Thao tác lập luận bác bỏ

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.

- Lập luận bác bỏ: cách thức đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe - Mục đích: Bày tỏ, bênh vực ý kiến đúng đắn - Tác dụng: thao tác quan trọng, giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, thao tác rất cần thiết trong cuộc sống - Yêu cầu: + Phát hiện ra những điều sai lầm + Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin + Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng tranh luận

II. Cách bác bỏ

1. Bác bỏ luận điểm cho rằng: “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh” - Bác bỏ bằng việc đưa ra những câu phủ định: + “Không phải thế đâu”; “Nguyễn Du chỉ mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh” + Căn cứ vào mấy bài thơ mà kết luận là người ta mắc chứng bệnh thần kinh thì quả là sự quá bạo + Chỉ ra Pa-xca là người mang bệnh mà tư tưởng của ông vẫn sáng suốt, khỏe mạnh, phi thường 2. Có thể bác bỏ - Nêu tác hại - Chỉ nguyên nhân - Phân tích khía cạnh, phương diện của vấn đề

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy” - Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ * Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau: - Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn + Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy” + Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm” + Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng” - Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp - Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến

Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu” MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu” TB: - Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính - Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn) - Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc... - Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn yếu không phải là điều xấu.

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

119 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

116 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

119 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members