Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
50 View
Tóm tắt
Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của U.Sếch-xpia. ở thành Vêrôna nước ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Mông-te-ghiu và Ca-piu-let. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-et, con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải lấy bá tước Pa-rix. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp. Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm lại thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả đối với sự chiến thắng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tình yêu say đắm thuỷ chung của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và thù địch của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.Bố cục
- Phần 1 (6 lời thoại đầu): sự độc thoại bộc lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet - Phần 2 (còn lại): cuộc đối thoại của Romeo và JulietCâu 1 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Từ câu thoại 1-7: độc thoại, để hai nhân vật tự thổ lộ tình cảm của mình Từ câu 8-16: lời đối thoại giữa hai người, Romeo- Juliet có cơ hội bộc trực tình cảm với nhau + Các hình ảnh so sánh thể hiện miêu tả vẻ đẹp của Juliet + Vượt lên định kiến của gia đình, nàng Juliet dám nói lên chân thành say đắm + Lời hẹn thề chứng tỏ thành kiến của phong kiến dần mất tác dụngCâu 2 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):
- Tình yêu của Ro-me-o và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai giọng thù địch: + Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người + Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-et nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu + Ro-me-o quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-et → Cả hai đều hiểu, và nói tới thù hận để cùng vượt lên rào cản, xây dựng tình yêuCâu 3 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Diễn biến tâm trạng của Ro-me-o với hình thức so sánh liên tưởng + Thiên nhiên được nhìn qua điểm nhìn của người đang yêu vì thế thiên nhiên như cộng hưởng, trân quý. + Tâm trạng yêu thương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì ngăn cản được Ro-me-o trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-et + Mạch suy nghĩ của chàng hướng tới đôi mắt lên tiếng, đôi môi lấp lánh của người yêu + Khát vọng yêu đương mãnh liệt → Cảm xúc Ro-me-o là sự lãng mạn và cháy bỏng của người đang yêu và được yêuCâu 4 (Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tâm trạng Giu-li-et: + Thông qua lời độc thoại nội tâm + Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em” + Tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm + Nàng đối đáp với Ro-me-o chắc chắn tin vào tình yêu của chàng dành cho mình + Nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-et + Chấp nhận tình yêu và hướng về Ro-me-o → Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu Tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họCâu 5 (Trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tình yêu và thù hận được giải quyết trong mười sáu lời thoại: Vấn đề thù hận: thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu, thù hận chỉ thể hiện qua dòng suy nghĩ các nhân vật, song đó không phải động lực chi phối hành động của nhân vật - Tình yêu của hai người vượt qua từ lời thoại 13- 15 trong đoạn trích → Tình yêu diễn ra trên cái nền thù hận, thù hận bị đẫy lũi chỉ còn tình đời, tình người bao la, giàu tư tưởng nhân vănLuyện tập
Bài 1 (trang 201 sgk ngữ văn 11 tập 1): Tình yêu và thù hận “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người” Tác giả thể hiện diễn biến tâm trạng, nỗi lòng bồi hồi yêu thương của hai nhân vật Romeo và Juliet tài tình qua dòng độc thoại nội tâm và đối thoại + Tác giả muốn khẳng định tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, kì diệu của con người, là tình cảm thiêng liêng, thể hiện con người và tâm hồn con người một cách chính xác + Ca ngợi tình yêu chân chính có thể vượt qua mọi rào cản, thù hậnCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24625 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View