Soạn bài MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM soạn văn 7 Tập 2 Trang 12 13 SGK Kết nối tri thức
350 View
Mã ID: 347
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM soạn văn 7 Tập 2 Trang 12 13 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”. - Sử dụng thành ngữ trên khi quan sát trên bầu trời: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão: Đây là kinh nghiệm dự báo bão. Cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Người ta thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời số`ng đã được đúc kết, mang tính chính xác. - Tục ngữ ngắn gọn, có kết cấu ổn định, dễ thuộc, dễ nhớ.* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:1. Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.
- thiên nhiên (câu 1-5) - lao động sản xuất (câu 6-8) - con người và xã hội (câu 9-15)2. Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.
- Ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ.* Sau khi đọc
Nội dung chính: Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát. [caption id="attachment_20710" align="aligncenter" width="354"] Soạn bài MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM soạn văn 7 Tập 2 Trang 12 13 SGK Kết nối tri thức[/caption] Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Các câu tục ngữ, ngắn nhất là 5 tiếng (câu 9: Người sống hơn đống vàng), dài nhất là 16 tiếng (câu 3: Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như chút) → Độ dài của câu tục ngữ: ngắn gọn.Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Trong 15 câu tục ngữ chỉ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là không có tiếng hiệp vần, những câu còn lại đều gieo vần. - Vị trí các tiếng hiệp vần khá đa dạng - Tác dụng: Vần làm cho câu tục ngữ có kết cấu chặt chẽ, có tính nghệ thuật, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc.Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Câu tục ngữ trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt là: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” => Sử dụng thể thơ lục bát. - Ví dụ: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Tính cân đối có khi giữa hai hoặc hơn hai vế trong một dòng, có khi giữa hai dòng của một câu tục ngữ. - Tính cấn đối thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng - trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,... Ví dụ: * Sự cân đối giữa hai vế trong một dòng: + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. + Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. + Đói cho sạch, rách cho thơm. + Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. * Sự cân đối giữa bốn về trong một dòng: Nhất nước, nhà phân, tam cẩn, tứ giống. * Sự cân đối giữa hai dòng của một câu tục ngữ: + Đêm tháng Năm chưa nắm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. + Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa gần tới. → Nhờ tính cân đối, tục ngữ có âm hưởng chắc nịch. Do đó, những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
+ Câu 1 – 5 : chủ đề kinh nghiệm về thời tiết + Câu 6 – 8: chủ đề kinh nghệm về lao động sản xuất + Câu 9 -15: chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội.Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Câu 4, 9, 10, 14, 15 là những câu dùng hình ảnh có tính chất ẩn dụ. - Những câu còn lại thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp.Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: Nếu câu này đúng thì cấu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại. Sở dĩ như vậy là vì các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. + Một câu khẳng định: Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Thầy giỏi, có phương pháp dạy học tốt thì trò sẽ mau tiến bộ. Thực tế giáo dục đã chứng minh điều này. + Câu còn lại nêu quan niệm: Học thầy không bằng học bạn. Nếu quan niệm học không chỉ là tiếp thu tri thức lí thuyết, mà còn phải thực hành trong đời sống, thì câu này cũng có lí. Quả thật, khi giải quyết những vấn đề thực tế, học cách làm của bạn là rất cần thiết. Nhiều người thành đạt nhờ học được kinh nghiệm từ những người bạn giỏi. - Vậy phải hiểu: Học thầy chẳng tày học bạn có nghĩa: Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa. Hiểu như vậy, hai câu tục ngữ trên không hề loại trừ nhau.Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Theo thời gian, cuộc sống xã hội của con người luôn thay đổi, nhưng cũng có những yếu tố hết sức bền vững. Sở dĩ, con người thời hiện đại với thiết chế xã hội, tâm lí, kinh tế, điều kiện sống hoàn toàn khác ngày xưa, nhưng vẫn dùng tục ngữ về đời sống xã hội phù hợp trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp là nhờ những yếu tố bền vững đó. Ví dụ, thời nào thì con người vẫn quý hơn mọi thứ trên đời, cho nên cầu: Người sống hơn đống vàng chưa bao giờ sai; hoặc tinh thần đoàn kết vẫn là chuyện cần thiết muôn thuở của con người, vậy câu: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao vẫn còn nguyên giá trị.* Viết kết nối với đọc
Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Gợi ý: Ví dụ một cuộc trò chuyện giữa bà mẹ và cậu con trai. - Nhân vật trò chuyện với nhau: mẹ và con. - Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: trong gia đình. - Nội dung trò chuyện con nói với mẹ về chuyện học nghề sửa chữa điện tử. - Câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi” xuất hiện trong một lời khuyên của mẹ đối với con. Đoạn văn tham khảo: Trong bữa cơm chiều, anh Nam nói với mẹ: - Mẹ ơi, con muốn học nghề sửa chữa điện tử. Nhưng nghề đó học khó và phải học lâu mẹ ạ! Mẹ đáp: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Con cứ thử học xem sao. Chỉ cần con cố gắng, cần cù, chăm chỉ, kiên trì thì mẹ tin là con sẽ làm được. - Dạ vâng mẹ, con sẽ cố gắng ạ!Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Tài liệu được xem nhiều nhất
Vở bài tập môn Toán 12
409 View