Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm - Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định

Câu 1 (Trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật trào phúng của truyện: - Tạo ra tình huống đặc sắc bất ngờ: + Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là vua xứ Việt, và không biết nhân vật tôi biết tiếng Anh nên họ thản nhiên đưa ra phán xét + Từ những lời phán xét tác giả tố cáo bộ mặt thật của vua Khải Định: chỉ như trò hề, con rối, với chân dung được dựng lên cụ thể, ngộ nghĩnh - Sự trào phúng đó nằm ở: sự nhầm lẫn giữa hình thức với bản chất – sa đọa, bù nhìn trước việc làm của thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

Câu 2 (trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Tình huống truyện độc đáo: - Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm + Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định + Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng + Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ. + Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

Câu 3 (trang 171 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Hình tượng nhân vật Khải Định: - Ngoại hình: + da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch + Trang phục lố lăng như khoe của + Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm - Hành vi: nhút nhát, lén lút → Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực sân Pháp - Sức chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm: + Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân + Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu + Bản chất của những tên thực dân lừa bịch, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước + Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Vi hành

- Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo thể hiện là một người viết truyện ngắn già dặn. - Sáng tạo độc đáo nhất là hư cấu ra cuộc nhầm lẫn của đôi thanh niên nam nữ trong tàu điện ngầm ở Pa-ri để qua đó khách quan tố cáo, lên án tên vua bù nhìn Khải Định. - Các dựng cảnh sinh động, đối thoại tự nhiên, hợp lí, trần thuật truyện linh hoạt. - Sử dụng hình thức bức thư gởi cô em họ để có thể dung nạp trong một truyện ngắn nhiều giọng điệu phong phú, nhiều liên tưởng thật thú vị… - Giọng điệu châm biếm tự nhiên nhưng sâu cay, sắc sảo qua những chi tiết chọn lọc đắt giá, qua cách viết đa nghĩa gợi nhiều suy nghĩ lên tưởng cho người đọc, cách dùng ngôn từ hàm chứa nhiều ý nghĩa… - Giọng văn chế giễu thâm thúy, nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không hề có ý thoái mạ nhưng thực chất có sức mạnh đả kích rất quyết liệt An Nam Khải Định và chiêu bài khai hóa giả dối của thực dân Pháp.  

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

118 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

116 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

119 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members