Soạn bài HAI LOẠI KHÁC BIỆT soạn văn 6 tập 2 Trang 58 59 60 SGK Kết nối tri thức

Mã ID: 525

Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín

Soạn bài HAI LOẠI KHÁC BIỆT soạn văn 6 tập 2 Trang 58 59 60 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Em cũng muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp. Đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân. 

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội có thể do bạn đó khiêm tốn, không muốn bộc lộ ra bên ngoài,…. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?      Mục đích: “Tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh”.  2. Theo dõi: Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.    - Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính.  - Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.  - Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,….  3. Theo dõi: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?  - J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi. 
Soạn bài HAI LOẠI KHÁC BIỆT soạn văn 6 tập 2 Trang 58 59 60 SGK Kết nối tri thức
4. Suy luận: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?  - Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.  - Cậu nói với giọng hoàn toàn chân thành.  - Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.  - Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.  5. Theo dõi: Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề?   - Đưa ra lí lẽ: Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Sau đó đưa ra bằng chứng cho từng loại.  6. Theo dõi: Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?   - Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. - Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản “Hai loại khác biệt” đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Với văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích chính mà rút ra bài học mới là điều quan trọng.  - Giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng. Văn bản có tên là “Hai loại khác biệt” và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả. 

Câu 2 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,…  - Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …

Câu 3 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.  - Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.  → Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng. 

Câu 4 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.

Câu 5 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.  - Ngược lại, muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được. 

Câu 6 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.  - Tuy nhiên cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách: “Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy, bài học được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai. 

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn.  Đoạn văn tham khảo: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.

Đừng Đọc!!!

Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:

Email: hotro@captoc.vn

Bình luận

Tài liệu liên quan

Tài liệu được xem nhiều nhất

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán (chuyên) năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Tây Ninh
Bộ đề thi HK1 môn Toán 12 năm 2023-2024 có đáp án

Bộ đề thi HK1 môn Toán 12 năm 2023-2024 có đáp án

450 View

Tài liệu luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn THPT-tập 2

Tài liệu luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn THPT-tập 2

321 View

Đề thi học kỳ 1 Toán 12 năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Thái Bình
Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 14

Đề thi học sinh giỏi Văn 12 năm 2024 có đáp án - Đề 14

431 View

Chuyên đề tổng hợp vô cơ Hóa 12 có lời giải chi tiết

Chuyên đề tổng hợp vô cơ Hóa 12 có lời giải chi tiết

320 View

Đề giữa kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Cà Mau
Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Ngữ Văn 12 có đáp án - Đề 2
Đề ôn thi HK1 Toán 12 có đáp án năm 2023-2024-Đề 1

Đề ôn thi HK1 Toán 12 có đáp án năm 2023-2024-Đề 1

308 View

Chuyên đề trắc nghiệm tích có hướng của hai vectơ và ứng dụng
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn lịch sử lớp 12

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn lịch sử lớp 12

1034 View

40 đề công phá 10 điểm Hóa học THPT Quốc gia 2023 của Bộ giáo dục