Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):

- Bố cục của văn bản có nét đặc biệt: + Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): lệnh của quan trên qua trát quan tới làng + Phần 2 (tiếp… “vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí + Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao - Cách dựng tình huống và cốt truyện thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra + Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân + Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, mà bị bắt như tù binh + Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân + Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch → Tác giả muốn người đọc thấy cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó.

Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng: + Mẫu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo + Sự khuếch trương của quan lại thực dân phong kiến với mong muốn ở nhà lao động của người dân + Sự lùng sự ráo riết của thực dân >< sự trốn tránh đến cực nhục của người dân → Mâu thuẫn tạo ra sự hài hước, bộc lộ bản chất xảo trá, dã man của xã hội thực dân phong kiến Mâu thuẫn của các cảnh: - Anh Mịch thảm thiết lạy xin được ông Lí tha cho để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng không được chấp nhận Đáp lại là sự dọa dẫm, vô tình của ông Lí - Lệnh nghiêm ngặt oái oăm từ quan trên kéo theo sự khốn khổ của dân quê. Tinh thần thể dục vui vẻ tới mức nhiều người khốn khổ vì nó. - Bác Phô gái xin ông Lí tha cho chồng vì chồng còn đang ốm, nhưng đáp lại ông Lí “ ốm gần chết cũng phải đi… lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à.” - Bà cụ Phó Bính hối cho quan ba hào bỏ túi, khiến cho bọn như ông Lí được dịp “đục nước béo cò” - Thằng Cò ốm trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra với tình cảnh thảm thương, mai mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói → Tất cả hoàn cảnh éo le, dở khóc dở cười tạo ra tiếng cười mỉa mai bọn chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai. Nhà văn cảm thông với những người dân nghèo- nạn nhân của tinh thần thể dục lố bịch của bọn xâm lược

Câu 3 (Trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Ý nghĩa phê phán: Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho “tinh thần thể dục” giả tạo với thái độ chống trả quyết liệt của người dân làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến. Truyện lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi chúng bày ra “phong trào thể thao”, “sức khỏe nòi giống” thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước.

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

104 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

104 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

106 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members