Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 soạn văn 7 Tập 1 Trang 121 122 123 124 SGK Chân trời sáng tạo
74 View
Mã ID: 633
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 soạn văn 7 Tập 1 Trang 121 122 123 124 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Trả lời:
Trả lời:
Đọc và tiếng Việt
Câu 1 (trang 121 ): Trình bày ngắn gọn đặc điểm các thể loại đã được học ở học kì I bằng cách hoàn thành bảng sau:
[caption id="attachment_21570" align="aligncenter" width="586"] Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 soạn văn 7 Tập 1 Trang 121 SGK Chân trời sáng tạo[/caption] Trả lời:Thể loại | Đặc điểm |
Thơ bốn chữ | là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2 |
Thơ năm chữ | là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3 |
Truyện ngụ ngôn | là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần. Truyện thường đưa bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. |
Tùy bút | là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. |
Tản văn | là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả…) nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. |
Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | Giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là một trong các kiểu văn bản thông tin. Trò chơi được giới thiệu có thể là trò chơi truyền thống hay trò chơi hiện đại. Hoạt động được giới thiệu có thể là hoạt động trong sinh hoạt, học tập hay lao động. |
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân |
Câu 2 (trang 121): Đọc văn bản Ve và kiến và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Ve và kiến Ve sầu kêu ve ve Suốt mùa hè Đến kỳ gió bấc thổi .... a. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Dựa vào những dấu hiệu nào trong văn bản để em xác định như vậy? b. Tóm tắt văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn. c. Nêu nhận xét của em về hai nhân vật ve và kiến. d. Xác định chủ đề hoặc thông điệp của văn bản. Trả lời: a. Văn bản thuộc thể thơ năm chữ. Dựa vào đặc điểm hình thức văn bản. b. Ve và kiến là nói nhắc đến cuộc trò chuyện giữa ve và kiến, ve suốt ngày ca hát đến khi gió bấc thổi mà không có gì ăn nên đành sang cậy nhờ kiến xin vay. Tính kiến ghét vay cậy nên đã hỏi ve suốt mùa nắng ráo làm gì. Câu chuyện giữa ve và kiến diễn ra thú vị, thể hiện sự đối lập giữa hai loài vật. Loài kiến chăm chỉ, loài ve suốt ngày hát ca.Câu 3 (trang 122 ): Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc đoạn thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy.
Trả lời: Em đọc diễn cảm một bài thơ hoặc đoạn thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy. Ví dụ: Bài thơ số 1: Mẹ là tia nắng Cho con hi vọng Mẹ là bình minh Sưởi ấm lòng con Mẹ làm tất cả Chỉ mong cho con Có một tương lai Tươi sáng ngời ngời Bài thơ diễn tả tình cảm, công lao to lớn của người mẹ. Nhịp thơ nhanh, ngắn, dễ thuộc dễ nhớ.Câu 4 (trang 122 ): Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A- đam- khu) hoặc Cách ghi chép để nắm nội dung bài học (Du Gia Huy) .
Trả lời: Việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A- đam- khu) hoặc Cách ghi chép để nắm nội dung bài học (Du Gia Huy) giúp phát triển tổng hợp kĩ năng để có thể học tập một cách hiệu quả nhất khi kết hợp nhiều phương tiện giao tiếp.Câu 5 (trang 122 ): Qua việc đọc các văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Trần Thị An) , hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Hoàng Tiểu Tựu) , Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” (Minh Khuê) , em rút ra những lưu ý gì trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Trả lời: Lưu ý: - Đọc kĩ và hiểu các chi tiết được phân tích để nắm nội dung văn bản. - Sự mạch lạc trong viết văn nghị luận.Câu 6 (trang 122 ): Hãy liệt kê tên các văn bản, đoạn trích ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì I theo các thể loại sau:
Bài đọc | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 | Thơ | |
2 | Truyện ngụ ngôn | |
3 | Tùy bút, tản văn | |
4 | Văn bản thông tin | |
5 | Văn bản nghị luận |
Bài đọc | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 | Thơ | Lời của cây, sang thu, ông Một, con chim chiền chiện. |
2 | Truyện ngụ ngôn | Những cái nhìn hạn hẹp, những tình huống hiểm nghèo, biết người biết ta, Chân, tay, tai, mắt, miệng. |
3 | Tùy bút, tản văn | Cốm vòng, Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, Mùa phơi sân trước |
4 | Văn bản thông tin | Chúng ta có thể đọc nhanh hơn, cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học, bài học từ cây cau, phòng tránh đuối nước |
5 | Văn bản nghị luận | Em bé thông minh- nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian, hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” |
