Soạn bài ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN ĐÌNH THI) Soạn văn 12 Tập 1 Trang 124 SGK
66 View
Mã ID: 1213
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN ĐÌNH THI) Soạn văn 12 Tập 1 Trang 124 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Câu 1:
a. Bố cục bài thơ gồm 2 phần. - Phần 1: Từ đầu đến câu "Những buổi ngày xưa vọng nói về". + Ý chính: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương. - Phần 2: Đoạn còn lại. + Ý chính: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương b. Mối quan hệ giữa các phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn. + Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948-1949), nhưng tác giả cảm thấy chưa đầy đủ, chưa phong phú. + Đoạn 2 là những cảm nhận bổ sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay "Những dòng sông chảy nặng phù sa"… mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ chiến tranh: Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
Câu 2:
- Mùa thu hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ: buổi sáng mùa thu trong lành mát mẻ, gió thổi nhẹ nhẹ thoảng mùi hương cốm trong gió, gợi cảm xúc cho nhà thơ nhớ Hà Nội. - Trong hoài niệm của nhà thơ Hà Nội hiện lên với cảnh vật thiên nhiên và con người. + Thiên nhiên: thời gian buổi sớm chớm lạnh, không gian: phố dài xao xác hơi may, hương vị cốm, ... cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng. + Con người: ra đi đầu không ngoảnh lại đó là tư thế thể hiện sự ra đi vì lí tưởng cứu nước quyết tâm, dứt khoát nhưng vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, vẫn có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng. Tóm lại: đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.Câu 3:
- Đoạn thơ từ "Mùa thu nay đã khác rồi" đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi biến chuyển. + Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào. + Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông. + Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn: Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
+ Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của ông.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
....
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.
Soạn bài ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN ĐÌNH THI) Soạn văn 12 Tập 1 Trang 124 SGK
Câu 4:
Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2. a. Đất nước đau thương - Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt… - Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc. - Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta. --> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy. b. Đất nước quật khởi huy hoàng - Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta. - Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước. - Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ. --> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.Câu 5:
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Tác dụng: + Giúp tác giả dựng được một bức tưởng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng. + Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé ; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình sâu thẳm. + Tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn