Phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (dàn ý - 8 mẫu)

Đề bài: Phân tích khổ cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

A. DÀN Ý CHI TIẾT

1. Mở bài - Nêu sơ lược về tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê quán + Quảng Bình. Là một nhà thơ gặp nhiều bi thương trong cuộc sống nhưng hồn thơ của ông lại luôn dồi dào nguồn cảm hứng sáng tạo. + Giới thiệu khổ thơ thứ 3: là sự bộc lộ những tâm trạng và sự hoài nghi của nhân vật trữ tình, nhưng nổi bật lên là niềm khát khao được sống, được giao hòa cùng với thiên nhiên và con người ở xứ Huế. 2. Thân bài - Nội dung + Tha thiết hướng về con người ở Vĩ Dạ trong sự hư ảo giữa thực và mơ: đó là hình ảnh của một người khách đường xa về một người con gái trong màu áo trắng tinh khôi, trinh nguyên nhưng mờ ảo (2 câu đầu). + Tâm trạng hoài nghi, suy tư về cuộc đời và tình người: sự chìm đắm trong hai không gian của tâm tưởng và thực tại, sự hoài nghi về tình người ở thôn Vĩ sau bao nhiêu năm xa cách, mong chờ. - Nghệ thuật + Hình ảnh “khách đường xa” gợi lên nỗi nhớ và khát khao được gặp lại người xưa, chốn cũ của nhân vật trữ tình. + Điệp ngữ (khách đường xa, ai): sự chìm đắm trong vô thức với khát vọng được gặp lại cố nhân (khách đường xa), sự ngậm ngùi tiếc nuối (ai). + Điệp ngữ "khách đường xa" được lặp lại hai lần như chứa đựng hai tâm trạng, hai cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là khát vọng: mơ về khách đường xa, mơ được gặp lại người xa, cảnh cũ (mơ khách đường xa); là thực tại: sự vô vọng khi có quá nhiều khát vọng, mơ ước không thể trở thành hiện tại (khách đường xa). + Đại từ phiếm chỉ (ai), đại từ (đây): làm bật lên cảm giác của sự vô định và hoài nghi của nhân vật trữ tình. + "Ở đây" nhằm chỉ về không gian hiện thực nơi xứ Huế hay là không gian tâm tưởng, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, tuyệt vọng. + Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?”: để hỏi người mà cũng để hỏi mình, vừa gần gũi nhưng cũng xa xôi, vừa hoài nghi nhưng cũng giận hờn, trách móc. + Từ Hán – Việt (nhân ảnh): từ Hán – Việt duy nhất được tác giả sử dụng trong bài, có sự dự cảm về chính cuộc đời của tác giả. + Nhịp thơ 4/3 (Mơ khách đường xa khách đường xa) tạo ra sự khác biệt với luật thơ của những câu thơ thất ngôn. + Ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế. + Nghệ thuật cực tả (sắc trắng): tạo nên vẻ đẹp thanh khiết, trinh nguyên của nhân vật “em” nhưng đồng thời cũng làm bật lên sự bất lực về thị giác, bất lực về tâm hồn của một trái tim khi phải xa cách cuộc sống thực ngoài kia. 3. Kết bài - Tóm lược lại ý chính của giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ thứ 3. + Giá trị nội dung: nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhòa giữa hiện thực và mộng ảo của nhân vật trữ tình. + Giá trị nghệ thuật: sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát lên được những cung bậc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

B. SƠ ĐỒ TƯ DUY

C. BÀI VĂN MẪU

Mẫu 1

Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo. Từ giọng khắc khoải da diết ở khổ 2 thì sang khổ 3 đã chuyển thành giọng gấp gáp, khấn khoản, niềm khao khát được gắn liền với hình bóng cụ thể:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra.”

      Hình bóng cụ thể lúc đầu là khách đường xa, lúc sau là em với tà áo trắng tinh khôi. Hình tượng giai nhân từ khách đường xa mà dần dần thành em với giấc mộng dài say đắm. Khách đã xa vời mà giờ đây khách đường xa lại càng xa xôi vậy mà mà gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ dài. Hàn Mặc Tử với mong muốn gặp được khách, gặp được giai nhân nhưng mong muốn ấy của ông sẽ không trở thành hiện thực bởi chỉ trong mơ ông mới dám mơ ước về điều ấy. Ở câu thơ thứ hai thì “áo em trắng quá”. Từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu. Sắc trắng hiện ra không ít hai lần: trong văn học trung đại thì đó là cái trắng tang tóc, cái màu trắng đau thương, buồn dường như nói về sự ra đi, chia tay. Còn trong văn học hiện đại thì đó là một sắc trắng mới, tràn đầy màu sắc và tươi trẻ hơn. Đó là cái trắng tinh khôi, tinh khiết. Quả thực Hàn Mặc Tử đã có một quan niệm mới mẻ, một quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại. Đó là sắc màu tinh khiết thánh thiện. Nó gắn với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết “nhìn không ra” cực tả sắc áo vừa gợi vẻ đẹp xa vời khó nắm bắt như thực mà lại như mơ nghĩa là có một nét vẻ đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột dần khỏi tầm tay. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng, lung linh nhất thì lại tuyệt vọng nhất. Nhà thơ mượn giấc mơ nhưng lại nói về cái thực đang diễn ra trong tâm hồn con người. Nhưng đến hai câu thơ cuối:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà.”

      Chủ thể trữ tình trở về với thế giới thực của mình từ thế giới ngoài kia đầy xót xa với thực tại đau thương, đầy chia lìa với sự ám ảnh của cái chết:

“Tôi đang còn đây hay ở đâu

Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu.”

      Hoặc:

“Trời hỡi bao giờ tôi chết đi

Bao giờ tôi hết được yêu vì.”

      Trong “Đây thôn Vĩ Dạ” sự trở lại của “sương khói mờ nhân ảnh”. Nó là sương khói của thực tại xứ Huế hay là sương khói của dòng thời gian khiến cho tất cả trở nên xa vời hư ảo “mờ nhân ảnh”. Cau hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” đã kết lại bài thơ một cách đầy khắc khoải. “Ai” động từ phiếm chỉ vang lên khiến câu thơ xa vắng có chút hụt hẫng có thể là tác giả hay người con gái. Chỉ biết rằng nó khép bài thơ lại trong nỗi buồn mênh mang khắc khoải đầy xót xa trong khát khao khôn nguôi về tình đời, tình người. Câu thơ cuối có thể hiểu theo hai cách. Đó là người con gái xứ Huế có biết tình cảm của nhà thơ sâu đậm đến đâu hay nhà thơ có biết cô gái cũng có tình cảm với mình. Nhưng hiểu theo cách nào vẫn là chia sẻ thấu hiểu và được yêu thương dẫu cô đơn, đớn đau tuyệt vọng nhưng không thôi khao khát. Nhưng dù tuyệt vọng dù cô đơn đau đớn nhưng tác giả vẫn không nguôi đầy khát khao. Hàn Mặc Tử dù đang phải đối mặt với bệnh tật, trải qua những đớn đau nhưng không bao giờ ông tuyệt vọng mà luôn mong về một cuộc sống mới, khát khao được sống. Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ta như chạm đến trái tim người đọc thấu hiểu được những ước mơ, khát vọng mà Hàn Mặc Tử muốn có dù nó rất đời thường nhưng với tác giả nó vô cùng thiêng liêng. Khổ thơ đã dạy ta cách trân trọng cuộc sống này hơn.

Mẫu 2

Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa, có sức sáng tạo mạnh mẽ bậc nhất trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam những năm 30. Tài hoa là thế nhưng cuộc đời Hàn Mặc Tử là một chuỗi những nỗi buồn, nỗi cô đơn đến ám ảnh. Những tâm sự, suy tư của ông được thể hiện đầy ám ảnh trong những sáng tác thơ văn, đặc biệt thông qua những biểu tượng thơ “máu”, “trăng”, “vầng trăng máu”. Giữa những bài thơ có phần điên loạn, dữ dội ấy vẫn có những bài thơ thật trong sáng, tinh khôi, Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ như thế. Đặc biệt, trong khổ thơ thứ ba của bài, hình ảnh vầng trăng một lần nữa xuất hiện nhưng đó không phải vầng trăng máu đầy dữ dội nữa mà ánh trăng thật nhẹ nhàng cũng thật buồn khi thể hiện niềm khát khao tình đời, tình người của người thi sĩ. Nếu như khổ thơ đầu tác giả Hàn Mặc Tử đã kỳ công vẽ ra bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong trẻo, đắm say lòng người trong ánh nắng của ngày mới, khổ thơ thứ hai là khung cảnh sông nước, mây trời tuyệt đẹp nhưng thấm đượm nỗi đau đớn, xót xa của con người da diết yêu đời nhưng sắp phải lìa xa cuộc đời ấy thì đến khổ thơ cuối của bài, tác giả đã đắm chìm trong thế giới hư ảo với ánh trăng ảo mộng cùng khát khao mãnh liệt đối với cuộc đời.

“Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà”

      Cuộc đời của người thi sĩ là một chuỗi những nỗi buồn không dứt nhưng dù bị cuộc đời vùi dập, tuyệt giao thì tình yêu cuộc đời của người thi sĩ ấy càng trở nên mãnh liệt hơn, tha thiết hơn. Thực tại quá đau đớn, tác giả đã thoát ly hiện tại để trở về với cõi mộng để tìm chút bình yên cho tâm tâm hồn. Cảm xúc bao trùm khổ thơ cuối là màu sắc hư vô, huyền ảo với thực giả lẫn lộn. Tác giả Hàn Mặc Tử đã nhấn mạnh trạng thái mộng tưởng bằng cách điệp hai lần từ “mơ” “mơ khách đường xa, khách đường xa”. Tuy hoàn toàn chìm đắm trong mộng tưởng nhưng ẩn sâu bên trong giấc mộng ấy lại là khát khao đầy thành thực. Mơ khách đường xa là khát khao được một lần gặp lại người xưa trước khi lìa khỏi cõi đời của tác giả nhưng càng mong mỏi thì giấc mơ càng trở nên xa vời, khắc khoải.

“Áo em trắng quá nhìn không ra”

      Trong không gian hư ảo của cõi mộng, hình ảnh áo trắng của “em” như bị lẩn khuất trong cái bằng bạc của sương khói khiến cho thị giác khó có thể tiếp nhận, để phân biệt thực hư “áo em trắng quá nhìn không ra”. Câu thơ thể hiện sự choáng ngợp, nghẹn ngào lại có chút xót của thi sĩ vì dù cố gắng nhưng chẳng thể nhìn rõ ràng, sự tồn tại của em mãi trong thế giới tâm tưởng mà không thể trở thành hiện thực.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

      “Ở đây” có thể là không gian hiện thực của xứ Huế với khung cảnh sáng sớm vẫn còn thấm hơi sương cũng có thể là sương khói mờ ảo của không gian tâm tưởng, nơi tác giả đang chìm đắm với những tâm sự, nỗi đau, sự tuyệt vọng riêng. Sự mờ ảo của không gian cũng làm cho câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà” trở nên khắc khoải hơn, da diết hơn. Câu hỏi tu từ không có lời giải chứa đựng sự bất an đầy hoài nghi về tình cảm của người con gái xứ Huế dành cho mình, đó liệu có phải chân tình hay chỉ là sự ảo tưởng từ bản thân của nhà thơ. Với tình cảnh hiện tại, liệu rằng tình cảm người xưa có đổi thay. Sự bất an thường xuyên xuất hiện trong những câu thơ của Hàn Mặc Tử “Cảnh xưa còn đó, lòng người đổi thay”. Như vậy, khổ thơ cuối của bài “Đây thôn Vĩ Dạ” đượm màu sắc đượm buồn, có chút hoài nghi, bất an lại tha thiết chân thành của một tâm hồn cô đơn đang khát khao sống mãnh liệt.

Mẫu 3

Trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử là hiện tượng thơ kì lạ nhất, “một giọng thơ độc đáo không chia sẻ âm hưởng với bất kì ai”. Viết thơ để trải niềm đau trên mảnh giấy mỏng manh, đi đến tận cùng đau thương, thơ Hàn Mặc Tử thực sự là “huyết lệ” của một linh hồn trước giờ hấp hối sắp chia phôi. Tuy nhiên, bên cạnh những vần thơ huyết lệ, Hàn Mặc Tử vẫn có những tiếng thơ tinh khôi như ánh ban mai, trong trẻo như nước suối đầu nguồn. Rút ra từ tập “Thơ điên”, “Đây thôn Vĩ Dạ” là những vần thơ tinh khôi trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử nhưng vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời. Nếu khổ thơ đầu tiên diễn tả vườn Vĩ Dạ buổi ban mai, khổ thứ hai là đêm trăng xứ Huế cùng với những mặc cảm, chia lìa, xa cách thì khổ thơ thứ ba lại nói về hình bóng khách đường xa va nỗi niềm mơ tưởng của thi sĩ:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

      Bị cuộc đời tuyệt giao, nhưng Hàn Mặc Tử không bao giờ chịu tuyệt tình. Càng chia lìa, càng bị cuộc đời bỏ rơi, thi sĩ càng yêu đời thiết tha, đắm say đến đau đớn. Ao ước trở về thôn Vĩ không thành, thi sĩ lại mơ tưởng đến người thương thôn Vĩ: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Thật xót xa trong giấc mơ, người thương đã thành khách đường xa. Lời gọi “khách đường xa, khách đường xa” chất chứa biết bao nhiêu mặc cảm chia li, xa cách. Nỗi cách chở chia li như nhân lên trùn trùng qua nghệ thuật điệp liên tiếp 4/3. Ta tưởng như trong giấc mộng của thi sĩ, bóng dáng người lính vừa chợt hiện lên đã mờ dần, khuất xa, mất hút. Người tình xưa như đang chạy trốn ta vậy. Câu thơ tự sự mà mang âm diệu của tiếng nấc nghẹn ngào, của lời than chới với, hụt hẫng. Trong giấc mơ của thi sĩ, bóng hình em hiện lên thật ám ảnh: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Áo em lẫn vào sương khói nên không nhìn thấy, không rõ? Có lẽ không phải vậy. Câu thơ chỉ là một cách cực tả sắc trắng tuyệt đối, trắng đến lạ lùng của thi sĩ mà thôi. Cực tả vốn là một thiên hướng của Hàn Mặc Tử. Hơn nữa, những nàng thơ trong cõi thơ của Hàn luôn hiện ra với vẻ đẹp lí tưởng trinh bạch, thanh khiết và vẻ đẹp ấy bao giờ cũng được biểu lộ bằng sắc áo trắng tinh khôi. Ví như vẻ đẹp thanh khiết của cô gái đồng trinh đã được cực tả bằng hình ảnh: “Chết rồi xiêm áo trắng như tinh”. Vẻ đẹp trinh bạch của người chị trong trang văn “Chơi giữa mùa trăng” cũng được thi sĩ gợi tả bằng áo trắng: “Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát và tinh khôi như pho tượng đức bà Maria. Sao đêm nay chị tôi đẹp thế này. Mà vận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh sạch quá đi”. Vậy, cực tả sắc trắng lạ lùng của người con gái Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử muốn gửi gắm tâm sự gì? Phải chăng đó là niềm đắm say tột bậc trước vẻ đẹp tinh khôi, trinh nguyên, thanh tiết đến tuyệt vời của người mình yêu dấu. Cùn với vườn ngọc, trăng huyền ảo, hình bóng trinh nguyên của người khách đường xa đã hợp thành thế giới ngoài kia, lộng lẫy, quyến rũ. Nhưng cũng giống như những hoài niệm về vườn Vĩ Dạ lúc hửng đông, sông nước xứ Huế đêm trăng đi liền với niềm đắm say tột bậc là nỗi đau thương đến xót xa. Câu thơ không chỉ đơn giản là lời thú nhận bất lực về thị giác mà là bất lực về tâm hồn của một trái tim phải cách xa cuộc đời ngoài kia cả nghìn thế giới, cả một tầm tuyệt vọng. Mơ tưởng về người thôn Vĩ, thi sĩ không sao thoát khỏi nỗi đau thương, hình ảnh người tình xa càng lộng lẫy thì khoảng cách càng đẩy xa vời vợi. Cuối cùng, thi sĩ đành ngậm ngùi mà trở về với thực tại: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. “Ở đây” là không gian nào, Vĩ Dạ mộng mơ hay trại phong lạnh lẽo, là lãnh cung chia lìa mà ngày đêm thi sĩ đang một mình chống chọi ác quái. Ở đây sương khói mịt mù, vùi lấp cả bóng người. Sương khói nào mà lại có sức phủ ghê gớm đến vậy. Đó chỉ có thể là sương khói của thời gian xa cách đằng đẵng, của không gian xa cách nghìn trùng, của mối tình đơn phương vô vọng, của mặc cảm chia lìa. Những lớp sương khói mịt mù, trùng trùng ấy đã phủ kín hình ảnh, bóng ảnh. Thành thử, thi sĩ ơ nơi này mà như không còn tồn tại nữa. Trong câu thơ như có tiếng người khổ đau của kiếp người lãng quên:

Tôi đang ở đây hay ở đâu

Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu

      Mọi thứ trên cõi đời này đều quay lưng với Hàn Mặc Tử. Chỉ có chút tình kia là sợi dây duy nhất níu buộc thi sĩ với cuộc đời. Thế mà cái tình kia cũng mong manh, xa với lắm: “Ai biết tình ai có đậm đà”. Đại từ phiếm chỉ “ai” được sử dụng linh hoạt biến hóa đem đến cho câu thơ những hàm nghĩa phong phú, thú vị. Có thể hiểu thơ là “Em có biết tình anh vẫn đậm đà”. Hiểu thư thế, câu thơ là lời khẳng định tình cảm tha thiết, sâu đậm mà thi sĩ luôn dành cho người em Vĩ Dạ. Ẩn sau lời bày tỏ tha thiết ấy là chút giận hớn trách móc. Sao em vô tâm không thấu hiểu lòng anh. Lại có thể hiểu ý thơ theo hướng khác: “Anh nào có biết tình em có đậm đà hay không?”. Theo hướng này, câu thơ đưa ra như một lời hỏi đầy hoài nghi, một tiếng thở dài ngậm ngùi chua xót. Và nói có thể chính là câu trả lời cho câu hỏi buôn ra từ đầu bài thơ:

(lời hỏi) Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

(lời đáp) Ai biết tình ai có đậm đà?