Câu 7 (trang 123 ): Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau…(3) Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Nhưng nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào cũng có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng. (Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước) a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên. b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2) , (4) . c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên . d. Chủ đề xuyên suốt của đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao? Trả lời: a. Công dụng của dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2) , (4) : Khi, thì, đã ,thấy, Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm. c. Con nít, bắp, bồ. d. Chủ đề xuyên suốt nhắc đến cái giàn phơi trước sân của người Nam Bộ. Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Vì các câu văn liền mạch theo trình tự, dễ hiểu cùng xoay quanh chủ đề chung.Câu 8 (trang 123 ): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa- pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu, hình ảnh, bảng biểu, ... ) Khái niệm “chi tiết” được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ. Có thể sơ đồ hóa các cấp độ như sau: [ Thông tin cơ bản⟹ Thông tin chi tiết bậc 1⟹ Thông tin chi tiết bậc 2⟹v. v. ] a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn trên. Đây là các thuật ngữ của ngành khoa học nào? b. Giải thích ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong đoạn văn trên. Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa” Trả lời: a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn: Số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa Đó là thuật ngữ của ngành khoa học xã hội. b. Sơ đồ hoá kiến thức là một phương pháp dạy học trong đó người giáo viên sử dụng sơ đồ như một phương tiện giảng dạy trong các tiến trình lên lớp. Khi xây dựng sơ đồ, cần lưu ý những yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tư tưởng, tính mĩ thuật. Một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Văn hóa, xã hội hóa. .Viết, nói và nghe
Câu 9 (trang 124): Vẽ sơ đồ trình bày các bước trong quy trình viết
Trả lời: Bước 1: Trước khi viết ⟹ Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài viết ⟹ Bước 3: Thực hành viết bài ⟹ Bước 4: Chỉnh sửa, chia sẻ và rút kinh nghiệm.Câu 10 (trang 124): Ghi lại những kinh nghiệm của em khi thực hiện quy trình viết các kiểu bài đã được học ở học kì I dựa vào bảng sau:
Kiểu bài | Trước khi viết | Tìm ý và lập dàn ý | Viết bài/viết đoạn | Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc 5 chữ | ||||
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử | ||||
Bài văn biểu cảm về sự việc | ||||
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | ||||
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động |
Kiểu bài | Trước khi viết | Tìm ý và lập dàn ý | Viết bài/viết đoạn | Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc 5 chữ | Đọc nhiều bài thơ học cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ, chú ý quan sát cảnh vật xung quanh, | Tập trung vào sự vật, hiện tượng để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Liệt kê tất cả ý tưởng, cảm xúc em có. | Sử dụng từ ngữ thích hợp Dùng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc… | Chỉnh sửa những lỗi sai thường gặp ,lỗi chính tả, ngữ pháp. |
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử | Xác định đúng đề tài và thu thập tư liệu chính xác. | Ghi lại ý tưởng, xác định những hướng chung như: mối quan hệ giữa sự việc và nhân vật/sự kiện, bằng chứng, phối hợp sử dụng nhiều tư liệu khác nhau. | Lần lượt viết theo bố cục, khi thuật luật nội dung diễn biến cần chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật/sự kiện lịch sử qua các bằng chứng, tư liệu tin vật. Sử dụng yếu tố miêu tả và kể chuyện hài hòa. | Chỉnh sửa những lỗi sai thường gặp ,lỗi chính tả, ngữ pháp. |
Bài văn biểu cảm về sự việc | Chọn sự việc, nhân vật có cảm xúc, tình cảm sâu sắc chân thực. | Ghi ra đặc điểm, khái quát bằng những tính từ cụ thể. Dàn ý đảm bảo lí lẽ, mạch lạc | Bài viết sử dụng yếu tố biểu cảm, giàu cảm xúc, ngôn từ có lựa chọn | Chỉnh sửa những lỗi sai thường gặp ,lỗi chính tả, ngữ pháp. |
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Chọn sự việc, nhân vật sâu sắc, có tính cách đa dạng, thú vị, mang thông điệp. | Phân tích hợp lí, mạch lạc những đặc điểm chính của nhân vật, từ khái quát đến chi tiết. | Bài phân tích mạch lạc, chỉ ra được những đặc điểm của nhân vật mà em ấn tượng | Chỉnh sửa những lỗi sai thường gặp ,lỗi chính tả, ngữ pháp. |
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động | Tìm kiếm và thu thập thông tin đầy đủ về luật lệ và hoạt động chính xác nhất. | Ghi những ý chính về luật lệ hay hoạt động mà em định thuyết minh tuần tự theo các bước, đề mục rõ ràng. | Bài thuyết minh đảm bảo yêu cầu đầy đủ thông tin, dễ hiểu. | Chỉnh sửa những lỗi sai thường gặp ,lỗi chính tả, ngữ pháp. |
Câu 11 (trang 124 ): Cần lưu ý điều gì khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ?
Trả lời: - Nội dung ý nghĩa, cụ thể phù hợp với văn hóa. - Hình thức chỉnh chu đúng với yêu cầu của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3Câu 12 (trang 124): Nêu một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước)
Trả lời: - Cần trình bày theo thứ tự: Lời chào, giới thiệu ⟹ Nội dung⟹ Lời cảm ơn ⟹ Nhận xét. - Tùy thuộc vào từng thể loại có giọng điệu phù hợp, linh hoạt. Thuyết minh cần rõ ràng, ngắn gọn. Biểu cảm giàu cảm xúc trong lời nói…Câu 13 (trang 124 ): Theo em, khi giải thích về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động cần làm gì để người nghe có thể hiểu rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động đó?
Trả lời: - Giải thích cụ thể, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu. - Kết hợp nhiều phương tiện giao tiếp cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.Câu 14 (trang 124 : Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ như thế nào trước các ý kiến khác biệt?
Trả lời: - Thái độ lắng nghe cùng tư duy phản biện văn minh, cái nhìn đa chiều nhiều khía cạnh. Tránh tư tưởng bảo thủ, một chiều.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn