Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
59 View
I. Dùng kiểu câu bị động
1. Câu bị động trong đoạn văn trên: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. → Sự xuất hiện của câu chủ động không hợp lí, câu đầu đang nói về “hắn”, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài, không thể đột ngột nói tới chủ thể khác ( người đàn bà) 2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà” → Tạo ra mạch liên kết với câu phía trước, tiếp tục nói về hắn 3. Nêu thông tin của Nam Cao, sau đó sử dụng một số câu bị động liên quan tới tác giả: - Cuối tháng 1951, trên đường công tác, ông bị giặc phục kích, ông hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ → Tác dụng: nhấn mạnh sự hi sinh, gợi lên niềm tiếc thương về tài năng đang bắt tới độ tỏa sáng.II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1. Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành” - Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn. 2. Khởi ngữ câu C Vì tiếp tục nhắc tới đề tài: bím tóc, mắt, tai, điều này sẽ tạo nên tính liền mạch cho đoạn văn. 3. a, Khởi ngữ nằm trong câu: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập - Khởi ngữ tự tôi. Vị trí: đầu câu Tác dụng: nêu lên đề tài có liên quan tới điều nói tới trong câu trước (đồng bào- tôi) b, Câu có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khi chính của văn nghệ - Khởi ngữ: cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc - Vị trí: đứng đầu câu - Tác dụng: nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin ở câu đã có phía trước)III. Sử dụng câu có trạng ngữ chỉ tình huống
1. - Phần in đậm nằm đầu câu - Nó có cấu tạo là cụm động từ - Có thể chuyển phần in đậm: bà già kia thấy thị hỏi, bật cười Nhận xét: sau khi chuyển câu có hai vị ngữ, vị ngữ có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước, nối tiếp sẽ rõ ràng hơn. Lựa chọn câu C - Ý A có trạng ngữ chỉ thời gian, nếu viết theo cách này và câu trước đó như không liên quan - Ý B: kiểu câu có hai vế, đều có chủ ngữ, vị ngữ, kiểu câu này lặp lại chủ ngữ, tạo ra sự nặng nề - Ý D: có 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ, không tạo được mạch liên kết chặt chẽ với câu trước đó. 2. Trạng ngữ: nhận được phiến trát của Sơn hưng Tuyên đốc bộ đường. Câu văn có trạng ngữ ở đầu câu, tác dụng để thể hiện thông tin đã biết, phân biệt thứ yếu với tin quan trọngIV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
1. Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu 2. Tất cả các thành phần trên thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước trong một văn bản, điều đó làm nên mạch liên kết 3. Việc sử dụng kiểu câu trên giúp thống nhất, liên kết mạch ý, mạch lạc trong văn bản.Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24625 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View