: - Giai đoạn 1943 - 1983: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng bị giảm sút nghiêm trọng (trên duới 50%). Nguyên nhân: do chiến tranh, do phá rừng bừa bãi, do khai thác không hợp lí, công tác quàn lí rừng còn nhiều hạn chể. Mặc dù diện tích trồng rừng đạt 0,4 triệu ha, nhưng không bù đắp được diện tích rừng tự nhiên bị phá, nên độ che phù rừng giảm sút gần 50%. - Giai đoạn 1983 - 2006: tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng tăng đáng kể, đặc biệt diện tích rừng trồng tăng nhanh và đạt 2,5 triệu ha. Nguyên nhân: công tác bảo vệ, quản lí, trồng rừng được tăng cường manh mẽ. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn ít hơn rất nhiều so với năm 1943, điều đó có nghĩa là chất lượng rừng vẫn bị giảm sút, mặc dù diện tích rừng đang dần tăng lên.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 59 sgk Địa Lí 12: 

Sự suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta biểu hiện ở những mặt nào? Trả lời: Sự suy giảm đa dạng sinh vật biểu hiện ở ba mặt: thành phần loài, nguồn gen, kiểu hệ sinh thái.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 59 sgk Địa Lí 12: 

Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lương loàỉ động, thực vật tự nhiên? Trả lời: - Tác động của con người (phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lí, đốt rừng lấy diện tích canh tác,...) đã lầm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên. - Ngoài ra, còn do cháy rừng bởi các thiên tai gây ra.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 60 sgk Địa Lí 12:

 Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta? Trả lời: Ba biện pháp Nhà nước đã làm để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta: - Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta ngày càng được mở rộng. - Ban hành "Sách đỏ Việt Nam". Số lượng các loài chim, thú, cá, động vật không xương sống được quy định bảo vệ. Các loài thú, chim được các tổ chức Quốc tế hỗ trợ bảo vệ. - Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 60 sgk Địa Lí 12: 

Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta. Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất đồng bằng. Trả lời: - Biểu hiện: + Ở miên núi: đất bị bạc màu, trơ sỏi đá,... do bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực. + Ở đồng bằng: đất bị nhiễm mặn, phèn hoá; đất bạc màu; đất bị ô nhiễm. - Biện pháp bảo vệ đất ở đồi núi và cải tạo đất đồng bằng. + Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miển núi. + Đối với đồng bằng: Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 60 sgk Địa Lí 12: 

Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đất ở đồi núi và cải tạo đất đồng bằng. Trả lời: - Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miển núi. - Đối với đồng bằng: Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 61 sgk Địa Lí 12:

 Hãy nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước. Trả lời: - Tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng nước thấm vào mùa khô. - Xử lí hành chính đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thục hiện đúng quy định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước. - Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ.

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 61 sgk Địa Lí 12:

 Hãy cho biết khả năng khai thác và yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên nước. Trả lời: - Tài nguyên khoáng sản + Nước ta có hàng nghìn mỏ khoáng sản, phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán. Nhiều nơi khai thác bừa bãi, không phép gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. + Các biện pháp bảo vệ: Quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lý những trường hợp vi phạm luật. - Tài nguyên du lịch + Tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái. + Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái. - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhưu tài nguyên khí hậu (nhiệt, nắng, gió, không khí,..) tài nguyên biển ở nước ta rất dồi dào, khả năng khai thác rất cao… cũng cần đưuọc khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững.

Bài 1 trang 61 sgk Địa Lí 12:

 Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. Lời giải: 1. Tài nguyên rừng - Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút. - Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng: + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%. + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
  • Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
  • Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài.
  • Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân. + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%. Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật Suy giảm đa dạng sinh vật + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt. - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tổn thiên nhiên + Ban hành "Sách đỏ Việt Nam". + Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.

Bài 2 trang 61 sgk Địa Lí 12: 

Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Lời giải: a, Suy thoái tài nguyên đất - Diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh (năm 2006, cả nuớe chỉ còn khoảng 5,35 triệu ha diện tích đất hoang, đồi núi trọc (giảm gần 1/2 diện tích so với năm 1990). - Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hóa). b, Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất: - Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể: các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện phap nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi. - Đối với đồng bằng: + Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nồng nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, giây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp. + Cần có biện pháp chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

Bài 3 trang 61 sgk Địa Lí 12:

 Nêu các loại tài nguyên khác cần sử dụng hợp lí và bảo vệ Lời giải: a, Tài nguyên nước - Tình hình sử dụng: thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước. - Các biện pháp bảo vệ + Tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng nước thấm vào mùa khô. + Xử lí hành chính đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nuớc. + Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ. b, Tài nguyên khoáng sản - Tình hình sử dụng: nước ta có 3500 mỏ khoáng sản, phẩn nhiều là mỏ nhỏ, phân tán. Nhiều nơi khai thác bừa bãi, không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường - Các biện pháp bảo vệ: quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm luật. c, Tài nguyên du lịch - Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái. - Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch vaf bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

Trắc nghiệm Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do A. cháy rừng do thời tiết khô hạn. B. khai thác quá mức. C. công tác trồng rừng chưa tốt. D. chiến tranh lâu dài. Đáp án: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do khai thác quá mức. ⇒ rừng bị tàn phá nghiêm trọng ⇒ hệ sinh thái rừng không thể phục hồi kịp thời. Đáp án cần chọn là: B Câu 2: Đâu là nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm? A. cháy rừng vì sét đánh. B. công tác trồng rừng chưa tốt. C. chiến tranh lâu dài. D. khai thác quá mức. Đáp án: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm là cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,… Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta hiện nay ? A. Diện tích đất trống, đồi núi trọc giảm mạnh. B. Diện tích đất đai bị suy thoái chỉ còn không đáng kể. C. Phần lớn diện tích đất đai bị đe dọa hoang mạc hóa. D. Xâm thực, xói mòn đất diễn ra nhiều nơi ở vùng đồi núi. Đáp án: Hiện nay, diện tích đất bị suy thoái ở nước ta còn rất lớn (9,3 triệu ha đất đang bị đe dọa hoang mạc hóa). ⇒Nhận xét: “B. Diện tích đất đai bị suy thoái chỉ còn không đáng kể”  là Sai. Đáp án cần chọn là: B Câu 4: Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái do: A. chất lượng rừng không ngừng tăng lên. B. diện tích rừng giàu và rừng phục hồi tăng lên. C. khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. D. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn. Đáp án: Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng nước ta vẫn bị suy thoái do diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn. Đáp án cần chọn là: D Câu 5: Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng A. sản xuất. B. đặc dụng. C. phòng hộ. D. ven biển. Đáp án: Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng. Đáp án cần chọn là: B Câu 6: Ở nước ta, rừng được phân chia thành các loại: A. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia. B. Vườn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. C. Rừng sản xuất, khu dự trữ tự nhiên, rừng phòng hộ. D. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Đáp án: Rừng ở nước ta được chia làm ba loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Đáp án cần chọn là: D Câu 7: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25  hãy cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào sau đây: A. Thanh Hóa. B. Quảng Bình. C. Lâm Đồng. D. Nghệ An. Đáp án: B1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, xác định vị trí vườn quốc gia Pù Mát. B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 4 -5, đối chiếu vị trí trên bản đồ → tìm ra tên tỉnh chứa vườn quốc gia Pù Mát ⇒ tỉnh Nghệ An Đáp án cần chọn là: D Câu 8: Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là A. ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường. B. lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm môi trường. C. lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng. D. ô nhiễm môi trường nước và lượng nước phân bố không đều theo thời gian. Đáp án: Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Đáp án cần chọn là: A Câu 9: Đâu không phải vấn đề quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta? A. Lãng phí tài nguyên nước. B. Ô nhiễm môi trường nước. C. Thiếu nước vào mùa khô. D. Ngập lụt vào mùa mưa. Đáp án: Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Như vậy, lãng phí tài nguyên nước không phải vấn đề quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên nước. Đáp án cần chọn là: A Câu 10: Biện pháp quan trọng để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là A. phát triển mạnh thủy lợi. B. thực hiện các kĩ thuật canh tác. C. phát triển mô hình nông –lâm kết hợp. D. cày sâu bừa kĩ. Đáp án: Biện pháp quan trọng để cải tạo đất hoang đồi núi trọc là phát triển biện pháp nông lâm kết hợp. Đáp án cần chọn là: C Câu 11: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng hợp biện pháp nào dưới đây? A. Phát triển mạnh thủy lợi kết hợp trồng rừng. B. Thực hiện các kĩ thuật canh tác C. Thủy lợi kết hợp các kĩ thuật canh tác. D. Phát triển mô hình nông – lâm. Đáp án: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng hợp biện pháp thủy lợi kết hợp các kĩ thuật canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá,… Đáp án cần chọn là: C Câu 12: Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. C. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm. D. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam. Đáp án: Mục tiêu ban hành sách đỏ Việt Nam là để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Đáp án cần chọn là: B Câu 13: Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì nước ta đã A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn. B. Ban hành “sách đỏ Việt Nam”. C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên. D. Cấm khai thác gỗ quý, gỗ trong rừng cấm, săn bắn động vật trái phép. Đáp án: Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học là xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn. Ban hành “sách đỏ Việt Nam” để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng và cấm khai thác gỗ quý, gỗ trong rừng cấm, săn bắn động vật trái phép. Đáp án cần chọn là: B Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? A. Tổng diện tích rừng đang tăng dần lên. B. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái. C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Đáp án: Hiện nay rừng nước ta chủ yếu là rừng non mới phục hồi + Năm 1943: 70% diện tích rừng là rừng  giàu. + Nay: 70% diện tích rừng là rừng nghèo và mới phục  hồi. ⇒ Nhận xét: Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn ⇒ Sai Đáp án cần chọn là: C Câu 15: Nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái , thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do A. các dịch bệnh. B. sự khai thác quá mức. C. chiến tranh tàn phá. D. cháy rừng và các thiên tai khác. Đáp án: Các hoạt động của con người như: chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, săn bắt động vật trái phép…làm suy giảm diện tích rừng và các loài động vật quý hiếm ⇒ giảm tính đa dạng sinh học và các nguồn gen quý. Đáp án cần chọn là: B Câu 16: Nguồn hải sản nước ta bị suy giảm rõ rệt là do A. sự khai thác quá mức. B. ô nhiễm môi trường nước. C. sự bùng phát các loại dịch bệnh. D. sử dụng các chất hóa học trong khai thác. Đáp án: Ô nhiễm môi trường nước, nhất là các vùng ven sông, cửa biển dẫn đến nguồn tài nguyên dưới nước bị suy giảm rõ rệt, đặc biệt là nguồn hải sản. Đáp án cần chọn là: B Câu 17: Ý nghĩa to lớn của rừng đồi với tài nguyên môi trường: A. cung cấp gỗ, củi. B. tài nguyên du lịch. C. cân bằng sinh thái. D. cung cấp dược liệu. Đáp án: Đối với môi trường, rừng có vai trò to lớn trong việc cân bằng môi trường sinh thái: rừng hạn chế xói mòn sạt lở đất, phòng chống lũ quét, giữ nguồn nước ngầm, được xem là lá phổi xanh của Trái Đất… Đáp án cần chọn là: C Câu 18: Nguyên nhân nào dưới đây trực tiếp làm cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây: A. Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng. B. Ban hành sách Đỏ. C. Quy định việc khai thác rừng một cách hợp lí. D. Nâng cao nhận thức của người dân về  bảo vệ rừng. Đáp án: Trồng rừng giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc. ⇒ Đây là biện pháp trực tiếp để giảm diện tích đất trống đồi núi trọc. Đáp án cần chọn là: A Câu 19: Hoạt động nào sau đây được xem là nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị cạn kiệt? A. Giao thông vận tải. B. Du lịch biển – đảo. C. Đánh bắt thủy sản. D. Nuôi trồng thủy sản. Đáp án: Ngành khai thác thủy sản phụ thuộc lớn nhất vào nguồn lợi tự nhiên sẵn có. ⇒ Vùng biển nước ta giàu có về nguồn lợi thủy, hải sản. Tuy nhiên do khai thác quá mức ở vùng ven bờ, sử dụng biện pháp nổ mìn…đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm. Đáp án cần chọn là: C Câu 20: Cần thực hiện biện pháp nào về mặt kĩ thuật canh tác để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi? A. Ngăn chặn nạn du canh, du cư. B. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp. C. Trồng cây theo băng. D. Bảo vệ rừng và đất rừng. Đáp án: - Các biện pháp : nông-lâm kết hợp, ngăn chăn du canh du cư, bảo vệ rừng…⇒ liên quan đến biện pháp chính sách và quy định của Nhà nước ban hành. ⇒ Loại đáp án A, B, D - Biện pháp về mặt kĩ thuật canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc là trồng cây theo băng. Đáp án cần chọn là: C Câu 21: Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc: A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí B. sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất C. áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất D. phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất Đáp án: Đất ở vùng đồi núi rất dễ bị xói mòn nên để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất như làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng, trồng rừng,… Chống suy thoái đất, đất bị ô nhiễm là những vấn đề gặp phải khi sử dụng đất ở các vùng đồng bằng còn quản lí vốn đất là quản lí chung cả đất ở vùng núi, trung du và đồng bằng. Đáp án cần chọn là: C Câu 22: Sức ép của dân số lên tài nguyên nước ta thể hiện rõ nhất ở A. Tài nguyên rừng. B. Tài nguyên đất. C. Tài nguyên biển. D. Tài nguyên khoáng sản. Đáp án: Dân số nước ta đông ⇒ gây sức ép lên vấn đề đất đai (đất ở đô thị và đất sản xuất nông nghiệp): tại các đô thị lớn đất chật người đông; bình quân đất sản xuất nông nghiệp cũng thấp. Đáp án cần chọn là: B Câu 23: Bình quân đất sản xuất nông nghiệp ở vùng nào ngày càng thấp? A. Vùng núi. B. Trung du. C. Đồng bằng. D. Các đô thị. Đáp án: Dân số nước ta đông nên gây sức ép lên vấn đề đất đai (đất ở đô thị và đất sản xuất nông nghiệp). Tại các đô thị lớn đất chật người đông; bình quân đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thấp do chuyển một phần đất vào mục đích sử dụng khác (đất ở, đất xây dựng,…). Đáp án cần chọn là: D Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên nước ta: A. Tình trạng khai thác quá mức. B. Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu. C. Hợp tác đầu tư khai thác của nước ngoài. D. Môi trường, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm. Đáp án: Trong các tác nhân làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên thì  hoạt động khai thác của con người có ảnh hưởng lớn nhất ⇒ tình  trạng khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, sinh vật biển, chim thú quý, khoáng sản.... - Các đáp án B, C là thực trạng (biểu hiện) của sự khai thác tài nguyên thiên nhiên nước ta. ⇒ Loại - Đáp án D là thực trạng ô nhiễm môi trường ⇒ Loại. Đáp án cần chọn là: A Câu 25: Nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay là A. con người khai thác quá mức. B. môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng. C. trang thiết bị khai thác lạc hậu, thô sơ. D. có nhiều công ti tư bản nước ngoài tiến hành khai thác. Đáp án: Trong các tác nhân làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên thì hoạt động khai thác của con người có ảnh hưởng lớn nhất ⇒ tình trạng khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, sinh vật biển, chim thú quý, khoáng sản,... Đáp án cần chọn là: A Câu 26: Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế biểu hiện: A. Tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái. B. Là nơi lưu giữ các nguồn gen quý. C. Chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy. D. Đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt và khô hạn. Đáp án: - Đáp án A: phát triển du lịch ⇒  ý nghĩa về giá trị phát triển kinh tế ⇒ Đúng - Đáp án B: lưu giữ nguồn gen ⇒ ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. ⇒ Loại - Đáp án C, D: chống xói mòn, đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt hạn hán ⇒ ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. ⇒ Loại Đáp án cần chọn là: A Câu 27: Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta biểu hiện là nào dưới đây? A. Phát triển du lịch sinh thái. B. Chống xói mòn, sạt lở đất. C. Cân bằng sinh thái. D. Lưu giữ các nguồn gen quý hiếm. Đáp án: Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta phát triển du lịch sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,… Còn các ý B, C, D là ý nghĩa về mặt tự nhiên – môi trường. Đáp án cần chọn là: A Câu 28: Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về A. Giá trị kinh tế. B. Cảnh quan môi trường tự nhiên. C. Cân bằng môi trường sinh thái. D. Bảo vệ sự đa dạng sinh vật. Đáp án: - Địa hình nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, nhiều vùng núi dốc, đây cũng là thượng lưu của các con sông lớn ⇒ bảo vệ và phát triển rừng (đặc biệt rừng đầu nguồn) có ý nghĩa hạn chế xói mòn, sạt lở, lũ quét cho vùng núi và thiên tai ngập lụt cho vùng đồng bằng phía dưới, bảo vệ nguồn nước ngầm. - Mặt khác, vấn đề đặt ra hiện nay là tài nguyên rừng đang bị suy thoái, rừng giàu giảm, chủ yếu là rừng nghèo và mới phục hồi ⇒ không đáp ứng đủ yêu cầu phòng chống thiên tai ở vùng núi. - Đường bờ biển dài cũng đặt ra yêu cầu lớn về phát triển các cánh rừng ven biển chắn sóng, cánh rừng ngập mặn… ⇒ cần bảo vệ rừng để đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái. Đáp án cần chọn là: C Câu 29: Hiện tượng nào dưới đây không phải là hậu quả của việc mất rừng? A. Lũ lụt gia tăng. B. Đất trượt, đá lỡ. C. Khí hậu biến đổi. D. Động đất. Đáp án: Hiện tượng là hậu quả của việc mất rừng là đất trượt, đá lở ở miền núi; lũ lụt ngày càng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến cả miền núi, trung du, đồng bằng. Đồng thời, việc mất rừng cũng xảy ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Đáp án cần chọn là: D Câu 30: Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta, vì: A. thiên nhiên, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra. B. đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài. C. dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao. D. khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Đáp án: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nhiều loại phải mất thời gian dài để khôi phục (khoáng sản) - Với tình hình khai thác hiện nay, tài nguyên thiên nhiên nước ta đang dần suy giảm và cạn kiêt. ⇒  Vì vậy cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát  triển bền vững lâu dài. Đáp án cần chọn là: B Câu 31: Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… không khuyết khích phát triển du lịch sinh thái một cách ồ ạt là do A. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng đặc dụng ở nước ta. B. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng cần bảo tồn ở nước ta. C. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng quý hiếm ở nước ta. D. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng nghiên cứu ở nước ta. Đáp án: Khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng đặc dụng ở nước ta, có vai trò là nơi để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá, được nhà nước quản lý nghiêm ngặt ⇒ Vì vậy, các hoạt động du lịch nhằm mục đích kinh tế không được khuyến khích phát triển ở khu bảo tồn thiên nhiên. Đáp án cần chọn là: A Câu 32: Loại hình nào sau đây không khuyến khích phát triển ồ ạt ở khu bảo tồn thiên nhiên A. Du lịch sinh thái. B. Phục vụ nghiên cứu khoa học. C. Quản lí môi trường và giáo dục. D. Bảo vệ và duy trì các loài động thực vật trong điều kiện tự nhiên. Đáp án: Khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng đặc dụng ở nước ta, có vai trò là nơi  để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá , được nhà nước quản lý nghiêm ngặt. ⇒ Vì vậy, các hoạt động du lịch nhằm mục đích kinh tế không được khuyến khích phát triển ở khu bảo tồn thiên nhiên. Đáp án cần chọn là: A Câu 33: Để đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát  triển bền vững lâu dài thì A. cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. B. quản lí các chất thải độc hại từ các nhà máy xả thải vào môi trường. C. bảo vệ và quản lí chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đáp án: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nhiều loại phải mất thời gian dài để khôi phục (khoáng sản). - Với tình hình khai thác hiện nay, tài nguyên thiên nhiên nước ta đang dần suy giảm và cạn kiêt. ⇒ Vì vậy cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát  triển bền vững lâu dài. Đáp án cần chọn là: A

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 12 hay nhất

Địa Lí Việt Nam

Địa lí tự nhiên

Địa lí dân cư

Địa lí kinh tế

Địa lí các ngành kinh tế

Địa lí các vùng kinh tế

Địa lí địa phương

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

100 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

147 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

112 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members