Thương vợ (Trần Tế Xương)

Bố cục

- Có thể chia thành: Đề, thực, luận, kết - Hoặc chia như sau: + 6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú + 2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu - Công việc: Buôn bán - Địa điểm: ở mom sông - “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng. - Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú. - Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ. ⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Đức tính cao đẹp của bà Tú - Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng” - Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương - Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): 

Nỗi lòng của nhà thơ - Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình - Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom. - Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình

Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

- Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận. - Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.  

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

118 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

116 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

119 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members