Soạn bài VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ soạn văn 7 Tập 1 Trang 25 26 27 28 SGK Chân trời sáng
181 View
Mã ID: 510
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ soạn văn 7 Tập 1 Trang 25 26 27 28 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Tiếp tục chỉnh sửa nếu đoạn văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có).
Rút kinh nghiệm
* Khái niệm:
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. - Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. - Cấu trúc gồm có ba phần: + Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề). + Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ. + Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Câu hỏi (trang 26): Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Tác giả đã dùng ngôi thứ mấy để chi sẻ cảm xúc? - Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ? - Nội dung câu mở đoạn là gì? - Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những nội dung gì? - Nêu nội dung câu kết đoạn. Trả lời: - Tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc: Xưng tôi - Cảm xúc của tác giả với bài thơ là “rất thích” - Nội dung của câu mở đoạn là giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm xúc chung với bài thơ - Phần thân đoạn gồm các câu 2,3,4,5 đã trình bày những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, ấn tượng được trích ra từ bài thơ nhằm chứng minh, làm rõ, lí giải cho cảm xúc của tác giả với bài thơ - Nội dung của câu kết đoạn là khẳng định lại nội dung của bài thơ và cảm xúc của tác giả dành cho bài thơ cũng như ý nghĩa của nó đối với tác giả.* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài: (trang 26 ): Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Xác định đề tài Hãy đọc kĩ đề bài và xác định: - Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? → Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay. - Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? → Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ. Thu thập tư liệu Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi: - Cần tìm những thông tin nào? → Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác - Tìm những thông tin ấy ở đâu? → Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng. - Em xác định: + Mục đích viết bài này là gì? → Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn. + Người đọc bài này có thể là ai? → Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo + Nội dung và cách viết như thế nào? → Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm → Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Tìm ý Em hãy: - Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả. - Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng. - Xác định chủ đề bài thơ. - Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó. - Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ. Lập dàn ý Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau: - Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn. - Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ. - Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. Bước 3: Viết đoạn Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ - mẫu 1
“Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ vô cùng hấp dẫn viết về chủ đề thiên nhiên đất trời vào thu. Nét độc đáo của bài thơ này không chỉ là những dòng thơ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ như “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” hay như những đám mây trời vắt nửa mình sang thu. Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Không những thế, tác giả còn cảm nhận thu bằng đầy đủ các giác quan như: thính giác, khứu giác, thị giác. Đặc biệt, nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cáI vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). Thật biết ơn nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bài thơ khác lạ so với những bài thơ thu trước đó.Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ - mẫu 2
Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Qua những câu thơ, giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: Vẻ đẹp của những bài thơ - mẫu 3
Bài thơ "Con chim chiền chiện" được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập "Hai bàn tay em". Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: "Bay vút, vút cao", "Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi", "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Xem lại và chỉnh sửa Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn dựa vào bảng kiểm dưới đây: Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữCác phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Mở đoạn | Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. | ||
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ. | |||
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ. | |||
Thân đoạn | Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí. | ||
Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. | |||
Dùng các từ ngữ để liên kết các câu. | |||
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. | ||
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
Soạn bài VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ soạn văn 7 Tập 1 Trang 25 26 27 28 SGK Chân trời sáng tạo
Hãy xem lại sản phẩm của mình và trả lời hai câu hỏi dưới đây: - Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ? + Đọc thật kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu về chủ đề, nội dung và hình thức viết + Đọc thật kĩ bài thơ để phát hiện ra những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật + Thể hiện cảm xúc của mình với bài thơ một cách chân thành, trực tiếp + Viết xong đọc lại để phát hiện và sửa lỗi kịp thời - Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hay hơn? + Thay thế các từ ngữ, cách diễn đạt trong đoạn văn bằng những từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt ấn tượng hơn. + Liên kết, kết nối các câu nhịp nhàng, tự nhiên hơnĐừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn