Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

Lý thuyết  Bài 10

I. Kiến thức cơ bản:

1. Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phất triển tiến bộ của nhân loại

- Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia - Pháp luật là cơ sở để xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới - Pháp luật là cơ sở để hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước - Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.

2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia

a. Khái niệm điều ước quốc tế - Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế. b. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia + Phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ quy định trong mỗi điều ước + Các quốc gia phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện + Không thực hiện bị coi như là vi phạm pháp luật quốc tế. - Thực hiện điều ước quố tế bằng cách: + Ban hành các văn bản pháp luật mới để cụ thể hoá nội dung điều ước quốc tế hoặc sửa đổi , bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước + Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật.

3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người,về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

a. Điều ước quốc tế về quyền con người - Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. - Các quyền cơ bản của con người: + Quyền được sống + Quyền được tự do cơ bản + Quyền bình đẳng + Quyền lao động + Quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc… b. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia - Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. - Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. c. Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. - Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. - Trong bối cảnh chung đó,Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng hội nhập,kí kết và tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và thực hiện phân công lao động quốc tế. *Ở khu vực: - Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN *Ở thế giới: - Nước ta có quan hệ với 167 nước, quan hệ thương mại với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ - Năm 1996 Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) - Ký kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).

Câu 1 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12):

Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế? Trả lời: - Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế. - Các nước cùng nhau kí kết điều ước quốc tế xuất phát từ lợi ích của mỗi nước, của tất cả các nước trong khu vực và của cả cộng đồng quốc tế, nhằm thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, để cùng nhau sống trong hòa bình, hợp tác vì sự tiến bộ chung.

Câu 2 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): 

Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia? Trả lời: Điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia vì : - Nội dung của điều ước quốc tế là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, là cơ sở pháp lí để thực hiện hợp tác quốc tế có hiệu quả. - Nôi dung của các điều ước quốc tế xác định rõ mục tiêu hợp tác của các quốc gia trong mỗi lĩnh vực, được thể hiện ở mỗi điều khoản cụ thể. Thực hiện các điều khoản này là thực hiện rõ mục tiêu hợp tác vì sự phồn thịnh và phát triển của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.

Câu 3 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): 

Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào? Trả lời: - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người. - 20/2/1990, Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Từ đó, Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt hoạt động cụ thể để thực hiện công ước: 1990 ban hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, 1991 ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kèm nhiều văn bản pháp luật mới trong đó có các quy định liên quna đến bảo vệ quyền trẻ em. - Việt Nam tham gia kí kết nhiều điều ước quốc tết quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị; Công ước năm 1966 về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; công ước năm 1965 về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;...

Câu 4 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12):

Tại sao nói Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới? Trả lời: - Trong mối quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. - Với Trung Quốc, 30/12/1999, Việt Nam kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ, ngày 25/12/2000, kí kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ. - Kí kết các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ với Lào và Campuchia, trên biển với Campuchia và Thái Lan. - Nhằm bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, tăng cường tình hữu nghị với các nước láng giềng, năm 2003, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biên giới quốc gia, đánh dấu bước phát triển mới của công tác lập pháp nước nhà. Luật Biên giới quốc gia là sự ghi nhận về mặt pháp lí cam kết của Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế đã kí với các nước về hòa bình, hữu nghị, láng giềng thân thiện. - Sau khi kí kết, tham gia điều ước quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong các điều ước quốc tế này.

Câu 5 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): 

Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào? Trả lời: Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng hội nhập, kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và thực hiện phân công lao động quốc tế. - Ở phạm vi khu vực: + Tiến trình hội nhập kinh tế bắt đầu khi nước ta trở thành thành viên ASEAN, tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ năm 1995 – thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. + Năm 1998, nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC. - Ở phạm vi toàn cầu: + Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. + Tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU) + Gia nhập WTO, nước ta tham gia hàng loạt điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng kinh tế thế giới. - Trong quá trình hội nhập, Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đa phương và song phương, thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật để cụ thể hóa các điều khoản của các hiệp định mà nước ta đã kí kết, tham gia.

Câu 6 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): 

Theo em, nếu chỉ kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không? Tại sao? Trả lời: - Nếu chỉ ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì đất nước khó có thể phát triển trong bối cảnh quốc tế hiện nay. - Vì không có hợp tác và hội nhập chúng ta sẽ không tranh thủ được sự giúp đỡ vốn và công nghệ kĩ thuật của các nước, sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế.

Câu 7 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 12):

Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng
STT Tên điều ước quốc tế Điều ước quốc tế về quyền con người(1) Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia(2) Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế(3)
1 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em
2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
3 Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường
4 Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng
5 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
6 Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản
7 Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a
8 Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ
Trả lời:
TT Tên điều ước quốc tế Điều ước quốc tế về quyền con người(1) Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia(2) Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế(3)
1 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1)
2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (2)
3 Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường (2)
4 Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng (2)
5 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3)
6 Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản (3)
7 Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a (3)
8 Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ (1)

Trắc nghiệm Bài 10

Câu 1: Hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước… được gọi chung là? A. Văn bản pháp luật. B. Quy phạm pháp luật. C. Văn bản pháp luật. D. Điều ước quốc tế.
Đáp án: D
Câu 2: Văn bản pháp luật do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế được gọi là? A. Văn bản pháp luật. B. Quy phạm pháp luật. C. Văn bản pháp luật. D. Điều ước quốc tế.
Đáp án: D
Câu 3: Quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm được gọi là? A. Quyền con người. B. Quyền tự do cá nhân. C. Quyền riêng tư. D. Quyền tự do dân chủ.
Đáp án: A
Câu 4: Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế là? A. Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. B. Công ước về quyền dân sự và chính trị. C. Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc. D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 5: Việt Nam có mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng là? A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. B. Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ. C. Nga, Mỹ, Ba Lan. D. Pháp, Trung Quốc, Lào.
Đáp án: A
Câu 6: CEPT được gọi là? A. Khu vực mậu dịch tự do. B. Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương. C. Liên Minh châu Âu. D. Chương trình ưu đãi thuế quan.
Đáp án: D
Câu 7: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các nước ASEAN là điều ước? A. Điều ước quốc tế song phương. B. Điều ước quốc tế đa phương. C. Điều ước quốc tế khu vực. D. Điều ước quốc tế toàn cầu.
Đáp án: C
Câu 8: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là điều ước? A. Điều ước quốc tế song phương. B. Điều ước quốc tế đa phương. C. Điều ước quốc tế khu vực. D. Điều ước quốc tế toàn cầu.
Đáp án: D
Câu 9: AFTA được gọi là? A. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. B. Tổ chức thương mại thế giới. C. Tổ chức tiền tệ thế giới. D. Liên minh châu Âu.
Đáp án: A
Câu 10: Luật Biên giới quốc gia được ban hành vào năm nào? A. 1999. B. 2001. C. 2003. D. 2005.

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

100 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

147 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

112 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members