      Ao ước khát khao đến cháy long được trở về Vĩ Dạ nhưng anh không thể về Vĩ Dạ vì anh nào có biết tình em có đậm đà. Những lời hỏi áy cứ xoáy xâu vào lòng người đọc một nỗi buồn xót xa. Tình yêu mãnh liệt mà vô vọng đau đớn khi hướng về cuộc đời trần thế đã được thể hiện một cách cảm động trong những câu thơ cuối. Khép lại “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta mới thấu được tình cảnh của thi sĩ. Không chỉ xúc động lòng người bởi tính khắc khoải, xót xa, “Đây thôn Vĩ Dạ” còn mê hoặc người đọc bởi vẻ đẹp của thơ. Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với ngôn từ trong sáng, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế, chạm tới trái tim. Cảnh sắc thiên nhiên liên tục, không tuân theo tính thống nhất về không gian và thời gian nhưng vẫn gây ấn tượng cho người đọc. Tất cả tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm cũng nhưng làm bật lên ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử. Quả không sai, khi có ai đó tưng nói:

Nếu nhân loại không còn khao khát nữa

Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ nào yêu

Người – Thi sĩ – cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử

Vẫn hiện lên ở đáy vực đợi chờ.

Mẫu 4

Hàn Mặc Tử - thi nhân của những mối tình “khuấy” mãi không thành khối, ông yêu nhiều nhưng chỉ nhận lại sự đắng cay, bẽ bàng trong những cuộc tình. Cuộc đời ông niềm vui thì ít mà chỉ toàn nỗi cô đơn, đau buồn. Mọi nỗi niềm tâm tư Hàn Mặc Tử đều gửi vào trong thơ. Thơ ông quằn quại trong đớn đau, thấm đẫm nước mắt và có phần điên loạn. Giữa những vần thơ ma quái, kì dị ấy vẫn có những vần thơ thật trong sáng tinh khôi đó chính là kiệt tác “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đặc biệt là khổ thơ cuối ánh lên niềm khát khao tình đời, tình người của thi nhân mạnh mẽ nhất nhưng cũng thật xót xa. Nếu khổ thơ đầu mở ra khung cảnh thiên nhiên trong trẻo đẹp say đắm lòng người của Vĩ Dạ tắm mình trong ánh nắng buổi ban mai. Tiếp đến khổ thơ thứ hai là cảnh sông nước, mây trời trong đêm trăng huyền ảo trên dòng Hương giang hư hư thực thực với những mặc cảm đớn đau, nuối tiếc của thi nhân khi sắp phải xa lìa cõi đời. Để những sông trăng, thuyền trăng đã đưa Hàn Mặc Tử vào cõi mơ đầy huyền ảo ở khổ thơ cuối. Đây cũng là khổ thơ thấm đẫm tình người, khao khát được sống của nhà thơ. Bị cuộc đời tuyệt giao, bỏ rơi nhưng Hàn Mặc Tử không quay lưng lại với cuộc đời, mà ông càng thiết tha với đời nhiều hơn. Thực tại quá đớn đau, nghiệt ngã, thi nhân đành tìm niềm an ủi trong cõi mộng. Bao trùm khổ thơ thứ ba là một màu sắc hư vô. Thật thật, giả giả khó lòng phân tách đâu là thực đâu là mơ. Tình yêu đối với con người và thiên nhiên nhiên xứ Huế sâu đậm, ám ảnh nhà thơ đến những giây phút cuối đời. Nhưng căn bệnh hiểm nghèo, quái ác đôi khi làm nhà thơ như không còn tỉnh táo, không phân biệt đâu là hiện thực đâu là giấc mơ:

“Mơ khách đường xa khách đường xa”

      Nhà thơ đang chìm vào trong cõi mộng, trong trạng thái vô thức “mơ”. Điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần, lần lặp thứ hai chữ “mơ” đã được bỏ đi khiến cho câu thơ như ẩn chứa hai tâm trạng, hai cung bậc cảm xúc khác nhau: lần đầu là khát vọng, lần sau là thực tại. Khát vọng là mơ về khách đường xa, mơ một lần được gặp lại người xưa, cảnh cũ nhưng hiện thực càng mơ, càng mong, càng khao khát lại càng xa, xa mãi đến vô vọng, không thể còn một lần nào gặp gỡ. Câu thơ thứ hai: “Áo em trắng quá nhìn không ra” trong không gian hư ảo khó phân biệt đó, hình ảnh “áo em trắng quá” làm thi nhân vừa choáng ngợp, nghẹn ngào, vừa xót xa, tiếc nuối dù khao khát đến cháy bỏng được chiêm ngưỡng tà áo em trắng tinh khôi thuở nào, những bệnh tật đã làm cho thi nhân chẳng còn chút tỉnh táo, lạc mất vào cõi hư không “nhìn không ra”, không rõ đấy là màu trắng của áo em hay là màu của tâm tưởng, của những kỉ niệm xưa cũ. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, “ở đây” có thể là không gian hiện thực nơi xứ Huế vốn nhiều nắng, nhiều mưa, nơi sương khói hư ảo nhưng cũng có thể lại chính là không gian tâm tưởng, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, tuyệt vọng đến cùng cực để rồi thốt lên một câu hỏi, chẳng có câu trả lời “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Một câu hỏi tu từ chứa đựng bất an, hoài nghi về tình người của con người xứ Huế. Liệu sau quãng thời gian xa cách, liệu với căn bệnh hiểm nghèo, người dân xứ Huế vẫn thương yêu, trìu mến hay là đã lãng quên mình, xa lánh, ruồng rẫy thi nhân. Câu thơ cuối cũng chính là câu trả lời cho câu thơ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Nhà thơ ao ước được trở về nơi xưa, được gặp lại cố nhân nhưng “Cảnh xưa còn đó, lòng người đổi thay”. Câu thơ khép lại bài thơ trong nỗi hoài nghi, tuyệt vọng nhưng vẫn thấy ở đó là niềm khát khao của thi nhân với tình người, với trần thế chẳng thể nào lụi tàn. Khổ thơ cuối đượm buồn, mang màu sắc ảo ảnh vừa có chút hoài nghi, trách móc, vừa chứa chan niềm tha thiết với cuộc đời, với con người của một tâm hồn cô đơn ham sống, khát khao sống đến mãnh liệt. Với những hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ giàu tâm trạng, âm điệu, nhịp thơ trong sáng, thiết tha kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, so sánh, những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra một khung cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế đầy sức sống, một bức tranh toàn bích hòa quyện giữa cõi thực và cõi ảo, giữa tâm tưởng và ước mong. Qua việc để cho người đọc cảm nhận khổ thơ cuối của bài Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả muốn bộc lộ tình yêu mãnh liệt của mình với thiên nhiên, với con người cùng niềm ham sống, khát khao sống của mình. Sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh cái chết cận kề. Song cái ta bắt gặp vẫn là tình yêu, niềm gắn bó tha thiết với thiên nhiên, con người và sự sống. Cành làm ta đồng cảm, mến phúc trước nghị lực sống phi thường, vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của biết bao phũ phàng, ruồng rẫy để sống, để cống hiến. Giữa giây phút cận kề với cái chết,của sự hoảng loạn và tuyệt vọng nhưng khát khao cháy bỏng Hàn Mặc Tử đã để lại, đã cống hiến cho đời những vần thơ hoàn mỹ đến tuyệt bích “Đây thôn Vĩ Dạ”. Ra đời cách đây gần 8 thập kỷ những những vần thơ đầy suy tư, khắc khoải ấy vẫn làm hàng triệu trái tim độc giả cùng thổn thức, cùng xót xa và cùng hoài niệm với thi nhân. Thật vậy, chỉ một phút thăng hoa cũng đủ để tạo nên một trang tuyệt bút.

Mẫu 5

Mơ khách đường xa, khách đường xa,

Áo em trắng quá nhìn không ra,

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.

Ai biết tình ta có đậm đà!

      Thuyền không chở trăng về kịp để ta có bạn tối nay. Sự đơn lẻ sâu thêm rồi. Bởi em đang mơ khách đường xa và khách đường xa lại đang ngày càng xa:Khách đường xa, khách đường xa xa mãi không bao giờ trở lại. Còn em? Bây giờ mới xuất hiện em, thì áo em trắng quá nhìn không ra. Trắng quá loá mắt? Mà áo em trắng hay tâm hồn em, con người em trắng? Mặt chữ điền mà khoác áo trắng thì hai lần rắng, trong ngoài đều trắng, loá mắt là phải. Hay em là trăng? Là ma? Em không phải là em? Bởi em tinh sạch quá, mà ah thì không với tới được? Em là thiên thân ở cõi nào, còn anh trời đày thân xác tàn rữa ở trần gian? Câu thơ trên đương còn là mơ, câu này đã bay vào ảo giác, một bước nhảy vọt rất Hàn Mặc Tử, không có ở đâu và không ai có... Có người bảo đó là do ám ảnh của chứng bệnh hiểm nghèo Tử mắc phải. Những cảm giác kì lạ đối với ánh trăng tràn ngâp trong thơ Tử, ai cũng biết. Nhưng không cứ đối với ánh trăng. Với màu trắng Tử cũng vậy. Tác phẩm văn xuôi Chơi giữa mùa trăng có đoạn: “Động là một thứ hòn non bằng cát trắng, trắng hơn da thịt của người tiên, của lụa bạch, hơn phẩm giá của tiết trinh – một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi hôn, hay áp má len để hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát...” (Tuyển tập Hàn Mặc Tử, NXB Văn học Hà Nội 1987 tr.118). Như vậy, màu trắng cũng tác động đặc biệt tới nhà thơ. Nhà thơ những muốn lăn lộn hoà tan mình trong đó, thì ở đây, áo trắng quá nhìn không ra cũng là chuyện thường... với người làm thơ. Người đọc có thể thấy làm lạ, nhưng với nhà thơ, đó là sự nhảy vọt từ cái thực qua cái trên thực, cái siêu thực. Dù sao, lời thơ ở hai câu này sao mà nghe như có gì đứt đoạn, tắc nghẹn, hụt hẫng, chới với, mất thăng bằng. Bẽ bàng, tội nghiệp biết bao nơi lòng chàng trai! Lời trách đầy ân tình, dịu dàng đến nũng nịu trên kia đã dồn cái đằm thắm vào chữ anh: Sao anh không về... Thì bây giờ đến lượt chàng trai gọi đến con người có lời trách ấy, gọi đến em thì em mất hút trong màu trắng, nhìn không ra nữa! Còn có thể tỏ bày gì với em nữa! Em đã mất rồi. Mơ (Mơ khách đường xa...) đã quyến em đi, đã nhuộm áo em và áo em thành mơ, trắng xoá màu mơ,anh còn nhìn đâu ra nữa hở em? Trách móc mà làm chi em? Mời mọc mà làm chi em? Anh và em, hai chữ ấy lẽ ra là một, nay thì đã đứt hai vĩnh viễn rồi, em ơi! Đâu còn nắng hàng cau, vườn mướt quá, đâu còn xanh như ngọc, mặt chữ điền!Cũng chẳng còn gió mây lặng lẽ, dòng nước buồn, hoa bắp lay, sông trăng vàthuyền chở trăng... Xoá hết, bay hết. Ở đây chỉ còn sương khói che khuất bóng người: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Em cũng mờ mà anh cũng mờ tan, trong khói sương lạnh lẽo mù mịt. Còn lại may có chữ tình, nhưng ai có biết cho ai: Ai biết tình ai có đậm đà? Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau những gió lối gió, mây đường mây, có chở trăng về, những mơ khách đường xa, nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái, còn ai sau là chàng trai. Có thể coi là câu trả lời cho câu trách ở đầu bài thơ: Sao anh không về ư? Có đấy chứ. Về bằng tưởng tượng, bằng hồi ức, lặng lẽ mà nhìn, mà say, mà buồn, mà trông mong, hi vọng, rồi thất vọng, bẽ bàng. Chỉ còn chắc chắn một điều, đó là tấm tình đậm đà mãi mãi của anh. Liệu em có biết cho? Sự thực ở tấm lòng là như vậy, nhưng lúc này, khi chẳng ai muốn mà mối tình đành chịu cho đứt gãy, quả không nên để lồ lộ anh và em đương đầu với đau thương. Phải để cho nỗi đau được hưởng một chút vuốt ve và em, anh tan vào cái khung hơi mơ hồ một chút nhưng gần gũi và ngọt ngào của chữ ai. Còn có đậm đà là đậm đà thật, hay có đậm đàkhông với câu hỏi nghi vấn đằng sau? Câu thơ chấm dứt lơ lửng. Và như thế là phải xét lại hai chữ ai, và xét lại tình. Đảo ngược lại, chữ ai trước là anh chữ aisau là em. Về phía anh, anh tự biết tình vẫn đậm đà, nhưng em có biết cho thế không hay em vẫn còn tí hoài nghi. Em biết tình anh có đậm đà? Còn phía em, em trách em mong, anh tin em đậm đà, nhưng trải qua thực tế gió có lối gió,mây có đường mây, liệu tình em có đậm đà? Nghĩ vậy, anh xúc phạm em rồi nhưng cuộc đời cay đắng thì phải nhận nó đắng cay chứ biết sao? Dù hiểu cách nào đi nữa, câu thơ vẫn có gì buồn buồn: sương khói mờ nhân ảnh đã là mù mịt mông lung, khuất lấp mất dạng, chữ có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lửng lơ, nghi hoặc nên càng buồn. Khổ 3 này chỉ tiếp nối và đi sâu vào mối tình, từ cái cách ngăn mây gió chia đường dấn sâu vào thành sự đứt gãy, từ cảnh tí tách như reo vui ở khổ một đi dần tới sự xoá nhoà tất cả vào mơ, vào sương khói ở khổ 3 để chấm dứt một mối tình hết sức thiết tha mà đành để nó biến mất hút vào mông lung, mờ mịt, chỉ còn chút dư vị đậm đà mà chưa dám biết có hay không ở người ta và cả ở mình trong lòng người ta. Có phải vì bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình đứt gãy với cô Cúc vì mình là bệnh tật? Nếu vậỵ, số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói dùm niềm đau của thiên vạn chàng trai không may mắn trong tường trình. Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi tri gái, một mối tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui mà đã thấy buồn, mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà, ước mơ tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình, tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 – 1945 rất hào hứng, mình tự khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mặt để phủ định, khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ hãy còn xa. Khổ 4. Cứ đầu đề bài thơ thì đây là một bài nói về thôn Vĩ Dạ, nếu không cũng tả cảnh thôn ấy. Dĩ nhiên có những nét đất trời ở thôn, nhưng qua kí ức tác giả và lấy mối tình giữa nhà thơ và cô Hoàng Thị Kim Cúc làm nền. Nhà thơ hồi học Trường Dòng hoặc cuối năm 1936 ra Huế tặng sách bạn bè có thể đã về thăm Vĩ Dạ. Nhưng tới lúc làm bài thơ này thì tác giả đã biết mình bị bệnh gì rồi và mối tình kia chắc chắn bị ảnh hưởng không nhẹ. Nét tươi, nét duyên trong cảnh còn đó – ở khổ 1 – những nét chia li, buồn bã thể hiện ngay ở khổ 2. Thậm chí còn thuyền trăng trên sông trăng có sáng lên một tí nhưng không tránh được vẻ xa xôi, mơ màng tưởng chừng như muốn lành lạnh. Khổ thứ ba thì đâu còn gì là cảnh đất trời Vĩ Dạ. Nó đã ngả màu ma mị, phất phơ trong sương khói, trong mơ. Vậy thì bài thơ này muốn bảo với người đọc điều gì? Chắc chắn có cái đẹp của một làng tiếng tăm đất đế đô, đẹp đât trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình, bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm chỉ cho bài thơ này mà còn nhiều bài khác. Tình tha thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ đều hằn lên một chữ không, nếu không thì một sự trống không, một sự nghi ngờ. Mở bài là Sao anh không về, tiếp theo là “Gió theo lối gió, mây đường mây” để lại một khoảng trống không ở giữa. Rồi “Có chở trăng về kịp tối nay” là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến “Áo em trắng quá nhìn không ra” là sự hụt hẫng xót xa, bàng hoàng. Và cuối cùng Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà thì người cũng xoá mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu? Những gì đẹp nhất, ước mơ tuyệt vời nhất đều tụt khỏi tay hết. Căn bệnh quái ác đã cắt ngang tất cả. Phải vậy chăng? Ai cấm nhà thơ mang tất cả theo mình vào cõi bên kia? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng là điệu tươi, nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đang trong miếng đất của lãng mạn. Bài này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập Thơ điên. Có phải vì bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình đứt gãy với cô Cúc vì mình là bệnh tật? Nếu vậy, số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói dùm niềm đau của thiên vạn chàng trai không may mắn trong tường trình. Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi tri gái, một mối tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui mà đã thấy buồn, mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà, ước mơ tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình, tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 – 1945 rất hào hứng, mình tự khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mặt để phủ định, khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ hãy còn xa.

