Văn mẫu SAU KHI HỌC BÀI THƠ "NHỮNG CÁNH BUỒM" (HOÀNG TRUNG THÔNG) CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TRONG BÀI THƠ TƯỢNG TRƯNG

Mã ID: 1747

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Văn mẫu SAU KHI HỌC BÀI THƠ "NHỮNG CÁNH BUỒM" (HOÀNG TRUNG THÔNG) CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TRONG BÀI THƠ TƯỢNG TRƯNG CHO KHÁT VỌNG VƯƠN XA CỦA NGƯỜI CON LẠI CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TƯỢNG TRƯNG CHO NHỮNG ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGƯỜI CHA Ý KIẾN CỦA EM NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA EM BẰNG 1 BÀI VĂN văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Sau khi học bài thơ "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng 1 bài văn.

Dàn ý Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con

1. Mở bài Nêu vấn đề cần trao đổi (có hại ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông). 2. Thân bài Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình. Có thể phát biểu theo gợi ý sau: + Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến. + Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến. + Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra một ý kiến khác. 3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu.

MẪU VĂN

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con - mẫu 1

Trong những tiết học trước chúng ta đã cúng nhau tìm hiểu văn bản Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé! Trước hết chúng ta nhận thấy cả hai ý kiến nêu ra đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Tuy nhiên ở hai ý kiến có sự khác nhau: ý kiến đầu cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác. Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được. Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha. [caption id="attachment_24788" align="alignnone" width="612"]Văn mẫu SAU KHI HỌC BÀI THƠ "NHỮNG CÁNH BUỒM" (HOÀNG TRUNG THÔNG) CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TRONG BÀI THƠ TƯỢNG TRƯNG CHO KHÁT VỌNG VƯƠN XA CỦA NGƯỜI CON LẠI CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TƯỢNG TRƯNG CHO NHỮNG ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGƯỜI CHA Ý KIẾN CỦA EM NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA EM BẰNG 1 BÀI VĂN văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều Văn mẫu SAU KHI HỌC BÀI THƠ "NHỮNG CÁNH BUỒM" (HOÀNG TRUNG THÔNG) CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TRONG BÀI THƠ TƯỢNG TRƯNG CHO KHÁT VỌNG VƯƠN XA CỦA NGƯỜI CON LẠI CÓ BẠN CHO RẰNG: HÌNH ẢNH CÁNH BUỒM TƯỢNG TRƯNG CHO NHỮNG ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGƯỜI CHA Ý KIẾN CỦA EM NHƯ THẾ NÀO? TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA EM BẰNG 1 BÀI VĂN văn mẫu 7 học kì 2 Cánh diều[/caption]

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con - mẫu 2

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thấm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bảo trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió chứ không phải trong các con thuyền đồ sộ.. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Tuy nhiên, có ý kiến trái chiều về hình ảnh này, có người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến khác lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Em đồng tình với ý kiến thứ nhất cho rang hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Nguyên nhân đầu tiên, ta nhận thấy điểm chung của hai ý kiến đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa, giống như dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Nếu chỉ đọc hai khổ thơ cuối, nhiều người có thể cho rằng ý kiến nào cũng có phần đúng. Tuy nhiên, khi đọc cả bài thơ, em cảm thấy hai ý kiến chưa thật sự hoàn toàn đúng. Đối với hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần phân tích ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Trước tiên, cánh buồm ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được. Do đó, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con - mẫu 3

Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay. Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha - con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ, nhiều người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Số còn lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến nào mới thật sự chính xác? Chúng ta cùng tìm câu trả lời bên trong bài thơ: Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cả hai ý kiến đều nói về cánh buồm, một hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Vẫn là đất nước của ta Những nơi đó cha chưa hề đi đến Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có... có... có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực. “Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh: “Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ: Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi...” Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được. Tóm lại, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề cương ôn tập môn Sử 12 HK2 năm 2024 tham khảo

Đề cương ôn tập môn Sử 12 HK2 năm 2024 tham khảo

391 View

Bài toán tương giao giữa hai đồ thị

Bài toán tương giao giữa hai đồ thị

213 View

Đề thi học kỳ 2 môn Sinh lớp 12 NH 2023-2024 có đáp án - Đề 6
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán (chuyên) năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Bình Phước
Bộ đề ôn thi TNTHPT năm học 2023-2024 môn Lý có lời giải (Bộ 1)
Chuyên đề Đại Cương Về Kim Loại Hóa 12

Chuyên đề Đại Cương Về Kim Loại Hóa 12

412 View

Đề thi học kỳ 2 môn Lý lớp 12 năm học 2023-2024 có đáp án - Đề 1
Đề tuyển sinh lớp 10 chuyên môn Toán (vòng 1) năm 2023 – 2024 trường ĐHKH Huế
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lịch Sử theo đề minh họa 2024 - Đề 1
Đề thi thử 2024 môn Văn bám sát đề minh họa có lời giải chi tiết đề 1
Đề ôn tập học kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường Long Thạnh – Kiên Giang
Trắc nghiệm ôn tập Hóa 12 HK1 theo từng mức độ

Trắc nghiệm ôn tập Hóa 12 HK1 theo từng mức độ

379 View