Soạn bài DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ soạn văn 6 tập 1 Trang 94 95 SGK Cánh diều.

Mã ID: 689

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ soạn văn 6 tập 1 Trang 94 95 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

1. Chuẩn bị 

Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…).  - Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian: + Thời điểm xuất hiện của văn bản: 6-5-2019 Nơi xuất hiện của văn bản: Trang tin đồ họa – Thông tấn xã Việt Nam infographics.vn Thời điểm đó có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biện Phủ (7-5-1954 – 7-5-2019) + Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.  Thông tin ấy được nêu ở nhan đề văn bản. + Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc: _x009f_ Đợt 1 (13 đến 17/3): Tiêu diệt 2 cứ điểm của địch là Him Lam và Độc Lập, mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm. _x009f_ Đợt 2 (30/3 đến 30/4): Đợt tấn công quyết liệt nhất, kiểm soát được tình thế khiến địch rơi vào thế bị động. _x009f_ Đợt 3 (1 đến 7/5): Tiêu diệt toàn bộ cứ điểm của giặc – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. + Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính. + Sự kiện được thuật lại là 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện là giúp người đọc hình dung cụ thể, rõ ràng, đầy đủ cả một quá trình dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ. - Đồ họa thông tin (infographic) thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,…) một cách ngắn gọn và rõ ràng. - Ngoài cách trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” và tờ lịch ngày 2-9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin như đồ họa thông tin,…

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào? Trả lời:  Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian, từ mở đầu đến diễn biến và cuối cùng là kết thúc. Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch. Trả lời:  - Đợt 1 (13 đến 17/3):  + Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập. + Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm. - Đợt 2 (30/3 đến 30/4):  + Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất. + Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta. + Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. - Đợt 3 (1 đến 7/5):  + Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. + Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy? Trả lời:  - Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.  - Người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy dựa vào dòng chữ màu đỏ in hoa 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dưới sa pô của tờ đồ họa thông tin. Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản? Trả lời:  Nội dung sa pô nêu ý nghĩa, nhấn mạnh kết quả của quá trình diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ – nhan đề của văn bản. Câu 3 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu,…)? Trả lời:  - Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể về thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch trong ba đợt tiến công của quân ta: + Đợt 1 (13 đến 17/3):  _x009f_ Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập. _x009f_ Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm. + Đợt 2 (30/3 đến 30/4):  _x009f_ Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất. _x009f_ Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta. _x009f_ Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. + Đợt 3 (1 đến 7/5):  _x009f_ Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. _x009f_ Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. - Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ là ngắn gọn theo trình tự thời gian, có hình ảnh minh họa đi kèm, nêu những nét chính, tiêu biểu. - Nhận xét cách trình bày ấy: Màu sắc dễ dàng phân biệt từng phần, không trùng lặp; kí hiệu đồng nhất, người đọc dễ quan sát; hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công; cỡ chữ vừa phải dễ đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt, ghi nhớ được nội dung quan trọng. Bố cục hợp lí, sắp xếp từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian của các đợt. Câu 4 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm? Trả lời:  Thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm vì đó là thông tin quan trọng nhất, kết quả cuối cùng của 3 đợt tổng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Câu 5 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”? Trả lời:  Cách trình bày thông tin của văn bản: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Trình bày theo hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,…) một cách ngắn gọn và rõ ràng, triển khai theo trình tự mở đầu đến diễn biến và kết thúc. Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Trình bày theo các dấu mốc sự kiện lịch sử dẫn tới ngày 2-9-1945, đem đến cái nhìn chi tiết cụ thể, theo dốc mốc thời gian dẫn tới sự kiện lịch sử đó. Bên cạnh đó là hình ảnh minh họa thu hút người đọc.
Soạn bài DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ soạn văn 6 tập 1 Trang 94 95 SGK Cánh diều

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa Học Chuyên Đại học Vinh giải chi tiết
Đề ôn tập giữa học kỳ 1 Địa 12 NH 2023-2024 có đáp án-Đề 3
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Hà Nội
Trắc nghiệm ôn tập chương sóng ánh sáng

Trắc nghiệm ôn tập chương sóng ánh sáng

219 View

Ngân hàng câu hỏi số phức: Phương trình với hệ số thực – Lê Bá Bảo
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 54)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 54)

413 View

Đề kiểm tra cuối kì 1 Toán 12 năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 38)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 38)

245 View

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Tiếng Anh phát triển từ đề minh hoạ Đề 3
Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 18)

Đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án (Đề 18)

203 View

Đề giữa học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk
Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 9

Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 9

513 View