Mẫu 6

Raxun Gamzatop đã từng nói "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình-nghĩa là trở thành nhà thơ". Chính vì thế thơ của Hàn Mặc Tử tạo nên dấu ấn sâu sắc trong phong trào Thơ mới bởi phong cách riêng độc đáo. Thơ ông mang đến tiếng nói của một tâm hồn yêu thiết tha cuộc sống. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng thể hiện nổi bật tình yêu của tác giả đối với cuộc đời, nhưng lại ẩn chứa đầy tâm trạng. Hai khổ thơ đầu tác giả đã gợi lên được vẻ đẹp của thiên nhiên thôn Vĩ, đến khổ cuối tác giả lại nêu lên những hoài niệm về con người thôn Vĩ :

"Mơ khách đường xa khách đường xa

 Áo em trắng quá nhìn không ra

 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

 Ai biết tình ai có đậm đà"

      Không tìm thấy sự hòa hợp với cõi thực, thi nhân tìm niềm an ủi trong cõi mộng, nhưng mộng đẹp cũng chỉ là hư ảo, dù vậy thi nhân vẫn không thôi khao khát, kiếm tìm. Mở đầu là hai câu thơ nói về hình ảnh con người trong cõi mộng: " Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra". Điệp từ "Khách đường xa" lặp lại hai lần khiến câu thơ trở nên gấp gáp, giục giã như một lời gọi với theo. Hình ảnh con người xác định hơn bao giờ hết, là "em" nhưng rất xa xôi. Em trong trang phục áo trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh nguyên- vẻ đẹp mà Hàn Mặc Tử vẫn luôn tôn thờ, nhưng sắc trắng ấy thật lạnh lẽo, cái lạnh đến từ thế giới hư ảo, mông lung. Sắc áo trắng của em lẫn vào sương khói xứ Huế nên càng mờ mịt, hư ảo, "nhìn không ra". Thi nhân đang sống trong ảo giác, không phải nhìn bằng mắt thường mà bằng đôi mắt tâm tư, đôi mắt tâm hồn của thi sĩ. Hình ảnh trong câu thơ của tác giả vẫn gợi ra vẻ đẹp rất riêng của xứ Huế mộng mơ, một mảnh đất nhiều sương khói mơ màng, những tà áo trắng của nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng một thời. Cảnh tượng như hư ảo dần đi, như mơ hồ mãi. Dường như với Hàn Mặc Tử, bóng người con gái ấy cứ hút mãi, xa mãi và cuối cùng chỉ là bóng dáng khát khao, mơ ước của thi nhân. Và bóng dáng ấy chỉ còn là ấn tượng về một tà áo trắng, thanh khiết. Những câu thơ cuối lộ rõ cái tôi trữ tình đau thương và khao khát tình đời, tình người. Trước sau vẫn là biểu hiện của một tâm hồn yêu đời đến đau thương và tuyệt vọng. Càng về cuối bài thơ thì tâm trạng tuyệt vọng của nhà thơ được đẩy lên cao, nó được thể hiện qua hai câu cuối: " Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà". Tâm trạng của Hàn Mặc Tử giờ đây chỉ là buồn tủi và tuyệt vọng. Nhà thơ nói "ở đây" là nói về mình và thế giới của mình, chính cái thế giới phủ đầy sương khói mờ ảo ấy. Ông sử dụng đại từ phiếm chỉ "ai" lặp lại cộng hưởng với những lần xuất hiện trước đã cho thấy con người mà tác giả muốn nhắc đến là con người xa vắng trong hoài niệm bâng khuâng. Dù là ai đi nữa thì băn khoăn, âu lo, tuyệt vọng cũng xuất phát từ một tâm hồn khao khát sống, khao khát tình yêu, khao khát tình đời, tình người. Đến đây nhà thơ cay đắng nhận ra khoảng cách giữa người con trai và người con gái mà anh thiết tha yêu không phải là khoảng cách của dặm đường từ Quy Nhơn đến Huế mà là hố sâu ngăn cách hai thế giới: giữa bóng tối và ánh sáng, giữa "sương khói" và "trắng trong" khiến anh không thể nhận ra tình cảm của em. Có thể nhận ra một điều tất yếu rằng giữa hai người lúc này đây sương khói của không gian, thời gian và tình yêu. Và người con trai đang đớn đau vì bệnh tật, đầy mặc cảm với thân phận mình đã không thể tin, không dám tin vào sự đậm đà, thắm thiết của một người. Người ấy sao mà xa cách mình đến thế, mà cứ ở một thế giới nào đó khác mình đến thế? Dường như nhà thơ đang lảng tránh một chữ tình của người con gái xứ Huế. Không gian chìm vào cõi mộng ảo, tâm trạng nhà thơ nửa mê nửa tỉnh trong niềm khao khát được yêu, được sống. Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chới với trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà thiết tha như đang nhạt nhòa và mờ đi cùng sương khói. Với những hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ giàu tâm trạng, âm điệu, nhịp thơ trong sáng, thiết tha kết hợp với nhân hóa, so sánh, những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế đầy sức sống, một bức tranh toàn bích hòa quyện giữa thực và ảo, giữa tâm tưởng và ước mong. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ tình cảm mãnh liệt của mình với thiên nhiên, với con người cùng niềm ham sống, khao khát sống của mình. Sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh cái chết cận kề. Song, cái ta bắt gặp vẫn là tình yêu, niềm thiết tha gắn bó với thiên nhiên, con người và sự sống. Khổ thơ chứa đựng niềm khao khát được hoài niệm, được mơ, được trở về thăm người xưa chốn cũ của Hàn Mặc Tử đã làm cho bao trái tim yêu văn chương phải thổn thức cùng. Đây cũng là nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhạt giữa hiện thực và mộng ảo của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát lên được những cung bậc, tâm trạng của chính mình.

Mẫu 7

Hàn Mặc Tử là cái tên nổi bật thuộc trường phái thơ siêu thực với quan niệm thi ca độc đáo và ngôn ngữ lạ hóa. Ông gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả bằng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" mang phong cách và hương vị trong trẻo, thiết tha. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cùng niềm khao khát mãnh liệt của trái tim yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người tha thiết. Điều này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất qua khổ thơ kết thúc bài thơ:

"Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?"

      Nếu như khổ thơ trước, nhà thơ diễn tả những mặc cảm, xa cách bằng giọng thơ khoắc khoải, da diết thì đến đây, trái tim người đọc không khỏi xúc động bởi sự gấp gáp, khẩn khoản đầy nghẹn ngào:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra"

      "khách đường xa, khách đường xa" vang lên tiếng gọi chất chứa bao mặc cảm chia lìa. Nghệ thuật điệp liên tiếp 4/3 càng nhấn mạnh, gia tăng nỗi cách trở chia ly lên gấp nhiều lần. Xót xa biết nhường nào, người thương đã trở thành khách đường xa, xa vời, hư ảo. Trong giấc mộng của thi sĩ, bóng dáng ấy vừa chợt hiện lên đã vội vàng mờ dần, khuất xa. Khách vốn đã xa vời, hiện vào trong "mơ" lại càng hư ảo. Dường như những hình bóng ấy đẹp đến nhường nào vẫn thuộc về thế giới xa xôi ngoài kia, là điều Hàn Mặc Tử khó lòng chạm tới. Hình ảnh thơ độc đáo được đặc tả qua chi tiết "áo em trắng quá". Thi nhân choáng ngợp, nghẹn ngào và xót xa bởi lẽ dù khao khát được chạm tới nhưng bệnh tật đã ngăn cách sông với cuộc đời, lạc mất vào cõi hư không "nhìn không ra". Màu trắng ấy không rõ là màu áo của "em" hay mau của những hồi ức xưa cũ chỉ biết rằng nó là sắc trắng mới, tươi trẻ hơn, tinh khôi, tinh khiết thể hiện quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại trong thơ Hàn Mặc Tử. Câu thơ tưởng chừng vô lý nhưng rất có lý và bất ngờ: "Áo em trắng quá nhìn không ra". Màu trắng choán hết tâm tư, tình cảm của thi nhân khiến bóng hình trước mắt trở nên mờ nhòe, ảo ảnh. Bài thơ tả cảnh đến đây đã trở thành bài thơ thổ lộ tình yêu đơn phương đầy rung động:

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?"

