Soạn bài BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI soạn văn 6 tập 1 Trang 53 54 55 56 SGK Kết nối tri thức
386 View
Mã ID: 423
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI soạn văn 6 tập 1 Trang 53 54 55 56 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Nội dung chính:
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa - Kiều Phương. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh ghen tị và nảy sinh thái độ khó chịu. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong cuộc thi vẽ tranh, cậu bất ngờ nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của cô em gái.Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Trong truyện, người kể chuyện là nhân vật người anh trai. - Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” - Tác dụng: Sử dụng ngôi kể này có thể khai thác được chiều sâu tâm lí bởi nhân vật tham gia vào chính tiến trình của truyện kể.Soạn bài BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI soạn văn 6 tập 1 Trang 53 54 55 56 SGK Kết nối tri thức
Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Qua lời nhân vật người anh, cô em gái Kiều Phương hiện lên với đặc điểm nổi bật là một cô bé dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu và đặc biệt là có năng khiếu hội họa. - Mèo luôn ca hát, vui vẻ làm mọi việc nhà và mày mò tự chế màu vẽ bằng những nguyên liệu có sẵn trong bếp.Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Qua lời tự thuật của người anh có thể thấy người anh có phần tự ti về bản thân và đố kị với cô em gái có năng khiếu hội họa. → Đây là một trạng thái, cảm xúc tiêu cực mà bất kì ai cũng có thể trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tích cực.Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Những từ diễn tả cảm xúc của người anh: Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. → cấp độ cảm xúc khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhằm bộc lộ sự bối rối trong tâm lí nhân vật “tôi” khi nhận ra tình cảm yêu thương mà em gái dành cho mình. + Dòng cảm xúc của nhân vật người anh được đẩy lên đến cao trào khi cậu lặng người đi (nhìn như thôi miên vào bức tranh) và muốn khóc. + Điểm cuối của dòng cảm xúc dâng trào đó chính là sự thay đổi: sự đố kị, hẹp hòi đã nhường chỗ cho tình yêu thương. Bức tranh chính là lời nhắn gửi thương yêu từ trái tim của em gái dành cho người anh trai của mình.Câu 5 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cả 3 văn bản này đều thuộc chùm chủ đề về tình cảm gia đình.- Chính tình yêu thương sẽ gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Sự gắn kết tình cảm đó phải được xây dựng trên cơ sở trao đi và nhận lại từ hai phía trong mối quan hệ giữa các thành viên.Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn