Nhớ đồng (Tố Hữu)
49 View
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 ( 9 khổ thơ đầu): khao khát, nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tự do bên ngoài - Phần 2 ( 2 khổ tiếp): Nhớ những ngày còn ở ngoài tự do - Phần 3 ( còn lại): Thực tại nơi phòng giamCâu 1 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bài thơ gợi lên từ âm thanh quen thuộc của cuộc sống- tiếng hò quê hương + Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng + Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù. + Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình - Đang say sưa hoạt động cách mạng, lại bị bắt giữ, giam cầm trên chính quê hương + Ta thêm hiểu cảm giác bức bí mà nhà thơ phải đối mặtCâu 2 (trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Tố Hữu dùng nhiều phép điệp khúc: + “Gì sâu bằng” và điệp ngữ “đâu” Hai điệp khúc đã nêu ra sự ám ảnh lớn với người đọc: nỗi nhớ thương da diết, nỗi ám ảnh trong lòng người đọc + Việc lặp tạo âm điệu nhấn mạnh cảm xúc cả bài thơ: - Nỗi cô đơn, hiu quạnh: hiu quạnh trong tiếng hò trưa vắng, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài - Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê ( từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân) - Bao trùm âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực của người tha thiết yêu cuộc đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời. → Tất cả cảm nhận sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đàyCâu 3 (trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bài thơ trước hết sâu sắc hơn cả vẫn là những câu thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào - Trong nỗi hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ, Tố Hữu trở về với những điều thân thuộc + Ruồng tre mát thơ + Ô mạ xanh mơn mởn + Nương khoai sắn ngọt bùi - Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê, Tố Hữu với những “xóm nhà tranh” những con người “lưng cong xuống luống cày/ mà bùn hi vọng nức hương ngây” → Đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể bằng đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị... - Âm điệu như tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đờiCâu 4 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng - Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tác, nhỏ bé, chán nản - Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời - Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại: + Cánh chim buồn nhớ gió mây + Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm + Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.Câu 5 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Tâm trạng của nhà thơ trong bài: - Nỗi nhớ xuyên suốt toàn bài thơ: nhớ đồng quê, thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào - Niềm khát khao tự do, chán ghét thực tại tù túng, chật hẹpCác bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24626 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View