      Nơi không gian tâm tưởng, tác giả như đang chìm đắm trong đau thương, tuyệt vọng đến cùng cực để rồi bật thốt lên "Ai biết tình ai có đậm đà?". Đó là câu hỏi tu từ chất chứa hoài nghi, vô vọng về mối tình đơn phương định sẵn không có đáp án. "Sương khói mờ nhân ảnh" chính là sương khói đang che lấp trong mối tình thi nhân ấp ủ. Đâu còn cảnh thiên nhiên như họa nơi xứ Huế, chỉ còn sương khói che khuất bóng người. Câu hỏi "Ai biết tình ai có đậm đà?" vang lên đầy khắc khoải về tình cảm đơn phương tội nghiệp. Kết hợp với đại từ phiếm chỉ "ai" đa nghĩa càng khiến cho ý thơ mênh mang không xác định. Nhà thơ ước ao được trở về chốn xưa, gặp lại cố nhân. Bài thơ khép lại trong nỗi hoài nghi, tuyệt vọng nhưng vẫn cuộn trào trong đó niềm khát khao mãnh liệt của thi nhân với cuộc đời với tình người. Có thể nói, chỉ một khổ thơ ngắn nhưng Hàn Mặc Tử đã sáng tạo thành công những hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, ngôn ngữ thơ biến ảo giàu âm điệu và chất chứa tâm trạng. Nhịp thơ tha thiết, trong trẻo kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật và câu hỏi tu từ khéo léo. Qua đó giúp nhà thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên không tuân theo tính thống nhất về không gian và thời gian nhưng đặc biệt ấn tượng. Đặc biệt bộc lộ tình yêu mãnh liệt của mình với thiên nhiên, cuộc sống, bộc lộ khát khao sống mãnh liệt. Khổ thơ đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và phong cách thơ Hàn Mặc Tử. Được sáng tác cách đây gần một thập kỷ, trong hoàn cảnh nhà thơ cận kề với cái chết nhưng bài thơ với đầy suy tư, khắc khoải đến hiện tại vẫn dễ dàng làm rung động trái tim hàng triệu độc giả. Trân trọng thơ cũng như trân trong và đồng cảm với cái tôi Hàn Mặc Tử - thi nhân tài năng bạc mệnh của thế hệ những nhà thơ Mới.

Mẫu 8

Hàn Mặc Tử là thi sĩ tài ba, có sức thông minh mạnh bạo hàng đầu trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam những 5 30. Tài ba là thế nhưng mà cuộc đời Hàn Mặc Tử là 1 chuỗi những nỗi buồn, nỗi độc thân tới ám ảnh. Những hàn huyên, suy tư của ông được trình bày đầy ám ảnh trong những sáng tác thơ văn, đặc trưng phê duyệt những biểu trưng thơ “máu”, “trăng”, “vầng trăng máu”. Giữa những bài thơ có phần điên loạn, dữ dội đấy vẫn có những bài thơ thật trong trắng, tinh khôi, Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ như thế. Đặc thù, trong khổ thơ thứ 3 của bài, hình ảnh vầng trăng 1 lần nữa hiện ra nhưng mà đấy chẳng phải vầng trăng máu đầy dữ dội nữa nhưng ánh trăng thật nhẹ nhõm cũng thật buồn lúc trình bày niềm khao khát tình đời, tình người của người nhà thơ. Ví như khổ thơ đầu tác giả Hàn Mặc Tử đã kỳ công vẽ ra bức tranh tự nhiên thôn Vĩ trong trẻo, say đắm lòng người trong ánh nắng của ngày mới, khổ thơ thứ 2 là quang cảnh sông nước, mây trời tuyệt đẹp nhưng mà thấm đượm nỗi đớn đau, xót xa của con người da diết yêu đời nhưng mà sắp phải lìa xa cuộc đời đấy thì tới khổ thơ cuối của bài, tác giả đã đắm chìm trong toàn cầu hư ảo với ánh trăng mộng ảo cùng khao khát mãnh liệt đối với cuộc đời.

“Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn ko ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình người nào có đặm đà”

      Cuộc đời của người nhà thơ là 1 chuỗi những nỗi buồn ko dứt nhưng mà dù bị cuộc đời vùi dập, tuyệt tình thì tình yêu cuộc đời của người nhà thơ đấy càng trở thành mãnh liệt hơn, thiết tha hơn. Thực tại quá đớn đau, tác giả đã thoát ly ngày nay để trở về với cõi mộng để tìm chút bình an cho tâm tâm hồn. Xúc cảm bao trùm khổ thơ cuối là màu sắc hư không, kì ảo với thực giả lộn lạo. Tác giả Hàn Mặc Tử đã nhấn mạnh hiện trạng ảo tưởng bằng cách điệp 2 lần từ “mơ” “mơ khách đường xa, khách đường xa”. Tuy hoàn toàn chìm đắm trong ảo tưởng nhưng mà ẩn sâu bên trong giấc mộng đấy lại là khao khát đầy thành thực. Mơ khách đường xa là khao khát được 1 lần gặp lại sức xưa trước lúc lìa khỏi cõi đời của tác giả nhưng mà càng mong mỏi thì giấc mơ càng trở thành xa vời, khắc khoải.

“Áo em trắng quá nhìn ko ra”

      Trong ko gian hư ảo của cõi mộng, hình ảnh áo trắng của “em” như bị lẩn khuất trong cái bằng bạc của sương khói làm cho thị giác khó có thể tiếp thu, để phân biệt thực hư “áo em trắng quá nhìn ko ra”. Câu thơ trình bày sự choáng ngợp, nghẹn ngào lại có chút xót của nhà thơ vì dù nỗ lực nhưng mà không thể nhìn rõ ràng, sự còn đó của em mãi trong toàn cầu tâm khảm nhưng chẳng thể biến thành hiện thực.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

      “Ở đây” có thể là ko gian hiện thực của xứ Huế với quang cảnh sáng sớm vẫn còn thấm hơi sương cũng có thể là sương khói mờ ảo của ko gian tâm khảm, nơi tác giả đang chìm đắm với những hàn huyên, nỗi đau, sự thất vọng riêng. Sự mờ ảo của ko gian cũng khiến cho câu hỏi “Ai biết tình người nào có đặm đà” trở thành khắc khoải hơn, da diết hơn. Câu hỏi tu từ ko có lời giải chứa đựng sự bất an đầy hồ nghi về tình cảm của người con gái xứ Huế dành cho mình, đấy liệu có phải tâm thành hay chỉ là sự mộng tưởng từ bản thân của thi sĩ. Với hoàn cảnh ngày nay, liệu rằng tình cảm người xưa có thay đổi. Sự bất an thường xuyên hiện ra trong những câu thơ của Hàn Mặc Tử “Cảnh xưa còn đấy, lòng người thay đổi”. Như vậy, khổ thơ cuối của bài “Đây thôn Vĩ Dạ” đượm màu sắc đượm buồn, có chút hồ nghi, bất an lại thiết tha thật tình của 1 tâm hồn độc thân đang khao khát sống mãnh liệt.  

Các bài viết liên quan

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường-Đường sức điện

131 View

Bài 1: Điện tích Định luật Cu-lông

130 View

Bài 46 : Luyện tập : Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

130 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members