Soạn bài SANG THU soạn văn 7 Tập 1 Trang 15 16 SGK Chân trời sáng tạo

Mã ID: 484

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài SANG THU soạn văn 7 Tập 1 Trang 15 16 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 15 ): Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa.

Trả lời:  - Thời khắc giao mùa là thời khắc vô cùng đặc biệt, thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người. - Trong thời khắc đặc biệt ấy, em cảm thấy vô cùng xúc động; không chỉ cảm nhận được sự kì diệu của tự nhiên với những chuyển biến, thay đổi tinh tế của vạn vật mà còn cảm nhận rõ được sự rung động của tâm hồn mình khi được trải nghiệm thời khắc đó. Mọi thứ đều mơ hồ nhưng lại khiến em xao xuyến, mơ mộng; khiến em cảm thấy trân trọng và muốn níu giữ, nâng niu mọi thứ…

* Trải nghiệm cùng văn bản 

1. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”? 

- Đây quả là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ, nhà thơ gợi ra trước mắt người đọc đám mây mùa hạ mỏng nhẹ, kéo dài như một dải lụa trên bầu trời mùa thu đã bắt đầu trong xanh. Hình ảnh này vừa có sức tạo hình trong không gian nhưng lại diễn tả sự vận động tinh tế của thời gian. Đám mây ấy như một nhịp cầu nối liền giữa hai mùa khiến ranh giới giữa hai mùa thu và mùa hạ trở nên mơ hồ, mong manh, không rõ rệt.

2. Theo dõi: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

- Đây đều là các từ ngữ thể hiện trạng thái chuyển động, thay đổi chậm rãi, không rõ rệt với nhiều lưu luyến, không dứt khoát. Qua đó thể hiện bước chuyển mình đầy tinh tế của tự nhiên, khắc hoạ vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa sang thu.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:  Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nói về đất trời từ cuối hạ sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh mùa thu bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm. [caption id="attachment_21130" align="aligncenter" width="387"]Soạn bài SANG THU soạn văn 7 Tập 1 Trang 15 16 SGK Chân trời sáng tạo Soạn bài SANG THU soạn văn 7 Tập 1 Trang 15 16 SGK Chân trời sáng tạo[/caption]

Câu 1 (trang 16 ): Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đầu em nhận biết được điều đó?

Trả lời:  - Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu - Dấu hiệu: Sự biến đổi đất trời sang thu với những tín hiệu chuyển mùa:hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ - thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa. Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.

Câu 2 (trang 16 ): Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?

Trả lời:  - Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên: + Hương ổi… Phả vào trong gió se + Sương chùng chình qua ngõ + Sông dềnh dàng + Chim vội vã + Đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình… → Đây đều là những hình ảnh miêu tả những chuyển động hết sức mơ hồ của thiên nhiên, tất cả đều chưa có gì rõ rệt mà đậm nét. Và cũng chính vì thế mà cho thấy tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ: một tâm hồn yêu thiên nhiên, hoà nhập cùng thiên nhiên.

Câu 3 (trang 16 ): Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Trả lời:  - Ngắt nhịp vô cùng linh hoạt (1/2/2; 2/3) - Gieo vần chân: se – về; vã – hạ…  Góp phần thể hiện nội dung của văn bản: những cảm nhận tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

Câu 4 (trang 16 ): Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời:  - Chủ đề: Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày cuối hạ sang thu giữa thời khói lửa. - Thông điệp: Thời gian chảy trôi, cùng với sự thay đổi của thời cuộc, con người cũng sẽ trưởng thành, không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi trẻ. Chúng ta sẽ biết lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi.

Câu 5 (trang 16 ): Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Trả lời:  - Không. Vì Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời. Nếu chuyển thành Thu hay Mùa thu thì sẽ đánh mất nét nghĩa này, không thể hiện được nội dung của bài thơ.

Câu 6 (trang 16 ): Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Trả lời:  - Cách quan sát và cảm nhận của tác giả vô cùng tinh tế, rất chi tiết và cụ thể nhưng vẫn nắm bắt được cái thần của cảnh → Điều em có thể học hỏi: - Trình tự quan sát và cảm nhận: từ khái quát đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng, gửi gắm suy ngẫm - Lựa chọn thể hiện những đặc điểm đặc trưng của cảnh, những chuyển biến của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa - Cảm nhận thông qua những hình ảnh thơ giàu giá trị biểu tượng

Câu 7 (trang 16): Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Trả lời:  - Có thể lựa chọn một trong các từ ngữ đặc sắc trong bài thơ, thể hiện những bước chuyển mình tinh tế của thiên nhiên thời khắc sang thu - Ví dụ: “Hình như”: Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi “bỗng” nhận ra “thu đã về”.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề thi thử Toán vào 10 lần 2 năm 2023 – 2024 phòng GD&ĐT Quốc Oai – Hà Nội
10 đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn Văn có đáp án chi tiết-tập 5
Đề cương giữa kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên
Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 Ngữ văn phát triển từ đề minh hoạ - Đề 2
Phương pháp giải toán Phóng xạ Vật lí 12

Phương pháp giải toán Phóng xạ Vật lí 12

261 View

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Toán 12 năm học 2023-2024
Trắc nghiệm Sử 12 bài 9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Đề thi HSG Vật lý 12 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh 2022-2023

Đề thi HSG Vật lý 12 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh 2022-2023

1025 View

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn cấp THPT có lời giải
Bài tập trắc nghiệm điều chế kim loại có lời giải

Bài tập trắc nghiệm điều chế kim loại có lời giải

325 View

Đề thi thử THPT QG 2024 môn vật lý có đáp án - Đề 18

Đề thi thử THPT QG 2024 môn vật lý có đáp án - Đề 18

446 View