Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
61 View
Câu 1 (Trang 74 sgk ngữ văn 11 tập 1)
a, Từ lá được dùng theo nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, mặt có gân lá b, Từ lá được hiểu theo nghĩa chuyển: - Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá chỉ các bộ phận trong cơ thể con người - Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: chỉ các sự vật bằng giấy - Lá cờ, lá buồm: chỉ vật làm bằng vải - Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa… - Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ vật làm bằng kim loại - Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa: trong các từ trên tuy trường nghĩa khác nhau, nhưng đều dùng với các vật có điểm giống nhau (tương đồng): đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt, bề mặt như lá cây.Câu 2 (trang 74 sgk ngữ văn 11 tập 1)
- Kẻ đầu hai thứ tóc như lão ấy sẽ không bao giờ làm chuyện đó đâu. - Nó là chân sút cừ của đội bóng. - Bàn tay ta làm nên tất cả. - Miệng giếng sâu hun hút đến sợ. - Hà Nội là trái tim hồng.Câu 3 (trang 75 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi… + Nói ngọt lọt tới tận xương. + Nó bỏ ra ngoài sau một lời chua chát. + Lời nó nói nghe thật bùi tai. + Nó nhận thấy sự cay đắng khi tin tưởng quá nhiều vào bạn mới quen của nó.Câu 4 (Trang 75 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Từ đồng nghĩa với từ cậy và nhờ: cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ, hiệu quả của người khác - Từ chịu có các từ đồng nghĩa nhận, nghe, vâng (thể hiện sự đồng ý, chấp thuận với người khác) + Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường (sắc thái trung tính) + Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới với người bề trên (thái độ ngoan ngoãn, kính trọng) + Chịu: thuận theo người khác một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng. Dùng từ “chịu” Kiều tỏ được thái độ tôn trọng em gái mình, vừa nài ép, đồng thời coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.Câu 5 (trang 75 sgk ngữ văn 11 tập 1)
a, Chọn từ canh cánh vì: + Từ này khắc họa tâm trạng day dắt, khôn nguôi của Bác khi kết hợp với từ canh cánh thì được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà biểu hiện con người Bác Hồ - Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói tới tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung tập thơ Nhật kí trong tù b, Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng hai từ dính dấp, liên can vào trường hợp này, còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp c, Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. + Bầu bạn: có ý nghĩa khái quát, chỉ tập thể nhiều người, có sắc thái gần gũi, khẩu ngữ + Bạn hữu: có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết nên không phải hợp để nói về quan hệ quốc tế + Bạn bè: có ý nghĩa khái quát thân mật, suồng sã nên phù hợp với quan hệ quốc tế.Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24734 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
623 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
583 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
558 View