Soạn bài À ƠI TAY MẸ soạn văn 6 tập 1 Trang 37 38 SGK Cánh diều
401 View
Mã ID: 590
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Soạn bài À ƠI TAY MẸ soạn văn 6 tập 1 Trang 37 38 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
1. Chuẩn bị
- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát). - Khi đọc bài thơ lục bát: + Bài thơ được chia thành 6 khổ thơ. Số dòng thơ: _x009f_ Khổ 1, 5: Hai dòng thơ. _x009f_ Khổ 2, 3, 4, 6: Bốn dòng thơ. + Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu) + Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4. + Bài thơ viết về người mẹ và sự hi sinh của người mẹ dành cho đứa con. + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ: _x009f_ Biện pháp nhân hóa cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,… _x009f_ Biện pháp ẩn dụ bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,… + Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng như một lời ru, giàu tính gợi hình,… → Tác dụng: Tạo ra âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, khiến bài thơ mang tính biểu tượng cao, thể tình mẫu tử thiêng liêng… + Tác giả (nhân vật trữ tình) đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ. → Đó là những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng và sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho người con. - Đọc trước văn bản À ơi tay mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên: + Tác giả Bình Nguyên sinh năm 1959, quê ở Ninh Bình. Tên thật của tác giả là Nguyễn Đăng Hảo. Ông là người tài năng vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vừa ở trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình. + Các tác phẩm chính đã xuất bản: Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009). + Những giải thưởng văn chương: _x009f_ Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn Nghệ. _x009f_ Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ "Trăng đợi” năm 2004. _x009f_ Giải chính thức cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 của báo Văn Nghệ. _x009f_ Giải chính thức của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ "Đi về nơi không chữ” _x009f_ Giải chính thức thơ Lục bát "Ngàn năm thương nhớ” năm 2010 do Báo Văn Nghệ và 5 cơ quan báo chí khác phối hợp tổ chức. + Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy. - À, ru hời ơi hời ru Mẹ ru con có có hay chăng? Ru từ khi thai nghén trong lòng”, - À ơi, công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - À ơi, con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao → Tiếng ru dịu dàng, tiếng ru ngọt ngào đưa chúng ta vào giấc ngủ say. Trong lời hát đấy không chỉ chất chứa tình yêu bao la của mẹ mà còn có cả tình yêu quê hương tha thiết. Đó là những câu ca dao, tục ngữ,… được đúc kết từ bao thế hệ ông cha ta. Không chỉ là những kinh nghiệm mà nó còn mang những hình ảnh quê hương con người Việt Nam. Dù đã lớn, lời ru ấy vẫn mãi là kỉ niệm tha thiết, êm dịu của mẹ đối với chúng ta.2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ? Trả lời: - Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ: + Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng. + Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn. - Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ: - Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. - Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái Mặt Trời bé con… Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru - Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. - Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình. Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con? Trả lời: - Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con. - Qua cách gọi đó, ta thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình. Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy. Trả lời: Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “à ơi” nhiều lần: - Tạo ra âm điệu du dương, êm ái giống như một lời hát ru. - Bộc lộ tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho người con. Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao? Trả lời: Em có đồng ý với tác giả về câu thơ “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” vì người mẹ đã chịu đựng những nỗi vất vả, trải qua nhiều mưa nắng, nguyện hi sinh cả cuộc đời mà không màng đến bản thân. Bàn tay ấy đã chống đỡ, gặp phải biết bao gian khó để mang đến cho người con một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Câu 5 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? Trả lời: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình. Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao? Trả lời: Em thích nhất khổ thơ thứ hai, vì qua đó em thấy được tình cảm yêu thương da diết của người mẹ dành cho đứa con thông qua những tên gọi hết sức chân tình.Soạn bài À ƠI TAY MẸ soạn văn 6 tập 1 Trang 37 38 SGK Cánh diều
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn