Tác giả TỐ HỮU
59 View
TỐ HỮU
I. CON ĐƯỜNG THƠ CỦA TỐ HỮU
Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường đấu tranh cách mạng gian khổ, vinh quang của dân tộc đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ. 1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946). Là chặng đường đầu tiên trong đời thơ Tố Hữu, đó cũng là thời gian đánh dấu những bước giác ngộ và trưởng thành của người thanh niên yêu nước quyết tâm đi theo ánh sáng của Đảng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Máu lửa gồm những bài thơ sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ - đó là lúc người thanh niên trẻ tuổi đang băn khoăn kiếm tìm lẽ sống thì may mắn được tiếp nhận ánh sáng của mặt trời chân lí và đã tự nguyện gắn bó, dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng (Từ ấy). Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc sống của những con người lao khổ xung quanh mình, khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai tươi sáng (Đi đi em). Xiềng xích gồm những bài thơ sáng tác trong thời gian Tố Hữu bị giam giữ tại các nhà tù của thực dân Pháp. Đó là tâm tư của một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi tha thiết yêu đời, khao khát tự do (Tâm tư trong tù, Nhớ người, Nhớ đồng...), kiên cường giữ vững ý chí chiến đấu, không khuất phục trước những thử thách khắc nghiệt chốn ngục tù (Con cá, chột nưa; Trăng trối...). Giải phóng gồm những bài thơ được sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục cho đến ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Trong hoàn cảnh rất khẩn trương của thời kì tiền khởi nghĩa, Tố Hữu vẫn dùng thơ ca để tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh giành chính quyền nồng nhiệt, ngợi ca thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của đất nước, khẳng định niềm tin yêu sâu sắc của nhân dân với chế độ mới (Xuân đến, Hồ Chí Minh, Huế tháng Tám...). 2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954). Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp, là bản anh hùng ca hào tráng về cuộc kháng chiến và con người kháng. Những chặng đường gian lao, những sự kiện lịch sử trọng đại của cuộc kháng chiến đều được ghi lại trong những bài thơ mang đậm cảm hứng sử thi - trữ tình cách mạng (Giữa thành phố trụi, Phá đường, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, ta đi tới...). Là tập thơ giàu tính dân tộc và đại chúng, Việt Bắc đặc biệt hướng tình yêu thương và cảm phục tới quần chúng công nông binh, những con người lao động bình dị và anh hùng (Bà mẹ Việt Bắc, Lượm, Bà bú, Lên Tây Bắc ...). Việt Bắc đã thể hiện và ca ngợi những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến, từ tình quân dân cả nước, nghĩa tình hậu phương với tiền tuyến (Bầm ơi), lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ (Sáng tháng Năm)..., trong đó, thống nhất và bao trùm tất cả là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc. 3. Gió lộng (1955 - 1961). Là những sáng tác của Tố Hữu khi đất nước bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Tập thơ khai thác những nguồn cảm hứng lớn lao của thời đại mới: ghi khắc những ân tình sâu nặng của quá khứ (Mẹ Tơm...), biết ơn Đảng, Cách mạng (Ba mươi năm đời ta có Đảng...), thể hiện niềm vui phơi phới, niềm tự hào và tin tưởng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (Trên miền Bắc mùa xuân, Bài ca mùa xuân 1961...), tình cảm tha thiết với miền Nam ruột thịt và ý chí thống nhất Tổ Quốc (Người con gái Việt Nam, Thu muôn đời muôn kiếp không tan...), tình cảm quốc tế vô sản (Em ơi... Ba Lan..., Đường sang nước bạn...). Những tình cảm ấy đã đem đến cho Gió lộng cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét. 4. Hai tập Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) vừa là bản anh hùng ca ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ (Miền Nam, Mẹ Suốt, Hãy nhớ lấy lời tôi...), vừa là lời kêu gọi, cổ vũ thiết tha, mãnh liệt cả dân tộc trong cuộc chiến đấu quyết liệt, hào hùng ở cả hai miền Nam, Bắc (Chào xuân 67, Bài ca xuân 68, Bài ca xuân 71...), và cuối cùng, trong những bài thơ mang đậm tính chính luận và chất sử thi như Việt Nam máu và hoa, Nước non ngàn dặm, Toàn thắng về ta..., Tố Hữu đã bộc lộ những suy ngẫm, phát hiện về vẻ đẹp kì diệu của dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại mới đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào ngày chiến thắng. 5. Sự ổn định của khuynh hướng trữ tình chính trị cũng như những chuyển biến mới trong cảm hứng sáng tác của Tố Hữu đã được thể hiện khá rõ nét trong hai tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với Ta (1999). Tình yêu với đất nước, nhân dân, sự kiên định niềm tin vào lí tưởng cách mạng, vào cái Đẹp, cái Thiện, tâm huyết thiết tha với cuộc đời...vẫn là dòng mạch cảm hứng đáng trân trọng trong thơ Tố Hữu thời kì này (Một khúc ca, Một nhành xuân, Đảng và thơ, Chào năm 2000...). Bên cạnh đó, chứng kiến và vượt lên trên bao thăng trầm, trải nghiệm. Tố Hữu đã thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc, phát hiện những giá trị bền vững của cuộc đời trong những bài thơ thâm trầm của cảm hứng đời tư - thế sự.II. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, đó là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đậm nét trong thơ ông.
Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phản ánh trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng. Những sự kiện lịch sử, những vấn đề chính trị quan trọng có tác động lớn đến vận mệnh dân tộc, thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Bài ca mùa xuân 1961, Việt Nam máu và hoa...). Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ (Từ ấy), càng về sau càng xác định là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc (Ta đi tới). Có lẽ đó là nguyên nhân khiến thơ ông ít thể hiện những tình cảm riêng tư mà thường hướng tới những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách mạng và con người cách mạng (Cá nước, Sáng tháng Năm, Có thể nào yên, Vui thế, hôm nay...). Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu cũng vì thế thường là con người đại diện cho vẻ đẹp, sức mạnh, phẩm chất và khát vọng cộng đồng, mang tầm vóc lịch sử và thời đại (Lượm, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Hãy nhớ lấy lời tôi...). Thơ Tố Hữu luôn tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn hướng người đọc đến một tương lai tươi sáng, khơi gợi niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với con đường cách mạng, ca ngợi nghĩa tình cách mạng và vẻ đẹp lí tưởng của con người cách mạng (Tiếng hát sông Hương, Ta đi tới, Việt Bắc...). Khuynh hướng cảm hứng ấy càng có tác động mạnh mẽ, thấm thía tới tâm hồn, tình cảm con người khi được thể hiện trong những bài thơ mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Giọng điệu đặc biệt này không chỉ thừa hưởng từ điệu hồn của con người xứ Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: "Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến với những người nào đó có sự cảm thông...", sự cảm thông thường có trong những tâm tình, nhắn nhủ chân thành.-
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức thể hiện.
TRỌNG TÂM CHINH PHỤC ĐIỂM 10 THPT QUỐC GIA 2022
MÔN: NGỮ VĂN
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 2000
BÀI 1: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh BÀI 2: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) BÀI 3: Tây Tiến (Quang Dũng) BÀI 4: Tố Hữu BÀI 5: Việt Bắc (Tố Hữu) BÀI 6: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) BÀI 7: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) BÀI 8: Sóng (Xuân Quỳnh) BÀI 9: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) BÀI 10: Nguyễn Tuân BÀI 11: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) BÀI 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) BÀI 13: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) BÀI 14: Vợ nhặt (Kim Lân) BÀI 15: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) BÀI 16: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) BÀI 17: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) BÀI 18: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) BÀI 19: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24621 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
537 View